Bất động sản - lĩnh vực có lượng doanh nghiệp đăng ký mới và quay lại hoạt động chiếm tỷ lệ cao

Nhàđầutư
Trong 7 tháng đầu năm, lĩnh vực có mức đăng ký thành lập mới tăng mạnh là kinh doanh bất động sản với 33,8%. Đồng thời, số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản quay trở lại hoạt động là 963 doanh nghiệp, tăng 23%.
ĐÌNH NGUYÊN
02, Tháng 08, 2021 | 07:25

Nhàđầutư
Trong 7 tháng đầu năm, lĩnh vực có mức đăng ký thành lập mới tăng mạnh là kinh doanh bất động sản với 33,8%. Đồng thời, số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản quay trở lại hoạt động là 963 doanh nghiệp, tăng 23%.

Thống kê của Bộ KH&ĐT trong 7 tháng đầu năm cho thấy, số doanh nghiệp thành lập mới là 75.823 doanh nghiệp, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng thấp khi so sánh với mức tăng trung bình giai đoạn 2016-2020 (8,1%).

Tỷ lệ này có phần tích cực hơn khi so sánh với tỷ lệ giảm ở cùng kỳ năm 2020 (7 tháng đầu năm 2020 giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2019). Đáng chú ý, số vốn đăng ký thành đạt 1.065.413 tỷ đồng, tăng đến 13,8% so với cùng kỳ 2020, trong khi 7 tháng đầu năm 2020 con số này giảm 6,3% so với cùng kỳ 2019.

Bên cạnh đó, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 7 tháng là 2.432.121 tỷ đồng (tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2020)… Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt 14,1 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2020.

dn-bds

7 tháng đầu năm, bất động sản là lĩnh vực có doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng mạnh với tỷ lệ 33,8%.

Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 555.538 lao động, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2020. Mức giảm này đã thấp hơn khi so sánh với mức giảm ở năm 2020 (giảm 19,5% so với cùng kỳ 2019).

Xét theo lĩnh vực hoạt động, có 12/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2020. Các lĩnh vực có mức đăng ký thành lập mới tăng mạnh là kinh doanh bất động sản (tăng 33,8%); vận tải kho bãi (tăng 15,6%); thông tin và truyền thông (tăng 12,5%).

Các ngành có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chiếm tỷ lệ lớn nhất, gồm bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 25.383 doanh nghiệp (chiếm 33,5%); Công nghiệp chế biến, chế tạo có 9.823 doanh nghiệp (chiếm 13,0%); Xây dựng có 9.496 doanh nghiệp (chiếm 12,5%).

Có 5/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu là những ngành, nghề chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Cụ thể, sản xuất phân phối, điện, nước, gas giảm 63,7%; dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 10,7%; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác giảm 10,5%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 7,9% và xây dựng giảm 3,7%.

Xét theo khu vực, 3/6 khu vực có số doanh nghiệp đăng ký thành lập giảm so với cùng ký năm 2020, gồm: Tây Nguyên (2.375 doanh nghiệp, giảm 9,6%); Đông Nam Bộ (30.318 doanh nghiệp, giảm 2%) và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (10.334 doanh nghiệp, giảm 1,9%).

Đặc biệt, đối với TP.HCM có sự sụt giảm về cả số doanh nghiệp đăng ký thành lập và số vốn đăng ký với tỷ lệ 3,8% và 4,2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, mức sụt giảm này thấp hơn mức giảm của 7 tháng đầu năm 2020 với tỷ lệ 8,1% và 6,3% so với cùng kỳ 2019. 

Mặt khác, 7 tháng đầu năm cũng ghi nhận số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động với 29.602 doanh nghiệp, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Các lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất trong tháng 7 đầu năm là bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy với 10.365 doanh nghiệp (chiếm 35%); xây dựng có 4.415 doanh nghiệp (chiếm 14,9%); công nghiệp chế biến, chế tạo có 3.656 doanh nghiệp (chiếm 12,4%).

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở 13/17 lĩnh vực, mức tăng cao nhất ghi nhận ở một số lĩnh vực như: Kinh doanh bất động sản có 963 doanh nghiệp (tăng 23%); sản xuất phân phối, điện, nước, gas có 237 doanh nghiệp (tăng 15%); hoạt động dịch vụ khác có 404 doanh nghiệp (tăng 10,1%); thông tin và truyền thông có 657 doanh nghiệp (tăng 10,1%); dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác có 1.662 doanh nghiệp (tăng 7,8%).

Ngoài ra, số doanh nghiệp quay lại hoạt động giảm ở 4/17 lĩnh vực. Cụ thể lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi và giải trí có 252 doanh nghiệp (giảm 11,6%); nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có 415 doanh nghiệp (giảm 10,8%); tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có 279 doanh nghiệp (giảm 6,4%); giáo dục và đào tạo có 658 doanh nghiệp (giảm 0,2%).

Trong khi đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động ở TP.HCM tăng với tỷ lệ 14,5%, nhưng thấp hơn mức tăng trung bình 7 tháng đầu năm giai đoạn 2016-2020 (23,8%).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25155.00 25161.00 25461.00
EUR 26745.00 26852.00 28057.00
GBP 31052.00 31239.00 32222.00
HKD 3181.00 3194.00 3300.00
CHF 27405.00 27515.00 28381.00
JPY 159.98 160.62 168.02
AUD 16385.00 16451.00 16959.00
SGD 18381.00 18455.00 19010.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18134.00 18207.00 18750.00
NZD   14961.00 15469.00
KRW   17.80 19.47
DKK   3592.00 3726.00
SEK   2290.00 2379.00
NOK   2277.00 2368.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ