'Áp dụng hộ chiếu vaccine toàn dân là giải pháp căn cơ cứu hệ thống doanh nghiệp đang chết mòn'

Nhàđầutư
"Hộ chiếu vaccine không chỉ hiểu là hộ chiếu vaccine cho khách quốc tế đến Việt Nam mà hộ chiếu vaccine cho toàn dân Việt Nam. Khi có được tỷ lệ dân cư tiêm đủ 2 mũi vaccine thì đó sẽ là động lực quan trọng nhất để nền kinh tế có thể quay trở lại phục hồi", đại biểu Vũ Tiến Lộc nói.
MY ANH
25, Tháng 07, 2021 | 14:44

Nhàđầutư
"Hộ chiếu vaccine không chỉ hiểu là hộ chiếu vaccine cho khách quốc tế đến Việt Nam mà hộ chiếu vaccine cho toàn dân Việt Nam. Khi có được tỷ lệ dân cư tiêm đủ 2 mũi vaccine thì đó sẽ là động lực quan trọng nhất để nền kinh tế có thể quay trở lại phục hồi", đại biểu Vũ Tiến Lộc nói.

Phát biểu tại hội trường Quốc hội sáng 25/7 về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Vũ Tiến Lộc phân tích, nếu chỉ căn cứ vào con số của 6 tháng đầu năm có thể thấy một sự phân hóa rất lớn trong sự phát triển của các khu vực trong nền kinh tế.

Áp dụng hộ chiếu vaccine càng sớm càng tốt

Trong khi khu vực kinh tế đối ngoại phục hồi rất mạnh mẽ với tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao, đến hơn 30% so với năm ngoái thì khu vực kinh tế trong nước lại rơi vào tình trạng trầm lắng do sức mua rất yếu và đây chính là vấn đề.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm nay thì gần như dậm chân tại chỗ so với cùng kỳ 2 năm trước. Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ chỉ tương đương tốc độ tăng trưởng thấp của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.

Theo ông, xưa nay, nông, lâm, ngư nghiệp bao giờ là tốc độ tăng trưởng thấp nhất và dịch vụ bao giờ cũng là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất, nhưng 6 tháng đầu năm nay tốc độ 2 khu vực này là tương đương và tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thì kém xa, chưa bằng một nửa so với tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp, xây dựng.

"Đây là những tín hiệu rất là đáng lo ngại và chúng ta vẫn kỳ vọng vào sự tăng trưởng của dịch vụ, nó như là ngôi sao hy vọng của nền kinh tế Việt Nam. Sự tương phản này chúng ta đều thấy là do kết quả của COVID", ông Vũ Tiến Lộc nói.

vu-tien-loc

Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc. Ảnh: Quốc hội.

Theo ông Lộc, các biện pháp giãn cách xã hội thì đang được tăng cường, khiến cho các doanh nghiệp đang rất khó khăn. Đặc biệt là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các doanh nghiệp trong khu vực dịch vụ.

Trong khu vực này, ngoài khu vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thì các lĩnh vực dịch vụ khác thực sự đang là những tử huyệt của nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch hàng không, nhà hàng, khách sạn, vận tải đang chết dần, chết mòn và khả năng nhiều doanh nghiệp trong khu vực này sẽ không có khả năng vực dậy sau đại dịch, nếu như chúng ta không có những biện pháp để hỗ trợ thiết thực và mạnh mẽ cho khu vực này.

Thời gian qua, chúng ta cũng có một số biện pháp, nhưng thực sự cũng chưa đi vào cuộc sống bao nhiêu. Vị đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng, điều trước hết là phải đẩy mạnh tiêm chủng vaccine như Chính phủ đang thực hiện, đặc biệt là các khu vực động lực tăng trưởng của nền kinh tế, để có thể vừa bảo vệ được sinh mạng cho người dân lại vừa duy trì sản xuất kinh doanh phải tránh đứt gãy các nguồn cung và đấy là giải pháp rất căn cơ.

Bên cạnh đó, cần chuẩn bị những điều kiện và lộ trình để mở cửa lại nền kinh tế, tương ứng với tỷ lệ tiêm chủng vắc xin của người dân, đây là biện pháp căn cơ.

"Tôi cho rằng thời điểm hiện nay khi doanh thu của các doanh nghiệp không nhiều thì hỗ trợ của nhà nước sẽ có hiệu quả hơn nếu chúng ta tăng chi tiêu, đặc biệt là chi tiêu cho các đối tượng yếu thế. Trong trường hợp này vừa tăng kích thích được tiêu dùng, vừa giải quyết được vấn đề xã hội. Đây là mũi tên trúng 2 đích.

Trong lĩnh vực dịch vụ điều kiện quan trọng nhất trợ giúp là một việc, tài chính là một việc nhưng những biện pháp căn cơ là phải áp dụng hộ chiếu vaccine càng sớm càng tốt. Hộ chiếu vaccine không chỉ hiểu là hộ chiếu vaccine cho khách du lịch quốc tế hay khách quốc tế đến Việt Nam mà hộ chiếu vaccine cho toàn dân Việt Nam. Khi chúng ta có được tỷ lệ dân cư tiêm đủ 2 mũi vaccine thì điều đó sẽ là động lực quan trọng nhất để nền kinh tế có thể quay trở lại phục hồi", đại biểu Vũ Tiến Lộc nói.

Quyết liệt chống dịch nhưng đừng thái quá, cực đoan

Cũng góp ý về một số giải pháp cho 6 tháng cuối năm, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) đánh giá, đánh giá thời gian qua nhiều địa phương đã có những cách làm rất sáng tạo, khoa học trên cơ sở nắm chắc tình hình và đánh giá chính xác nguy cơ xâm nhập lây lan của dịch đã đưa ra những biện pháp phù hợp, từ đó hạn chế tối đa ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân. Có những địa phương còn áp dụng những biện pháp đón đầu dịch như tăng cường xét nghiệm ngẫu nhiên và từ đó đã không để mất thời điểm vàng trong chống dịch.

nguyen-thi-thuy

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn). Anh: Quốc hội.

Tuy nhiên, cũng xuất hiện văn bản của một số địa phương gây tranh cãi, áp dụng những biện pháp thái quá gây khó khăn cho người dân, người lao động và doanh nghiệp. Ví như có địa phương không cho xe chở nông sản thông quan mặc dù có giấy xác nhận an toàn dịch.

“Nhiều doanh nghiệp phản ánh xe hàng được thông chốt kiểm soát dịch qua nhiều tỉnh nhưng đến tỉnh cuối cùng gần giao hàng thì xe lại phải quay đầu ra vì mỗi tỉnh mỗi quy định…”, nữ đại biểu nêu thực tế và ví cả nước như một cơ thể sống quan hệ tuần hoàn chặt chẽ nên không thể vì những chỗ bị bệnh mà cắt rời hết tất cả; vấn đề đặt ra là làm sao để cách ly mà không tách rời, không làm đứt gãy nền kinh tế.

Cũng theo đại biểu Thủy, những khó khăn của nền kinh tế trong đại dịch đang ngấm ngày càng sâu vào từng người lao động và từng doanh nghiệp. Do đó, quyết định của Đảng, Nhà nước tiếp tục triển khai gói hỗ trợ an sinh mới thực sự là một quyết sách rất kịp thời và hiểu hợp lòng dân. 

Tuy nhiên để số tiền hỗ trợ đến được tay những đối tượng thụ hưởng và tránh những tiêu cực phát sinh, bà Thủy kiến nghị, Chính phủ cần giao các bộ hữu quan triển khai phần mềm thống kê liên thông để giúp cho việc rà soát chính xác, nhanh chóng đối tượng thụ hưởng. Đồng thời, tránh việc bỏ sót, trùng lắp hoặc tiêu cực có thể xảy ra.

Đồng thời cũng kiến nghị Chính phủ giao các bộ hữu quan rà soát, đánh giá sức chống chịu của các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay để có những giải pháp căn cơ trong thời gian tới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ