Ba cuộc cách mạng và chuyện khơi thông "kinh mạch" cho Thủ đô

THÁI NGUYÊN
00:01 29/01/2025

Rõ ràng từng ngày, thậm chí từng giờ chúng ta thấy rõ tiếng ầm ào reo vang của "ba dòng thác cách mạng" lớn - tinh gọn bộ máy, chuyển đổi số và phát triển hạ tầng - như một lời hiệu triệu mạnh mẽ thúc đẩy Việt Nam vươn mình trở thành một quốc gia thịnh vượng, hùng cường.

Tổng Bí thư Tô Lâm, trong các phát biểu gần đây, đã chỉ rõ: "Cải cách thể chế phải đặt lợi ích của Nhân dân và doanh nghiệp lên trên hết, không để những bộ máy cồng kềnh và sự chậm trễ kéo lùi đất nước".

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh: "Phải xắn tay áo lên, dám làm, dám chịu trách nhiệm để đột phá thể chế, phát triển kinh tế - xã hội."

Thực tế, trong quá trình cải cách đã có những thành tựu không thể phủ nhận: môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn, Việt Nam trở thành "cứ điểm" của nhiều tập đoàn lớn như Samsung, NVIDIA hay Intel. Tuy nhiên, vẫn còn những "điểm nghẽn" khiến dòng chảy phát triển chưa thực sự bứt phá.

Sông Tô Lịch qua được vẽ lại bằng AI qua ứng dụng Chat GPT.

Không chỉ các nhà đầu tư lên tiếng, mà từ cấp cao nhất đã nhận diện "sự cồng kềnh, song trùng trong bộ máy" là nút thắt đầu tiên, thể hiện rõ ở việc đặt ra các thủ tục hành chính rườm rà, nhiều tầng nấc phê duyệt, cho ý kiến kéo dài thời gian triển khai các dự án. Không khó để kể ra việc phê duyệt một dự án FDI lớn đôi khi mất hàng năm trời chỉ vì… chờ đủ dấu của các bộ, ngành.

Cạnh đó là "sự lạc hậu trong ứng dụng công nghệ" khiến sự "cát cứ" quyền lực giữa các nhánh ngang, nhánh dọc trong hệ thống càng nặng nề dẫn đến sự phản ứng chính sách chậm chạp, tăng nhiều chi phí không chính thức cho nhà đầu tư. Trong khi nhiều quốc gia đã chuyển sang chính phủ số hoàn toàn, thì tại Việt Nam nhiều địa phương vẫn còn sử dụng "túi hồ sơ giấy" cồng kềnh, chưa kết nối dữ liệu liên thông. Đề án 06 về chuyển đổi số dù đã có vài năm khởi động mạnh mẽ nhưng tầm vóc một Tổ công tác liên ngành thuộc khối hành pháp không giải quyết hết vấn đề nên vẫn còn nhiều "điểm nghẽn" cần tháo gỡ.

Hơn thế, "điểm nghẽn hạ tầng" với việc thiếu đồng bộ trong hạ tầng giao thông, cảng biển và năng lượng đã làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa "make in Việt Nam". Đơn cử như khó khăn trong sản xuất và sử dụng năng lượng sạch dù đã có Nghị định; Hay sự chồng chéo và thiếu linh hoạt trong Luật Đất đai và Luật Đầu tư đôi chỗ đã làm nản lòng nhà đầu tư khiến cho dòng vốn lại chảy sang nơi khác...

Ba "điểm nghẽn" này, cùng với tâm lý thiếu niềm tin của một bộ phận người dân và doanh nghiệp, đã tạo thành vòng tròn luẩn quẩn kìm hãm sự phát triển, đòi hỏi sự "cách mạng" đúng nghĩa.

Bài học từ thế giới và phép "thu phục lòng người"

Nhìn ra thế giới, nhiều quốc gia đã thành công nhờ cải cách thể chế mạnh mẽ. Singapore là một ví dụ điển hình: Chính phủ của quốc đảo này đã tạo cơ chế "sandbox" để thử nghiệm các mô hình fintech mới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo mà vẫn đảm bảo an toàn pháp lý.

Câu chuyện của Hàn Quốc cũng đáng suy ngẫm: giữa lòng Seoul sầm uất, chính quyền đã quyết định chi cả tỷ USD để phục hồi con suối Cheonggyecheon - một biểu tượng về sự đồng thuận và giải quyết tâm lý xã hội. Dòng nước mát lành không chỉ làm dịu không khí Thủ đô mà còn là "dòng chảy niềm tin" giữa chính quyền và người dân.

Ở Việt Nam, niềm tin ấy sẽ được củng cố khi ba cuộc cách mạng đồng thời triển khai và đem lại những thay đổi rõ rệt. Đó là quyết liệt "Tinh gọn bộ máy" theo tinh thần Nghị quyết 18, một chủ trương đã có hơn hơn 6 năm nghiên cứu, triển khai, dẫn theo việc tinh giản biên chế, cắt giảm, sáp nhập đầu mối, tầng nấc tham mưu, chỉ đạo, quản lý các cấp… đã đạt được sự đồng thuận bước đầu, dù như Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, "có cả lực cản". Đây thực sự là một "cuộc cách mạng" đầy cam go.

Không kém phần kịch tính, "cuộc cách mạng chuyển đổi số" khi mới ở Đề án 06 đã lảng vảng "bóng virus, hacker" khi dữ liệu ngành nào ngành ấy boongke.

Thách thức và cơ hội cho cuộc cách mạng này được Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ trong bài viết đăng báo ngày 2/9/2024: Chuyển đổi số không chỉ là "cải cách hành chính" mà là thay đổi cách vận hành của cả hệ thống, lấy công nghệ và dữ liệu làm nền tảng. Có lẽ dễ được đồng thuận hơn cả là công cuộc "phát triển hạ tầng" với hàng loạt cao tốc Bắc - Nam, cao tốc vùng, đường vành đai, đường sắt, các cảng biển quốc tế, các sân bay chiến lược… được đẩy nhanh tiến độ, mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế.

Cải cách: Bắt đầu từ thể chế và công nghệ

Để hiện thực hóa ba cuộc cách mạng này, theo nhiều nhà đầu tư, Việt Nam cần những bước đi cụ thể và quyết liệt hơn, bao gồm rà soát, đồng bộ hóa pháp luật. Quốc hội gần đây liên tục họp bất thường mà một trong các mục tiêu là giải quyết vướng mắc trong các luật liên quan đến đầu tư và kinh doanh như Luật Đất đai, Luật Đầu tư, đảm bảo tính thống nhất và minh bạch.

Cùng với đó, cần minh bạch hóa quy trình ra quyết định và ứng dụng công nghệ. Bộ Công an có rất nhiều kinh nghiệm khi thực hiện Đề án 06 và đó sẽ làm bài học tốt khi vận hành "Chính phủ số, kinh tế số, công dân số". Mọi thủ tục hành chính cần được số hóa, công khai, giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, cần có cơ chế khuyến khích đổi mới sáng tạo. Học hỏi từ mô hình "sandbox" của Singapore, tạo hành lang pháp lý an toàn để doanh nghiệp thử nghiệm các giải pháp công nghệ mới, nhất là các công nghệ lõi như AI, blockchain...

Hơn thế, cần tăng cường nhiều biện pháp giải quyết tâm lý xã hội, củng cố niềm tin của người dân. Những dự án ngàn tỷ như nạo vét hồ Tây, khơi dòng sông Tô Lịch bằng nước sông Hồng cần truyền thông rộng rãi theo hướng đó không chỉ là cải tạo cảnh quan mà còn là biểu tượng của sự đổi mới, gắn kết niềm tin, khát vọng của người dân với chính quyền.

Hai biểu tượng linh thiêng, như là "kinh mạch" của Thủ đô mà trở lại trong xanh sẽ là tiền đề tốt tạo ra sự đồng thuận lớn lao.

Cải cách thể chế chưa bao giờ là con đường dễ dàng, nhưng đó là con đường duy nhất để đất nước vươn mình. Ba cuộc cách mạng - tinh gọn bộ máy, chuyển đổi số và phát triển hạ tầng - sẽ là cú hích quan trọng để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới.

  • Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.

Sự kiện - 07/05/2025 13:20

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.

Sự kiện - 07/05/2025 11:45

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.

Sự kiện - 07/05/2025 11:14

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.

Sự kiện - 07/05/2025 08:23

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 07/05/2025 06:00

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.

Sự kiện - 06/05/2025 19:08

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.

Sự kiện - 06/05/2025 17:11

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.

Sự kiện - 06/05/2025 15:36

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự kiện - 06/05/2025 13:50

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.

Sự kiện - 06/05/2025 13:15

Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân

Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân

Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).

Sự kiện - 06/05/2025 13:13

Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp

Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".

Sự kiện - 06/05/2025 10:59

Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Sự kiện - 06/05/2025 06:45

Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược

Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược

Lãnh đạo hai nước chia sẻ tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, cần có những biện pháp đột phá để khai thác hiệu quả.

Sự kiện - 05/05/2025 16:24

Bộ Chính trị: 
Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế

Bộ Chính trị: Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế

Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước.

Sự kiện - 05/05/2025 14:58

Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.

Sự kiện - 05/05/2025 11:49