Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: 'Chúng tôi luôn tìm kiếm cơ hội gia tăng sở hữu tại HDBank'

Nhàđầutư
ĐHĐCĐ HDBank đã thông qua nhiều kế hoạch kinh doanh quan trọng trong năm nay.
HỮU BẬT
23, Tháng 04, 2021 | 12:53

Nhàđầutư
ĐHĐCĐ HDBank đã thông qua nhiều kế hoạch kinh doanh quan trọng trong năm nay.

nhadautu - DHDCD HDBANK

Ảnh: Như Tâm

Vào sáng ngày 23/4/2021, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank – HOSE: HDB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2021.

Tại đại hội, HĐQT HDBank đã trình kế hoạch năm 2021 với một số chỉ tiêu như tổng tài sản dự kiến tăng 25% lên mức 399.320 tỷ đồng; tổng huy động vốn tăng 25% lên 359.851 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu dự kiến dưới 2%;....

Ngân hàng cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.000 tỷ lên 20.110 tỷ đồng trong năm nay. Theo đó, HDBank dự kiến phát hành hơn 400 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương đương tỷ lệ 25%. Nguồn thực hiện được lấy từ khoản lợi nhuận chưa phân phối tích lũy trong năm 2020.

Với số vốn điều lệ được bổ sung, HDBank sẽ dùng để cho vay trung dài hạn, dự kiến số tiền 2.000 tỷ đồng và phần còn lại bổ sung nguồn vốn lưu động trong hoạt động của ngân hàng.

Ngoài ra, HDBank cũng trình cổ đông kế hoạch bán cổ phiếu quỹ cho người lao động. Thời gian thực hiện kéo dài trong vòng 3 năm từ 2021 đến hết 2023 và được bán thành nhiều đợt. Ngân hàng dự kiến bán hết toàn bộ gần 15,1 triệu cổ phiếu quỹ đang nắm giữ. Giá bán  sẽ do HĐQT ngân hàng quyết định theo từng thời kỳ. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm.

Đáng chú ý, ĐHĐCĐ HDBank đã thông qua chấm dứt việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank). Ngân hàng cho biết, mặc dù hồ sơ xin chấp thuận nguyên tắc đã được NHNN thông qua vào tháng 10/2018 nhưng cho đến nay giao dịch sáp nhập giữa hai ngân hàng vẫn chưa được chính thức chấp thuận.

HĐQT HDBank cũng cho rằng, việc sáp nhập không còn phù hợp với chiến lược và kế hoạch kinh doanh của 2 ngân hàng. Trước đó, vào ngày 22/2/2021, PGBank đã có đề nghị chấm dứt việc sáp nhập này theo Công văn số 03/2021/CV-PGB.

Thảo luận:

Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP.HCM: Với lợi nhuận còn lại sau khi trích lập quỹ và giữ lại, đề nghị chia hết số cổ tức này bằng tiền mặt cho các cổ đông

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Phó Chủ tịch HĐQT HDBank: Với kiến nghị chia hết cổ tức bằng tiền, HĐQT cho rằng nên tập trung các nguồn lực để phát triển vốn chủ sở hữu ngân hàng được tốt nhất và thực hiện theo chủ trương Ngân hàng Nhà nước là hạn chế chia cổ tức bằng tiền mặt.

Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, có thể hiện thực hóa thành tiền thông qua thị trường chứng khoán. Với số lợi nhuận chưa phân phối, các cổ đông nhất trí duy trì khoản này để tăng cường nguồn lực của HDBank.

Về các ý kiến đóng góp sửa đổi điều lệ, HĐQT xin tiếp thu và đưa vào việc sửa đổi Điều lệ trong thời gian tới.

Năm 2020 HDBank trình phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế, thực hiện ra sao?

Đoàn chủ tọa: Trong năm 2020, HDB đã phát hành 160 triệu USD cho 2 đối tác chiến lược là 2 quỹ của Đức và Mỹ, đã hoàn tất thủ tục phát hành và đăng ký.

Sau khi dừng M&A với PGBank, HDBank có kế hoạch M&A ngân hàng nào khác không?

Đoàn chủ tọa: Năm 2018, thực hiện chiến lược M&A, PGBank và HDBank đã có thỏa thuận hợp tác sáp nhập, cùng với đó là các hợp tác chiến lược với Petrolimex. Nhưng, với chủ trương của Petrolimex là thoái vốn khỏi PGB, đồng thời có những thay đổi về cơ cấu cổ đông PGB, nên chiến lược giữa 2 bên không còn phù hợp. Do đó, HĐQT 2 bên thống nhất tạm dừng lại phương án này.

Trong tương lai, HĐQT cho rằng, nếu có cơ hội tốt, HDBank sẽ quan tâm vấn đề M&A. Ở thời diểm hiện tại, ngân hàng chưa có kế hoạch cụ thể.

Với 30 năm kinh nghiệm trong ngành quản lý ngân hàng, và với tư cách cổ đông lớn, bà Nguyễn Thị Phương Thảo có kế hoạch phát triển gì với HDB?

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Với vai trò đại diện một cổ đông lớn của HDBank, tôi cho rằng làm ngân hàng là một nghề, bản thân tôi đã được đào tạo bài bản trong mảng này. Quý cổ đông cũng biết tôi đã tham gia và thành lập các ngân hàng TMCP đầu tiên trong 30 năm vừa qua. HDBank với tôi là một cơ duyên, là điều kiện để tôi được làm việc với HĐQT, Ban điều hành tại HDBank.

Trong 10 năm qua, HDBank đã có những thay đổi tích cực khi các chỉ số cơ bản tăng đến 10 lần. HDBank đã thực hiện tốt nhiều chiến lược và giờ là lúc HDBank chuẩn bị cho 5 năm tiếp theo.

Tại ngày hôm nay, tỷ lệ sở hữu của chúng tôi (tại HDBank) đạt mức giới hạn quy định của ngành ngân hàng. Chúng tôi luôn tìm kiếm khả năng và cơ hội để gia tăng và sở hữu tỷ lệ tại HDBank. Với vai trò cổ đông lớn, chúng tôi luôn tìm cách đưa đến HDBank các đối tác, khách hàng chiến lược. Cùng với đó, chúng tôi cũng tăng cường tiềm lực của HDBank thông qua phát hành các giấy tờ có giá, tăng doanh số, giao dịch các khách hàng lớn trong và ngoài nước, mở rộng hệ sinh thái bán lẻ của HDBank.

Về kiểm soát tín dụng, NHNN năm 2021 áp trần tăng trưởng tín dụng 12% - 14%. Điều này ảnh hưởng gì đến kết quả kinh doanh của HDBank?

Đoàn chủ tọa: NHNN đã định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2021 là từ 12% - 14%, với HDBank, ngân hàng xây dựng kế hoạch cao hơn mức này (trên 20%). Truyền thống HDBank là tăng trưởng tín dụng đầu năm cao hơn so với toàn ngành và được NHNN cấp vùng tín dụng cao hơn. Đây là ưu thế của HDBank.

HDBank có kế hoạch gì với mảng kinh doanh Bancassurance không?

Đoàn chủ tọa: Ngoài mảng dịch vụ truyền thống, thanh toán trong nước, quốc tế, tài trợ thương mại, HDBank năm 2021 sẽ tập trung vào mảng Bancassurance. HĐQT cũng định hướng đây là lĩnh vực trụ cột trong tương lai.

HDBank mới khởi động lại chương trình Bancassurance từ cuối quý IV/2020 và có đối tác là Dai-ichi-life. HDBank đặt mục tiêu thu phí Bancassurance đạt 1.000 tỷ năm 2021. HĐQT HDBank đánh giá, dư địa thu dịch vụ cho lĩnh vực này còn rất lớn.

Nếu nhìn lại 2-3 năm trước, giá trị giao dịch các hợp đồng Bancassurance chỉ loanh quanh mức trên dưới 100 triệu USD. Nhưng, gần đây, các giá trị các hợp đồng này tăng với mức đột biến. Đơn cử, giá trị giao dịch hợp đồng Bancassurance của Ngân hàng TMCP Á Châu đã lên đến 370 triệu USD.

Trong thời gian tới, HDBank sẽ tiến hành việc ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền với các đối tác. Kế hoạch này vốn đã có trong năm trước nhưng do dịch COVID nên gặp khó khăn trong việc trao đổi hợp tác với đối tác. Tuy nhiên, các trao đổi vẫn đang tiếp diễn và HDBank sẽ cố gắng chọn thời điểm thích hợp để chốt được hợp đồng để được mức giá tốt nhất cho ngân hàng. 

Trong phương án phân phối lợi nhuận, chia cổ tức cổ phiếu 25%, khi nào chia?

Đoàn chủ tọa: Dự định ngay trong năm 2021.

HDBank đã thực hiện kế hoạch chuyển đổi số thế nào?

Đoàn chủ tọa: Trong cuộc cách mạng 4.0, HDBank không đứng ngoài cuộc. HDBank coi chuyển đổi số là trụ cột để nâng cao vai trò cạnh tranh ngân hàng. Từ chủ trương đó, ban điều hành đang triển khai nhiều bước, đầu tiên là hợp tác công ty tư vấn. Tháng 12/2020, HDBank cũng chính thức thành lập Trung tâm chuyển đổi số (DTC) nhằm triển khai chiến lược chuyển đổi số cho HDBank, và đồng thời phối hợp triển khai đến các đơn vị thành viên của Ngân hàng.

Các thành quả đầu tiên của ngân hàng là sản phẩm L/C blockchain, thí điểm EKYC mở tài khoản mà không cần tới ngân hàng.

Mục tiêu HĐQT đặt ra là tăng trải nghiệm của khách hàng trong các dịch vụ trọng yếu của HDBank, nhờ đó tăng hiệu quả, giảm chi phí.

Ngoài ra, HDBank cũng thực hiện chuyển đổi số trong vấn đề quản trị, như: Phê duyệt quy trình nội bộ mà không dùng giấy, đảm bảo giảm chi phí giấy tờ, giảm thời gian đề xuất phê duyệt, tăng lưu trữ, tăng tính bảo mật,... Phê duyệt tín dụng chuyển đổi qua online và lưu giữ trên các nền tảng online, đảm bảo tiết giảm đề xuất tín dụng,....

Dịch bệnh COVID-19 đã tác động tiêu cực, ảnh hưởng thế nào để HDBank. Năm 2021 còn tiếp tục ảnh hưởng không?

Đoàn chủ tọa: Như đã đề cập, mặc dù COVID-19 đã tác động khá mạnh mẽ, nhưng có thể thấy HDBank đã hoàn thanh vượt mức các chỉ tiêu 2020 đề tài

Theo thông tư 01 và 03 vừa ban hành của NHNN, về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng, trong năm vừa rồi, HDBank không những tập trung tăng trưởng kinh doanh mà còn hỗ trợ DN, cộng đồng bị ảnh hưởng bởi COVID-19. 

Số dư nợ tái cơ cấu của HDBank vào cuối năm 2020 là hơn 7.000 tỷ đồng. Với sự phục hồi của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp có thể trả dứt điểm khoản giãn nợ, số dư nợ này tới cuối quý I/2021 đã giảm xuống 4.000 tỷ đồng.

Theo thông tư 03 của NHNN, các nhà băng cần trích lập dự phòng đảm bảo an toàn tài chính trong 3 năm tới. Với các số liệu mà ban điều hành dự phóng, chi phí dự phòng năm nay của nhà băng sẽ rơi vào khoảng gần 180 tỷ.

Nếu xu hướng phục hồi của nền kinh tế được duy trì, số dư nợ của HDBank có thể giảm xuống còn 1.000 tỷ đồng vào cuối năm 2021, tức mức trích lập dự phòng tương ứng chỉ khoảng 100 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ