Doanh nghiệp du lịch Khánh Hòa đề xuất ‘gỡ khó’ vì COVID-19

Nhàđầutư
Doanh nghiệp du lịch Khánh Hòa kiến nghị nhiều giải pháp gỡ khó trong hoàn cảnh COVID-19 kéo dài cũng như các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp để tái khởi động kinh doanh sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
VIỆT TÙNG
29, Tháng 07, 2021 | 17:52

Nhàđầutư
Doanh nghiệp du lịch Khánh Hòa kiến nghị nhiều giải pháp gỡ khó trong hoàn cảnh COVID-19 kéo dài cũng như các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp để tái khởi động kinh doanh sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Những ngày cuối tháng 7/2021, TP. Nha Trang tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng, chống COVID-19 trong bối cảnh xuất hiện nhiều ca nhiễm trong cộng đồng. Các khách sạn, nhà hàng trên đường Trần Phú và “phố Tây” như Hùng Vương, Nguyễn Thiện Thuật, Biệt Thự… tiếp tục đóng cửa im lìm, vắng vẻ. Tình trạng trả mặt bằng kinh doanh trên “phố Tây” khá nhiều nhưng gần như không có nhu cầu thuê lại.

z2609433237137_9401f3b6617857f09322e83bace6f57b-1552

Khách sạn ở TP Nha Trang, Khánh Hòa đóng cửa kéo dài do ảnh hưởng bởi COVID-19. Ảnh: Việt Tùng

Ông Lê Văn Sơn, Tổng Quản lý khách sạn Liberty Central Nha Trang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang – Khánh Hòa cho biết, 6 tháng đầu năm 2021 ngành du lịch Khánh Hòa gặp nhiều khó khăn hơn năm trước do dịch bệnh kéo dài, doanh nghiệp tiếp tục lao đao. Trong khi gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng gần như không có doanh nghiệp du lịch nào tiếp cận được, đẩy các doanh nghiệp vào hoàn cảnh “cực kỳ khó khăn”.

Thông qua Hiệp hội du lịch Nha Trang – Khánh Hòa nhiều doanh nghiệp đã kiến nghị Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa một số giải pháp hỗ trợ như: Giảm giá điện nước đến hết năm 2021; chậm nộp các loại thuế; giãn các khoản nợ ngân hàng hỗ trợ vay trả lương; giảm, miễn phí vé vào cổng các khu di tích, văn hóa; giảm, miễn các loại thuế, phí sân bay.

Trong khi đó, ông Lê Xuân Thơm, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hải Đăng (Khánh Hòa) cho rằng, đại dịch COVID-19 khiến ngành du lịch Khánh Hòa gần như tê liệt. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lưu trú, vận tải cũng như các nhà hàng, quán bar… đã rơi vào tình trạng đóng cửa lâu dài, thậm chí có thể rơi vào phá sản.

“Tôi cho rằng nhà nước cần giãn nợ ngân hàng cho các doanh nghiệp du lịch, tạm thời không thu thuế trong thời gian nhất định nào đó. Đồng thời, nhà nước cần có chính sách ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp khi dịch chấm dứt để doanh nghiệp có điều kiện tái khởi động lại kinh doanh”, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hải Đăng kiến nghị.

Trong khi đó, trong công văn kiến nghị các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa, Công ty Cổ phần Tân Việt cho biết: kể từ khi COVID-19 xảy ra đến nay, lượng khách lưu trú tại khách sạn bị sụt giảm nghiêm trọng, vì thế dịch vụ tại bãi biển hầu như không hoạt động do không có khách và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Do đó, doanh nghiệp đề nghị được tiếp tục miễn chi phí thuê dịch vụ đặt dù, ghế trên bãi biển đến hết năm 2021. Ngoài ra, doanh nghiệp này cho biết hiện nay đang chịu nhiều thua lỗ do phải trang trải các khoản phí vận hành, bảo trì tài sản trong thời điểm COVID-19.

z2477446223039_7669705cc10aa205fb0f01150124489c

Doanh nghiệp du lịch Khánh Hòa kiến nghị nhiều giải pháp gỡ khó trong hoàn cảnh COVID-19 kéo dài. Ảnh: Việt Tùng

Trao đổi với phóng viên Nhadautu.vn, bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa cho biết, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch, vừa qua Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa để hỗ trợ giảm tiền điện cho các cơ sở lưu trú, khách sạn trên địa bàn. Đồng thời, Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa đã tổng hợp các kiến nghị gửi đến các sở, ngành liên quan để phối hợp giải quyết.

Mới đây vào ngày 2/7/2021, Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa có công văn đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa xem xét chính sách giá thuê đất giai đoạn 2021-2025 và tạm dừng triển khai áp dụng chính sách này trong thời điểm hiện nay. Đồng thời Sở Du lịch đề nghị xem xét cho phép các chủ đầu tư dự án, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp được phép nộp tiền thuê đất một lần trong suốt thời gian thực hiện dự án, thay vì nộp tiền hàng năm. Liên quan đến nội dung này, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn giao Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa nghiên cứu, báo cáo tham mưu trước ngày 31/7/2021.

Nói về kế hoạch phục hồi du lịch sau khi dịch bệnh được kiểm soát, bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa cho biết, Khánh Hòa sẽ tập trung ưu tiên kích cầu để thu hút các nguồn khách là người dân địa phương, người dân đang sinh sống, làm việc tại tỉnh Khánh Hòa.

Đồng thời, tận dụng cơ hội thu hút nguồn khách từ các tỉnh lân cận như: Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Ninh Thuận. Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa nhận thấy, trong quý 4 hàng năm thường là thời gian nhiều tập đoàn, doanh nghiệp tổ chức các chương trình MICE. Đó là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các doanh nghiệp cho nhân viên, đối tác...

“Đây là nguồn khách nhiều tiềm năng và với thương hiệu, hình ảnh du lịch Nha Trang – Khánh Hòa cùng cơ sở vật chất mà ngành du lịch Khánh Hòa hiện sở hữu, hoàn toàn có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các tỉnh, thành phố khác để thu hút được nguồn khách này”, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa - bà Nguyễn Thị Lệ Thanh cho biết thêm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ