2dc7bbed11cbe695bfda

a5529a4fac605b3e0271

Tháng 3/2021, khi dịch COVID-19 còn chưa bùng phát trở lại, ông Nguyễn Việt Hòa, Chủ tịch HĐQT kiêm người sáng lập hãng thời trang YODY có chuyến công tác tại TP.HCM. Ông Hòa cho biết, chuyến công tác này là để ông cùng đội ngũ lãnh đạo công ty tìm hiểu thị trường TP.HCM để dự kiến sẽ mở cửa hàng thời trang của mình ở đây. Ngoài ra, vào tháng 5, sẽ ra mắt cửa hàng đầu tiên tại TP. Cần Thơ.

5c0ccc1e66389166c829

Thế nhưng, tới tháng 4, khi cửa hàng ở Cần Thơ đã chuẩn bị xong mặt bằng, chỉ đợi ngày khai trương, cửa hàng TP.HCM cũng đang tiến hành các bước quan trọng để thiết kế mặt bằng thì bị dừng lại.

Để không bị ảnh hưởng tới phát triển của doanh nghiệp, ông Hòa quyết định thay đổi kế hoạch kinh doanh cho công ty. Cụ thể, đặt kế hoạch tồn tại trước đại dịch, bằng việc tái cấu trúc lại các cửa hàng, hướng tới chăm sóc khách hàng ở các thị trường trước đó, kèm theo các thị trường dịch chưa ảnh hưởng nhiều. Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển chuỗi nhà xưởng sản xuất đồng thời đặt ra 4 mục tiêu để tập trung phát triển cho hết năm như tối ưu lại các hoạt động nội bộ nhằm 2 mục tiêu là tăng hiệu suất nội bộ và giảm chi phí, tăng doanh thu online, nắm bắt các cơ hội offline.

Câu chuyện ứng biến thay đổi kế hoạch kinh doanh linh hoạt cũng đang được những doanh nghiệp lớn thực hiện một cách mạnh mẽ. Đơn cử như ở Tập đoàn Hưng Thịnh Corp, đầu năm 2021, doanh nghiệp này công bố sẽ tiếp tục phát triển các dự án bất động sản ở TP.HCM, TP. Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Cam Ranh, Quy Nhơn. Đặc biệt, thời điểm phát triển mạnh nhất của doanh nghiệp này sẽ là quý III và quý IV, trong đó hai dự án trọng điểm triển khai cho 2 quý này là một dự án tại TP. Quy Nhơn, Bình Định rộng gần 1.000ha và một dự án chung cư tại TP. Vũng Tàu.

Thế nhưng, khi đại dịch bùng phát mạnh ở các tỉnh phía Nam vào ngày 27/4, kế hoạch phát triển các dự án này đã được ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh Corp đưa ra, trong đó, ông Trung cho biết việc đầu tiên là phải chăm lo đời sống cho nhân viên, không giảm lương cửa toàn bộ nhân viên Tập đoàn.

Đối với với doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản. Câu chuyện “cơn bão” dịch bệnh đang làm cho nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn nghiêm trọng trong việc bán hàng. Cũng từ đây, đã có những phương án thay thế “bất đắc dĩ” mà hiệu quả được lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra.

Trao đổi với PV Nhadautu.vn, ông Trần Văn Sơn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hạt điều Gia Bảo cho biết đầu năm 2020, doanh nghiệp ông Sơn chuyển hướng từ sản xuất xuất khẩu nông sản gồm hạt điều, hạt mắc ca sang phát triển thêm mảng bất động sản công nghiệp khi được tỉnh Ninh Thuận đồng ý cấp phép phát triển một cum công nghiệp tại tỉnh này. Dự kiến vào các tháng cuối năm 2021, sẽ bắt tay phát triển mạnh dự án, nhưng khi dịch bùng phát đã làm kế hoạch ảnh hưởng, phải dời sang năm 2022.

“Phẩn ảnh hưởng nhất mà doanh nghiệp tôi gặp phải khi dịch COVID-19 bùng phát đó là phần xuất khẩu hạt điều. Hiện, nguồn hàng này đã được sản xuất, đóng gói chỉ chờ được xuất đi sang thị trường Đài Loan, nhưng hiện nay vì dịch bệnh nên việc xuất khẩu phải dừng lại. Bên cạnh đó, khi dịch bệnh bùng phát, tôi phải dừng hoạt động văn phòng đại diện công ty tại TP.HCM”, ông Sơn nói.

Để không nằm im chờ dịch qua, ông Sơn quay sang phát triển những thị trường có thể phát triển được, đơn cử như vào tháng 7 ông Sơn đã bắt tay được thêm doanh nghiệp tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, thay vì chỉ chủ yếu bán thị trường trong nước như trước đây thì ông Sơn bắt tay với doanh nghiệp Mỹ, đưa sản phẩm hạt điều của mình lên sàn thương mại điện từ như Amazon để bán và rất thành công với số lượng hàng bán từ tháng 5, 6,7/2021.

Bên cạnh đó, tại thị trường trong nước, trong khi các đối thủ đang ngủ đông và đuối vốn vì dịch bệnh thì ông Sơn yêu cầu đội ngũ nhân viên bán hàng phải chăm sóc thật tốt kênh siêu thị. Để các kênh siêu thị thấy rằng doanh nghiệp có trách nhiệm với nguồn hàng của mình. Nếu các kênh siêu thị bán không được, sẽ thu lại và đưa hàng mới vào siêu thị, chăm sóc thật tốt gian hàng của mình tại các siêu thị. Bên cạnh đó, xây dựng lại các nhà máy sản xuất tại tỉnh Bình Phước theo đúng quy ước sản xuất của các nước Châu Âu đặt ra cho những nhà máy sản xuất hạt điều, cộng thêm đầu tư hạt mắc ca, hạnh nhân để sản xuất bán.

63ce67d351fca6a2ffed

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 7 tháng qua, cả nước có gần 79,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020 và cao hơn số lượng doanh nghiệp đăng ký mới (75,8 nghìn doanh nghiệp). Trong đó, có gần 40,3 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước; 28 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 28,6%; 11,4 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 27,4%.

Nhìn vào số liệu trên, ông Võ Hồng Thắng, giảng viên kinh tế vĩ mô Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng đây là con số đáng báo động cho nền kinh tế Việt Nam. Và số lượng giải thể, dừng hoạt động này đa phần đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính vì vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn vượt qua “cơn bão” COVID lần này cần xây dựng cho mình những chiến lược phát triển cụ thể.

Cụ thể, ông Thắng cho rằng các doanh nghiệp cần nhanh chóng có giải pháp ứng phó, chuyển đổi mô hình kinh doanh kịp thời. Doanh nghiệp phải nhanh chóng xác định được thị trường nào có thể phát triển trong mùa dịch, từ đó bắt tay nhanh chóng xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường đó, có thể chọn nhóm khách hàng nhỏ lẻ, hoặc hướng tới nhóm khách hàng lớn và bền vững, miễn phù hợp với việc phát triển của doanh nghiệp để tồn tại.

Việc tay đổi mà ông Thắng đưa ra đã giúp nhiều doanh nghiệp thành công “vượt bão dịch”, đơn cử như Loship, một công ty khởi nghiệp thương mại điện tử giao hàng trong một giờ, vốn có thế mạnh về giao hàng thực phẩm nhưng khi đại dịch xảy ra, Loship nhanh chóng tập trung nguồn lực vào các dịch vụ thiết yếu khác như giao hàng tạp hóa, bưu kiện và dược phẩm, đáp ứng nhu cầu lớn của khách hàng. Đợt cao điểm của dịch bệnh, đơn đặt hàng tạp hóa trực tuyến trên Loship tăng gấp 5 lần, trong khi đơn đặt hàng dược phẩm cũng tăng vọt.

Giống như Loship, EI Industrial - một doanh nghiệp Startup với nền tảng thương mại điện tử B2B đầu tiên tại Việt Nam cũng linh động thay đổi kế hoạch kinh doanh phù hợp với bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp và mang lại hiệu quả nhất định.

Ông Hồ Phi Ân - founder kiêm CEO 9X của EI Industrial chia sẻ, dịch COVID-19 đem đến rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng trong khó khăn lại xuất hiện những cơ hội. Cụ thể, ông Hồ Phi Ân cho rằng, dịch COVID-19 bùng phát, gây khá nhiều khó khăn và xé tan mọi kế hoạch. Nhưng “cái khó lại ló cái khôn", đứng trước thách thức đó, EI Industrial đã linh động lựa chọn thêm nguồn hàng vật tư y tế thay vì trước đây tập trung vào các sản phẩm công nghiệp dành cho khách hàng công nghiệp sản xuất và xây dựng. Theo đó, EI Industrial chủ động tìm được những nhà cung cấp bình ổn, hỗ trợ tối đa khách hàng, hạn chế những cuộc tăng giá phi mã từ vật tư y tế mùa dịch.

Ngoài ra, để ứng phó tốt với đại dịch COVID-19, bà Phạm Thị Bích Huệ, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhấn mạnh, người đứng đầu phải vững tay chèo thì mới tạo được chỗ dựa cho đội ngũ nhân viên. Theo đó, cần nhấn mạnh vào ba vấn đề, đó là nhân sự phù hợp, chiến lược khác biệt, quản trị đặc thù để ứng phó với khủng hoảng ngay tại thời điểm xảy ra.

GIA HUY