Ba nhà đầu tư chiến lược của Thalexim
Không kèn, không trống, ba pháp nhân âm thầm chia nhau nắm giữ hơn 45% vốn của Thalexim (Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ) - nhà phân phối xăng dầu hàng đầu miền Nam và sở hữu quỹ đất đáng nể ở Bình Dương.

Trong số ba nhà đầu tư chiến lược của Thalexim, có một cái tên "sáng cửa" chi phối tổng công ty này khi Nhà nước tiếp tục thoái vốn
Ngày 28/9/2017, 11,83 triệu cổ phần, tương đương 5% vốn điều lệ của Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ (Thalexim) được đấu giá lần đầu trên sàn HoSE. Phiên IPO diễn ra thành công, với tổng khối lượng đặt mua lên tới 57,36 triệu đơn vị, gấp gần 5 lần số chào bán, cho thấy sự hấp dẫn của Thalexim.
Theo Bản công bố thông tin và Phương án cổ phần hoá phục vụ IPO, ngoài 5% cổ phần bán đấu giá ra bên ngoài, 108 triệu cổ phần, tương đương 45,55% vốn được bán cho cổ đông chiến lược, Nhà nước giữ lại 49%.
Thalexim là đầu mối nhập khẩu, phân phối xăng dầu quan trọng ở Bình Dương và hiện quản lý nhiều khu công nghiệp, dự án bất động sản với 39 khu đất có tổng diện tích hơn 301ha ở Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh và Thừa Thiên Huế. Năm 2014, Thủ tướng từng chấp thuận phương án cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước về 75%, tuy nhiên kế hoạch sau đó không thực hiện được.
Dù vậy, theo các báo cáo công bố, cho tới thời điểm IPO, Thalexim vẫn chưa có nhà đầu tư chiến lược. Với một doanh nghiệp hẫn dẫn như Thalexim, việc không tìm được đối tác chiến lược xem ra có phần thiếu hợp lý. Ở hướng tư duy "logic" hơn, chủ sở hữu đồng thời là cơ quan chủ quản (UBND tỉnh Bình Dương) có thể đã khắt khe, "đãi cát tìm vàng" để tìm ra đối tác có năng lực đồng hành lâu dài cùng Thalexim.
Tới Đại hội đồng cổ đông lần đầu diễn ra vào ngày 23/12/2017, gần ba tháng sau IPO, những nhà đầu tư chiến lược của Thalexim bắt đầu lộ diện, là Công ty TNHH Hải Linh (15%), CTCP Xăng dầu và Dịch vụ Hàng hải S.T.S (14,55%) và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Thiết bị Hướng Dương (16%).
Quá trình lựa chọn đối tác chiến lược cũng như giá bán không được công khai. Song chắc chắn không thể thấp hơn mệnh giá 10.000 đồng/CP. Tính theo mức này, ba nhà đầu tư chiến lược đã bỏ ít nhất 1.080 tỷ đồng mua cổ phần Thalexim. Chi ra số tiền nghìn tỷ, tuy nhiên danh tính của các doanh nghiệp được UBND tỉnh Bình Dương "chọn mặt gửi vàng" gần như không xuất hiện trên các kênh truyền thông.
Phân tích dưới đây của Nhadautu.vn giúp đưa đến hình dung cụ thể hơn về các đối tác chiến lược của Thalexim.
Hải Linh
Đây là cái tên nổi bật nhất. Doanh nghiệp có vốn điều lệ 1.100 tỷ đồng đóng trụ sở tại Việt Trì, Phú Thọ, do vợ chồng ông Lê Văn Tám thành lập từ năm 1999, nhanh chóng phát triển trở thành một "ông kẹ" trong lĩnh vực xăng dầu, là đầu mối cung cấp cho thị trường cả miền Bắc và miền Nam.
Một bản tin trên Báo Phú Thọ cho hay tổng doanh thu của Hải Linh 9 tháng đầu năm 2016 là 4.943 tỷ đồng, nộp ngân sách 1.839 tỷ đồng. Dự kiến cả năm 2016, tổng doanh thu là 6.800 tỷ đồng, tức là lớn hơn doanh thu hợp nhất của Thalexim tính trong năm này (6.682 tỷ đồng).
Một vài số liệu vừa nêu phần nào "phác hoạ" tầm cỡ của Hải Linh.
Sau khi được Bộ Công thương cấp phép làm đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu từ tháng 5/2015, Hải Linh liên tục xây mới các kho/ tổng kho xăng dầu. Hiện doanh nghiệp này sở hữu hệ thống tổng kho rộng khắp, ở Hải Phòng có sức chứa 76.450 m3, ở Bắc Ninh 26.000 m3, ở Phú Thọ là kho 18.000 m3.
Năm 2016, công ty của vợ chồng doanh nhân họ Lê không dấu giếm tham vọng tiến vào thị trường miền Nam khi mua lại Kho xăng dầu Cái Mép (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) với sức chứa giai đoạn 1 đạt 120.000 m3 từ CTCP Dầu khí Vũng Tàu.
Không dừng lại ở đó, để đón đầu nhu cầu thương mại đối với sản phẩm khí LNG được dự báo sẽ tăng nhanh ở Việt Nam, Hải Linh cuối năm ngoái đã xin cấp phép dự án Kho tiếp nhận LNG và tái hoá khí thiên nhiên Hải Linh Vũng Tàu. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 8.500 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn, với tầm nhìn cung cấp khí cho các khách hàng lớn như nhà máy điện, đạm trong KCN Phú Mỹ hay KCN Nhơn Trạch. Dự án hồi tháng 5/2018 đã được Thủ tướng chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch phát triển công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, dự kiến đem về doanh thu bình quân 1.600 tỷ đồng và lãi sau thuế 500 tỷ đồng/ năm.
Dịch vụ Hàng hải S.T.S
CTCP Xăng dầu và Dịch vụ Hàng hải S.T.S được thành lập năm 2004, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực vận tải hàng hải, sau này dần chuyển qua phân phối, bán lẻ xăng dầu. Giống như Hải Linh, S.T.S cũng là một trong số 26 đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công Thương cấp phép. Thị trường hoạt động chính của doanh nghiệp này ở khu vực phía Nam.
Cuối năm 2014, công ty do doanh nhân "gốc" Hà Nội Lê Trọng Hiếu làm Chủ tịch kiêm TGĐ gây xôn xao giới đầu tư khi mua lại 51% phần vốn CTCP Nhiên liệu Sài Gòn (SFC) từ Tập đoàn PNJ. Nhóm cổ đông S.T.S hiện nắm khoảng 63% SFC. Ngoài ra, S.T.S cũng đang sở hữu hơn 35% cổ phần CTCP Xăng dầu Tín Nghĩa (Tinnghia Petro).
SFC và Tinnghia Petro có tổng doanh thu hàng năm trên dưới 5.000 tỷ đồng, sẽ giúp S.T.S củng cố thị phần, đặc biệt ở khu vực TP. Hồ Chí Minh.
Ở một diễn biến đáng chú ý, S.T.S cách đây hai tuần vừa điều chỉnh vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng về 200 tỷ đồng. Cùng trong khoảng thời gian trên, S.T.S đã mang toàn bộ 34,4 triệu cổ phần Thalexim thế chấp ở Vietinbank chi nhánh 11 TP. Hồ Chí Minh. Không rõ thực trạng tài chính cũng như tầm nhìn khi đầu tư vào Thalexim của S.T.S. Biết rằng một trong những điều kiện đối với cổ đông chiến lược của Thalexim là có vốn điều lệ tối thiểu 700 tỷ đồng.
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Thiết bị Hướng Dương
Khác với Hải Linh hay S.T.S, dù là cổ đông tư nhân lớn nhất của Thalexim (16%), Dịch vụ Thiết bị Hướng Hương không có nhiều dấu ấn trong lĩnh vực xăng dầu, với ngành nghề kinh doanh chính được đăng ký là mua bán xe ô tô các loại. Doanh nghiệp này được thành lập năm 2006, có trụ sở trên đường Trần Nhân Tôn, Quận 10, TP.HCM.
Trong năm 2017, từ tháng 2 tới tháng 10, Hướng Dương thực hiện hai đợt tăng vốn liên tiếp, từ 100 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng, rồi lên 700 tỷ đồng, vừa khớp với điều kiện trở thành nhà đầu tư chiến lược của Thalexim. Hai cổ đông, và cũng là chủ sở hữu của Hướng Dương là bà Hoa Thị Hồng Nhâm (70%) và ông Nguyễn Xuân Nam (30%).
Bản thân ông Nguyễn Xuân Nam từng có một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu là CTCP Xăng Dầu Hải Việt tại quận Gò Vấp, tuy nhiên chỉ hoạt động chừng một năm trước khi đóng cửa vào tháng 10/2011.
Đề cập đến Hướng Dương, cần nhắc tới dự án bất động sản quy mô hơn 62ha tại Quận 2, TP.HCM. Cụ thể, từ ngày đầu thành lập (2006), Hướng Dương đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Tổng công ty Bến Thành để đầu tư dự án Khu dịch vụ cảng và Dân cư Cát Lái quy mô 62,2ha tại phường Cát Lái, Quận 2. Tỷ lệ vốn góp tương ứng là 40:60.
Tháng 11/2014, Tổng công ty Bến Thành ký hợp đồng nhượng lại cho Hướng Dương 55% lợi ích trong dự án. Tới cuối năm 2017, Hướng Dương đã đặt cọc cho Bến Thành Group 135 tỷ đồng, và góp vốn vào dự án 586 tỷ đồng. Tuy nhiên việc chuyển nhượng tới nay vẫn chưa hoàn tất, với lý do "chưa thoả mãn các điều kiện quy định trong Hợp đồng".
Với quỹ đất thuộc dạng "số má" ở Bình Dương, Thalexim rất cần một đối tác có kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực bất động sản để tối đa hoá tiềm năng phát triển. Hướng Dương có lẽ còn phải cải thiện nhiều để đáp ứng được mong đợi này.
Theo dữ liệu của Nhadautu.vn, Hướng Dương đã mang quyền lợi trong dự án Cát Lái lẫn toàn bộ 37,86 triệu cổ phần, tương đương 16% vốn Thalexim thế chấp tại VPBank chi nhánh TP.Hồ Chí Minh. Ít ngày sau đợt tăng vốn lên 700 tỷ đồng năm ngoái, hai chủ sở hữu của Hướng Dương là bà Hoa Thị Hồng Nhâm và ông Nguyễn Xuân Nam cũng đã mang hết phần vốn góp đem thế chấp ở ngân hàng trên.
- Cùng chuyên mục
Vì sao dòng tiền dồi dào nhưng VN-Index vẫn loanh quanh 1.300 điểm?
Dù thanh khoản thị trường chứng khoán cải thiện, song các chuyên gia nhìn nhận có nhiều yếu tố khiến VN-Index chỉ loanh quanh mốc 1.300 điểm.
Tài chính - 10/06/2025 11:57
Thị trường sắp có thêm công ty chứng khoán vốn trên vạn tỷ
Chứng khoán LPBank sẽ chào bán 878 triệu cổ phiếu để nâng vốn gấp 3 lên 12.668 tỷ đồng, lọt vào số ít các đơn vị có vốn trên vạn tỷ đồng.
Tài chính - 10/06/2025 11:47
Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang phát triển ra sao?
Với sự hiện diện của nhiều thương hiệu lớn trong nước và quốc tế cũng như sự mạnh tay trong việc triệt phá các đường dây thực phẩm chức năng giả, thị trường TPCN trong nước được kỳ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Tài chính - 10/06/2025 08:29
Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?
Áp lực bán hiện hữu, các đơn vị phân tích khuyến nghị nhà đầu tư chốt lời và chờ mua ở nhịp chỉnh với nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh quý II tốt.
Tài chính - 09/06/2025 14:59
Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS
Liên đới với nhóm Bamboo Capital sẽ là đề tài nóng được quan tâm tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Chứng khoán TPS.
Tài chính - 09/06/2025 06:45
Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu
Sau giai đoạn lắng dịu, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đang nóng trở lại trong tháng 5/2025, với nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành trả nợ gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chậm trả, đặt dấu hỏi về khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ.
Tài chính - 08/06/2025 09:00
Cuộc chơi mới của HAGL
Xử lý được 2 nút thắt nợ và lỗ lũy kế, HAGL mạnh dạn đề ra chiến lược dài hơn cho 5 năm, mở thêm 2 mảng mới trồng dâu tằm và cà phê chè.
Tài chính - 07/06/2025 06:45
Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản
Việt Nam ghi nhận số lượng tài khoản chứng khoán tăng thêm nhiều trong tháng 4 và 5, thời điểm diễn ra biến cố thuế quan khiến thị trường biến động mạnh.
Tài chính - 06/06/2025 21:45
Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao
Việc chia cổ tức bằng tiền cao, kết hợp kỳ vọng vào sự hồi phục của nhóm ngành là động lực giúp nhiều mã cổ phiếu địa ốc tăng điểm tốt trong 1 tháng trở lại đây.
Tài chính - 06/06/2025 12:24
Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa
Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết nếu thực hiện được phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, HAGL sẽ được miễn, giảm khoảng 1.400 tỷ nợ và ghi nhận lợi nhuận.
Tài chính - 06/06/2025 11:17
HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV
CRV sở hữu nhiều dự án lớn bước vào giai đoạn hái quả ngọt, việc hợp nhất được giới phân tích kỳ vọng sẽ giúp HHS cải thiện tài chính, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tương lai.
Tài chính - 06/06/2025 10:40
TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế
Tiên phong theo số hóa, TPBank liên tục lọt top 10 trong các bảng xếp hạng trong nước và quốc tế về ngân hàng uy tín và tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của khách hàng.
Tài chính - 05/06/2025 14:52
Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?
Từ nhiều năm nay, công nghệ sinh trắc học của ngành tài chính ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính cá nhân. TIN MỚI
Tài chính - 05/06/2025 13:55
Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản
Lãnh đạo KIDO đánh giá chính sách có nhiều tín hiệu lạc quan gỡ khó cho bất động sản, tạo thuận lợi cho tập đoàn phát triển dự án trên quỹ đất hiện hữu.
Tài chính - 05/06/2025 13:45
Gemadept sẽ tung nghìn tỷ mua lại cổ phiếu nếu giá giảm mạnh
Khi giá cổ phiếu rớt về dưới 1,5 lần giá trị sổ sách, Gemadept sẽ thực hiện mua lại tối đa 21 triệu cổ phiếu để bảo vệ quyền lợi của công ty và cổ đông.
Tài chính - 05/06/2025 07:00
VPG làm ăn thế nào trước khi chủ tịch bị khởi tố?
Dưới thời ông Nguyễn Văn Bình, bên cạnh lĩnh vực chế biến và kinh doanh khoáng sản, VPG còn là cái tên nổi bật trong mảng bất động sản với những bước đi ấn tượng, doanh thu thuần của công ty này có năm vượt 16.000 tỷ đồng.
Tài chính - 04/06/2025 12:28
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago