Bà Rịa - Vũng Tàu muốn làm đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn qua địa bàn trị giá hơn 6.600 tỷ đồng

Nhàđầutư
Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài hơn 18,3 km, với tổng vốn đầu tư khoảng 6.625 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án (giai đoạn 1) dự kiến kéo dài 5 năm từ 2022-2026 theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng BOT).
LÝ TUẤN
26, Tháng 09, 2021 | 11:22

Nhàđầutư
Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài hơn 18,3 km, với tổng vốn đầu tư khoảng 6.625 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án (giai đoạn 1) dự kiến kéo dài 5 năm từ 2022-2026 theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng BOT).

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, đơn vị vừa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận giao cho UBND tỉnh làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh.

Theo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, dự án đi qua địa bàn tỉnh có điểm đầu tuyến giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (cách ngã tư Châu Pha - Tóc Tiên khoảng 200m). Tuyến đi lên phía Bắc giao với các đường Châu Pha - Bà Rịa, Sông Xoài - Châu Pha, Mỹ Xuân - Ngãi Giao và đường xã Cù Bị. Điểm cuối tuyến tiếp giáp với địa phận tỉnh Đồng Nai tại Kml8+300, khu vực hồ Bàu Cạn. Tổng chiều dài toàn tuyến qua địa bàn thị xã Phú Mỹ và huyện Châu Đức khoảng 18,3 km.

Cấp hạng đường theo tiêu chuẩn đường cao tốc bảo đảm vận tốc thiết kế từ 80 - 100 km/h. Quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe rộng 27m, giải phóng mặt bằng toàn bộ rộng 67m. Trên tuyến có 2 nút giao, 2 cầu vượt. Ngoài ra đoạn tuyến còn giao cắt với các đường địa phương khác và sẽ nghiên cứu làm cầu vượt trực thông, hầm chui bảo đảm giao thông 2 bên được thuận lợi.

images1680191_so_do_VD4

Sơ đồ đường Vành đai 4 TP.HCM trong đó có đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng chiều dài khoảng 18,3 km. Ảnh: UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Về thời gian thực hiện dự án (giai đoạn 1), theo thông tin từ UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, công trình dự kiến kéo dài 5 năm từ 2022-2026 theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng BOT), nhà đầu tư thu phí hoàn vốn theo hợp đồng BOT.

Về việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được tách thành một dự án độc lập thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.625 tỷ đồng (chưa gồm lãi vay dự kiến 218,41 tỷ đồng). Trong đó, ngân sách của tỉnh hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 1.596 tỷ đồng; chi phí đầu tư còn lại khoảng 5.029 tỷ đồng từ nguồn vốn ngoài ngân sách theo hợp đồng BOT và ngân sách Trung ương hỗ trợ cho công tác xây lắp.

"Trước đó, ngày 1/9/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1454/QĐ- TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định quy hoạch tuyến đường Vành đai 4 TP.HCM có quy mô 8 làn xe (mặt cắt ngang khoảng 74,5m). Căn cứ quy hoạch này, UBND tỉnh Bà Rịa  - Vũng Tàu tiếp tục điều chỉnh phương án đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn qua địa phận tỉnh để bảo đảm thống nhất và đồng bộ với quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho hay.

Liên quan đến việc triển khai dự án đường Vành đai 4, giữa tháng 9 vừa qua, Văn phòng Chính phủ cũng đã ban hành văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc giao các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án đường Vành đai 4 TP.HCM.

Từ đề nghị của Bộ GTVT, ý kiến các Bộ KH&ĐT, Tài chính, Tư pháp, Xây dựng về việc giao các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai tuyến Vành đai 4 TP.HCM, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ GTVT căn cứ nghị quyết của Quốc hội để chủ trì, phối hợp với các địa phương có liên quan, nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư phù hợp, bảo đảm khả thi, đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, vào cuối tháng 7/2021, Bộ GTVT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án thành phần của tuyến Vành đai 4 theo nguyên tắc phân chia các đoạn theo địa giới hành chính của từng địa phương.

Cụ thể, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn Phú Mỹ  - Bàu Cạn, chiều dài khoảng 18 km; UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn Bàu Cạn - cầu Thủ Biên (không bao gồm cầu Thủ Biên), chiều dài khoảng 45 km; UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn cầu Thủ Biên - Sông Sài Gòn (gồm cầu Thủ Biên và không bao gồm cầu vượt sông Sài Gòn), chiều dài khoảng 49 km.

UBND TP.HCM là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn), chiều dài khoảng 17 km; UBND tỉnh Long An là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn kênh Thầy Cai - Hiệp Phước (gồm cả đoạn qua khu vực Hiệp Phước thuộc địa phận TP.HCM), chiều dài khoảng 71 km.

Dự án đường Vành Đai 4 TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/9/2011, dự án có tổng chiều dài 197,6 km (tổng chiều dài nghiên cứu thực tế khoảng 200 km), với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 100.000 tỷ đồng. Dự án đi qua 5 tỉnh, thành là: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM và Long An.

Sau khi hình thành, tuyến đường có vai kết nối các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối khu vực đồng bằng sông Cửu Long với khu vực miền Đông Nam bộ với khu cảng Cái Mép - Thị Vải, Hiệp Phước, cảng Long An góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện phát triển dịch vụ cảng.

Hiện phía Bình Dương đã đầu tư được khoảng 21 km bằng nguồn ngân sách địa phương và đang tiếp tục nghiên cứu đầu tư mở rộng theo quy hoạch, còn Long An đang triển khai đầu tư khoảng 25 km.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ