Ban hành công văn “lạ”, UBND tỉnh Khánh Hòa đang đi ngược lại với tinh thần Chính phủ kiến tạo?
Vấn đề tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch đang được Thủ tướng và Chính phủ quan tâm đặc biệt. Thế nhưng trong khi nhiều doanh nghiệp (DN) sẵn sàng rót vốn khai thông dự án, chính quyền tỉnh Khánh Hòa lại siết chặt, thậm chí "muốn" thu hồi dự án khiến nhiều DN thấy khó hiểu và bức xúc.

Đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền tỉnh Khánh Hòa
Việc tỉnh Khánh Hòa ban hành văn bản số 12143/UBND-KGVX gây bức xúc đã khiến cho nhiều doanh nghiệp đặt câu hỏi liệu lãnh đạo của tỉnh này có đang đi ngược lại với tinh thần Chính phủ kiến tạo?
Văn bản của tỉnh Khánh Hoà là trái pháp luật
Đây là quan điểm của ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về nội dung trong văn bản siết việc chuyển nhượng dự án bất động sản (BĐS) du lịch do tỉnh Khánh Hoà ban hành.
Cụ thể, tại công văn số 12143/UBND-KGVX do Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Vinh ký ngày 27/11/2018 gửi một số sở, ngành liên quan của tỉnh Khánh Hòa về việc tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư ngoài ngân sách lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo tỉnh này yêu cầu các dự án không được chuyển nhượng và thay đổi cổ đông được phản ánh là có nội dung trái luật.
Xung quanh câu chuyện này, trả lời báo chí, GS Đặng Hùng Võ cho rằng: “Văn bản đưa ra của tỉnh Khánh Hoà là văn bản trái pháp luật bởi các Bộ, ngành tương cũng không hề có văn bản nào như vậy. Du lịch nghỉ dưỡng thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư thứ cấp, họ được cấp sổ thì họ có quyền chuyển nhượng cớ gì lại cấm. Ví dụ, một căn hộ condotel đã thuộc về người khác thì họ có quyền chuyển nhượng. Đó là chưa kể, tỉnh Khánh Hoà đang có nhiều lợi thế phát triển bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Một văn bản ban hành không sát với thực tế chắc chắn sẽ giảm khả năng thu hút đầu tư của Khánh Hòa. Văn bản đi ngược với chủ trương phát triển du lịch là không được. Mặc dù có đính chính nhưng đính chính này không làm thay đổi nội dung của văn bản trước đó”.

Ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Ông Võ vẫn khẳng định, quan trọng nhất vẫn văn bản này là trái pháp luật và thẩm quyền của UBND cấp tỉnh là không có quyền quy định các vấn đề đó. Theo đó, để giải quyết khúc mắc này cần phải có một quy trình là ai đó phải đưa ra ý kiến rồi gửi cho Bộ Tư pháp. Sau đó Bộ Tư pháp lấy ý kiến và gửi lên cấp cao hơn.
“Người có thẩm quyền quyết định loại bỏ văn bản đó phải là Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Trong bối cảnh nhà đầu tư ngoại đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều, xu hướng chuyển nhượng toàn bô, từng phần dự án bất đông sản là tất yếu, chính nhà nước cũng đã cho phép việc này thì nhà đầu tư đều có quyền, tỉnh không thể đi ngược lại. Phải nghiên cứu cụ thể văn bản của Khánh Hoà, nó dùng để xử lý các dự án chậm triển khai thì phải dùng Luật đầu tư, Luật đất đai. Và đương nhiên phải xử lý xong các dự án đó thì mới tính đến chuyện cho phép làm gì, cấm làm gì” ông Võ cho hay.
Doanh nghiệp thiệt hại nặng nề?
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì văn bản của chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa ký ban hành đã gây nên những hậu quả nhãn tiền. Thời hạn điều chỉnh đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp chỉ có 3 ngày. Theo chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh thì sở Kế hoạch & Đầu tư phải lấy ý kiến các sở ngành rồi báo cáo xin phép UBND tỉnh. Thực tế tạo nên rào cản đối với việc thực thi Luật doanh nghiệp.
Theo quy định, bên mua cổ phần phải thanh toán xong, nộp thuế xong thì mới nộp hồ sơ lên sở KH&ĐT. Việc chờ tỉnh cho phép sẽ tạo nên rủi ro cho nhà đầu tư mua cổ phần. Thực tế công văn của tỉnh chặn đứng giao dịch mua bán cổ phần, kêu gọi vốn góp vào các cty đang có dự án.
Đối với dự án Nha trang Sao, sở KH&ĐT đã có văn bản gửi HĐND tỉnh, phân biệt rõ ràng giữa sang nhượng dự án và quyền sang nhượng cổ phần. Lập luận rằng kiểm soát mua bán cổ phần để chống lại việc sang nhượng dự án là sai.
Nếu nói rằng tỉnh chỉ khoanh vùng “các dự án có sai phạm” cũng không ổn vì để xác định dự án có sai phạm thì sở KH&ĐT phải thanh tra, chưa nói đến việc Luật đầu tư đã có cơ chế xử phạt hoặc thu hồi, thanh lý dự án sai phạm.
Văn bản của tỉnh chỉ có tác dụng đối với doanh nghiệp trong tỉnh. Doanh nghiệp ngoài tỉnh không làm thủ tục điều chỉnh đăng ký kinh doanh ở sở KH&ĐT Khánh Hoà, tức là các doanh nghiệp đầu tư lâu dài, có trụ sở tại Khánh Hòa bị thiệt hại. Doanh nghiệp có thể có nhiều dự án khác nhau, nếu chỉ một dự án nào đó có sai phạm thời hạn đầu tư thì mọi hoạt động khác theo Luật doanh nghiệp bị đóng băng.
Văn bản của tỉnh không có tác dụng đối với các công ty cổ phần có hơn 3 năm tuổi vì theo Luật doanh nghiệp, các công ty đó tự quản lý danh sách cổ đông. Hậu quả là các doanh nghiệp này phải chuyển trụ sở đăng ký kinh doanh khỏi tỉnh để thực hiện các hoạt động thu hút vốn, tăng vốn, thay đổi nguoi đại diện mà theo Luật doanh nghiệp là quyền đương nhiên của họ, họ chỉ “đăng ký kinh doanh” chứ không phải “xin phép”.
Hậu quả của việc này là doanh nghiệp tốn thêm chi phí, còn ngân sách địa phương thất thu và tỉnh có một môi trường đầu tư kinh doanh lạc điệu.
Một vấn đề nữa đang được đặt câu hỏi là tại sao tỉnh Khánh Hòa lại phải kiểm soát các dự án đầu tư du lịch có vốn ngoài ngân sách? Luật đầu tư đã có quy định về ký quỹ thực hiện dự án đầu tư, mức phạt khi dự án bị trễ và quy trình thu hồi giấy chứng nhận đầu tư khi dự án có sai phạm nặng.
Thủ tướng đã phát đi thông điệp quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo. Theo đó, nhiệm vụ xây dựng thể chế, đổi mới tư duy về quản trị, cải cách bộ máy lên đầu tiên và chuyển từ quản lý sang phục vụ người dân, doanh nghiệp và cán bộ phải gương mẫu trong lời nói và hành động, nói đi đôi với làm. Việc, xây dựng Chính phủ kiến tạo đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, phải được sự đồng tình ủng hộ của toàn thể hệ thống chính trị và toàn dân tộc Việt Nam, đặc biệt cần quyết tâm chính trị cao và lãnh đạo quyết liệt của Đảng. Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động và phục vụ đã và đang thu hút sự quan tâm, đồng tình ủng hộ của nhân dân cả nước.
Tuy nhiên qua sự việc ở tỉnh Khánh Hòa mà cụ thể là việc ban hành văn bản mới đây bị cộng đồng doanh nghiệp phản ứng rõ ràng đã khiến cho nhiều doanh nghiệp khốn đốn và đi ngược lại với tinh thần, thông điệp kiến tạo theo như tinh thần mà Thủ tướng phủ đã truyền cảm hứng cho doanh nghiệp.
(Theo Pháp luật Việt Nam)
- Cùng chuyên mục
Chỉ hơn 1% hộ kinh doanh mới phải áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Trong tổng số hơn 3,6 triệu hộ kinh doanh hiện nay mới có 37.576 hộ kinh doanh thuộc diện bắt buộc triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền…
Pháp luật - 22/06/2025 06:45
Chuyển hồ sơ điều tra sai phạm đất đai tại Công ty Lương thực Đà Nẵng
Liên quan đến các sai phạm về đất đai của CTCP Lương thực Đà Nẵng được chuyển đến cơ quan cảnh sát điều tra thụ lý.
Pháp luật - 21/06/2025 17:34
Triệt phá băng nhóm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của nhiều người già
Từ đầu năm 2023 đến nay, các đối tượng đã chiếm đoạt tài sản của hàng trăm nghìn người với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng, trong đó chủ yếu là người già, thu nhập thấp, phải phụ thuộc vào lương hưu, tiền tiết kiệm, nguồn trợ cấp của gia đình, cần hỗ trợ, chăm sóc sức khoẻ nhưng thiếu thông tin thị trường, sản phẩm, kiến thức công nghệ.
Pháp luật - 21/06/2025 08:14
Vấn nạn hàng giả: Đối mặt với sự thật để tạo dựng lại niềm tin
Dù có những lo ngại rằng truyền thông mạnh mẽ có thể gây hiểu nhầm thị trường tràn lan hàng giả, song quan điểm của Bộ Công Thương là phải đối mặt với sự thật để tạo dựng lại niềm tin.
Pháp luật - 20/06/2025 06:45
Bắt 10 đối tượng sản xuất và buôn bán sữa giả thương hiệu HIUP 27
Bộ Công an đã bắt 10 đối tượng tham gia sản xuất và buôn bán "Sản phẩm dinh dưỡng HIUP 27". Sản phẩm này được cơ quan chức năng xác định là hàng giả.
Pháp luật - 19/06/2025 19:59
Đề nghị giảm sâu án phạt cho cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết
Bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC có nhiều tình tiết để làm căn cứ xét kháng cáo. Trong đó, bị cáo và 2 em gái là Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga đã nộp đủ tổng cộng 2.467 tỷ đồng và nộp thừa hơn 46 tỷ đồng.
Pháp luật - 19/06/2025 12:40
Bộ Tài chính sẽ tăng cường sử dụng AI rà soát gian lận thuế
Bộ trưởng Tài chính cho biết, thu thuế trên thương mại điện tử trong 5 tháng vừa qua tăng trưởng 55%, đạt hơn 75.000 tỷ đồng. Trong thời gian tới, cơ quan này sẽ tăng cường sử dụng AI rà soát gian lận thuế và các tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh từ nền tảng số.
Pháp luật - 19/06/2025 10:35
Công ty đá quý và vàng Hà Nội bị phạt gần 800 triệu đồng
CTCP đá quý và vàng Hà Nội vừa bị Nghệ An xử phạt gần 800 triệu đồng do có nhiều hành vi vi phạm liên quan đến môi trường và quản lý khai thác tại mỏ Ruby - Sapphire ở xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu.
Pháp luật - 19/06/2025 08:58
'Không có chuyện hộ kinh doanh ở Hà Nội đóng cửa vì quy định hóa đơn thuế'
Chỉ có 1,6% hộ kinh doanh trên số hộ quản lý trên địa bàn TP. Hà Nội thuộc đối tượng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, trong số hộ đóng cửa chỉ có khoảng 8,8% thuộc đối tượng phải áp dụng quy định này.
Pháp luật - 18/06/2025 08:24
Hàng giả 'lưu hành hợp pháp' do đâu?
Các đại biểu quốc hội nêu vấn đề, vì sao với hệ thống quản lý chặt chẽ, hàng giả hàng nhái vẫn lưu hành hợp pháp, thậm chí lọt vào bệnh viện, trường học?
Pháp luật - 17/06/2025 16:16
Ông Trịnh Văn Quyết 'nguy cơ tử vong rất cao' xin xét xử vắng mặt
Lần thứ ba phiên tòa phúc thẩm được mở nhưng ông Trịnh Văn Quyết cả ba lần không thể ra tòa, xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe.
Pháp luật - 17/06/2025 13:52
Chế độ, chính sách cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi khi tinh giản biên chế
Nghị định 154 vừa được Chính phủ ban hành quy định các chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi, dựa trên thời gian công tác và điều kiện làm việc.
Pháp luật - 17/06/2025 06:45
Cựu Bí thư Vĩnh Phúc và Hậu 'Pháo' khắc phục bao nhiêu tiền trước ngày xét xử?
Trước ngày vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị liên quan được đưa ra xét xử, bị cáo Nguyễn Văn Hậu và Hoàng Thị Thúy Lan đã chi hơn 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Pháp luật - 15/06/2025 08:38
Quốc hội thông qua Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Với 440/451 đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành, đạt 97,56%, Quốc hội chính thức thông qua Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Pháp luật - 14/06/2025 12:54
Phá đường dây chiếm đoạt hơn 21.000 tài khoản thẻ tín dụng ngân hàng
Từ tháng 11/2024 đến khi bị phát hiện, các đối tượng đã thu thập, tàng trữ, trao đổi, sử dụng trái phép thông tin hơn 21.000 tài khoản để thanh toán hàng nghìn đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Amazon, qua đó chiếm đoạt tài sản và thu lợi bất chính hàng tỷ đồng…
Pháp luật - 13/06/2025 09:12
Công ty C.P. Việt Nam bị phạt 105 triệu đồng
3 cửa hàng của C.P. Việt Nam tại Sóc Trăng bị phạt vì kinh doanh thực phẩm trong khi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực.
Pháp luật - 12/06/2025 06:45
- Đọc nhiều
-
1
Kịch bản Mỹ áp thuế 46% đối với Việt Nam sẽ 'không xảy ra'
-
2
Vốn FDI toàn cầu giảm mạnh - mức thấp nhất sau gần 3 thập kỷ
-
3
Giá nhà đất vẫn tăng sau nhiều chỉ đạo, Chính phủ nói gì?
-
4
Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'
-
5
Quốc hội dời lịch thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago