Cuộc ‘tháo chạy’ của hơn 79.650 doanh nghiệp trước tác động từ dịch bệnh

Nhàđầutư
7 tháng đầu năm, cả nước chứng kiến cuộc “tháo chạy” khỏi thị trường của 79.673 doanh nghiệp, tăng 25,5% so với cùng kỳ. Riêng tại TP.HCM, con số lên đến 23.199 doanh nghiệp, chiếm 29,1% số doanh nghiệp rút lui của cả nước, tăng 14,8%.
ĐÌNH NGUYÊN
31, Tháng 07, 2021 | 11:20

Nhàđầutư
7 tháng đầu năm, cả nước chứng kiến cuộc “tháo chạy” khỏi thị trường của 79.673 doanh nghiệp, tăng 25,5% so với cùng kỳ. Riêng tại TP.HCM, con số lên đến 23.199 doanh nghiệp, chiếm 29,1% số doanh nghiệp rút lui của cả nước, tăng 14,8%.

Kể từ ngày 27/4, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 đến nay đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương, đặc biệt là đàu tàu kinh tế TP.HCM. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội thì việc số lượng lớn các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, rút lui khỏi thị trường là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, có thể thấy, xu hướng thanh lọc tiếp tục diễn ra ở các ngành nghề, thông qua việc lĩnh vực có số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh lớn nhất cũng là những ngành nghề có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cao nhất. Đây cũng là thời điểm để các doanh nghiệp tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn.

Thống kê của Bộ KH&ĐT cho thấy, dưới tác động của dịch bệnh, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 7 tháng đầu năm tiếp tục có sự gia tăng đáng kể khi ghi nhận 79.673 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có 40.251 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm đến 50,5% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 7 tháng đầu năm.

dich-benh

Dịch COVID-19 bùng phát khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường. Ảnh: Nguyễn Vũ Phước

Tại TP.HCM, có đến 23.199 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (chiếm 29,1% số doanh nghiệp rút lui của cả nước), tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2020. Sự gia tăng về doanh nghiệp rút lui chủ yếu đến từ sự gia tăng số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (12.071 doanh nghiệp, tăng 25,7%).

Mặt khác số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 40.251 doanh nghiệp, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức tăng trung bình giai đoạn 2016-2020 (tăng 27%).

Các doanh nghiệp tạm ngừng chủ yếu thuộc các lĩnh vực bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (15.180 doanh nghiệp, chiếm 37,7%); Xây dựng (5.491 doanh nghiệp, chiếm 13,6%) và Công nghiệp chế biến, chế tạo (4.717 doanh nghiệp, chiếm 11,7%).

Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 - 10 tỷ đồng với 36.436 doanh nghiệp (chiếm 90,5%, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2020). Ở quy mô từ 10 - 20 tỷ đồng có 2.095 doanh nghiệp (chiếm 5,2%, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm 2020); từ 20 - 50 tỷ đồng có 1.132 doanh nghiệp (chiếm 2,8%, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2020); từ 50 - 100 tỷ đồng có 362 doanh nghiệp (chiếm 0,9%, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2020) và quy mô trên 100 tỷ đồng có 226 doanh nghiệp (chiếm 0,6%, tăng 29,9% so với cùng kỳ năm 2020).

Phần lớn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 7 tháng đầu năm có thời gian hoạt động ngắn, chủ yếu là các doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 0-5 năm với 21.129 doanh nghiệp (chiếm 52,5%); 10.469 doanh nghiệp hoạt động từ 5-10 năm (chiếm 26,0%) và 8.653 doanh nghiệp hoạt động trên 10 năm (chiếm 21,5%).

Đáng chú ý, tính riêng ở TP.HCM, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 7 tháng đầu năm 2021 đã lên đến 12.071 (chiếm 30% số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh của cả nước), tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Đây là con số kỷ lục về doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh trong 7 tháng đầu năm tại TP.HCM giai đoạn 2016-2021.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, thời gian qua, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hơn 70% doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, giảm từ 50-90% doanh thu so với thời điểm trước dịch bệnh. Ngoài ra, do chưa thể đáp ứng thực hiện “3 tại chỗ” theo yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh của chính quyền thành phố nên nhiều doanh nghiệp đã phải tạm ngừng hoạt động.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ