8 biểu đồ giải thích vì sao Đức đang bên bờ vực suy thoái

Nhàđầutư
Nỗi lo về suy thoái kinh tế xảy ra tại Đức đang tăng cao, vì đây là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là một quyền lực lâu dài của Eurozone. 8 biểu đồ trong bài cho thấy tại sao rất có thể sẽ xảy ra suy thoái và vì sao Đức cần hành động để tránh cơn suy thoái kéo dài.
TIỆP NGUYỄN
21, Tháng 09, 2019 | 09:11

Nhàđầutư
Nỗi lo về suy thoái kinh tế xảy ra tại Đức đang tăng cao, vì đây là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là một quyền lực lâu dài của Eurozone. 8 biểu đồ trong bài cho thấy tại sao rất có thể sẽ xảy ra suy thoái và vì sao Đức cần hành động để tránh cơn suy thoái kéo dài.

Các nhà kinh tế học đang lo lắng về một cơn suy thoái có thể diễn ra vì GDP của Đức giảm xuống kể từ giữa năm 2018, tạo ra bức tranh ảm đạm về thành quả kinh tế của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Về mặt kỹ thuật, suy thoái thể hiện ở việc tăng trưởng GDP sụt giảm liên tiếp trong 2 quý. Nền kinh tế Đức đã giảm 0,1% vào quý 2 năm 2019. Hiện mọi con mắt đều đang dõi theo dữ liệu tháng 9 này.

1. Tăng trưởng GDP của Đức

00001Bieudo1

 

Lý do thứ 2 có lẽ quan trọng hơn về việc suy thoái xảy ra là con số mới nhất về sản phẩm công nghiệp của Đức cũng không khả quan. Sự sụt giảm chung trong 12 tháng qua kéo dài lâu nhất kể từ năm 2012-2013.

2. Sản lượng công nghiệp 2009-2019

00002Bieudo021

 

Thực tế, kể từ tháng 10/2018, sản lượng công nghiệp của Đức tiếp tục giảm với con số sụt giảm 4% vào hè năm 2019. Nghĩa là Đức đang có hoạt động kinh tế kém hơn nhiều so với Pháp, Tây Ban Nha, Italy và ngay cả Hy Lạp vào năm 2019.

3. Sản lượng công nghiệp 2018-2019

00003Bieudo03

 

Nhìn tiệm cận hơn vào ngành sản xuất (xe hơi, máy móc...) chiếm gần 80% toàn bộ sản xuất công nghiệp của Đức, sẽ thấy một bức tranh tệ hơn với mức tăng trưởng âm -6%.

4. Sản phẩm sản xuất 2018-2019

00004Bieudo04

 

Hiện đang có quan ngại đặc biệt với Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) do Viện Thông tin và Nghiên cứu Đức đưa ra. Con số này hạ xuống giá trị thấp nhất kể từ tháng 11/2012 (94,3 điểm). Điều này cho thấy không thể tin tưởng ngành công nghiệp của Đức sẽ vượt qua xu hướng tiêu cực này sớm. 

Những lý do cho sự sụt giảm

Một trong những lý do chính khiến ngành công nghiệp Đức đang phải vật lộn rất vất vả bởi sự phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu của đất nước này. Cán cân thương mại, chênh lệch giữa xuất và nhập khẩu, đã có vài sự điều chỉnh kể từ đầu năm 2018, và mới chỉ đạt được sự hồi phục rất nhỏ.

5. Cán cân thương mại

00005Bieudo05

 

Tăng trưởng toàn cầu năm ngoái đã đi xuống vì cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra, cũng như việc Mỹ áp thuế vào các mặt hàng xuất khẩu của châu Âu như thép, nhôm, may mặc, xe hơi và thực phẩm.

Điều này, tiếp tục làm yếu đi hoạt động của những thị trường xuất khẩu châu Âu, gây khó khăn cho nền công nghiệp Đức như xuất khẩu hay có thể hoạt động một cách tốt hơn.

Hơn nữa, chi tiêu tiêu dùng nội địa tại Đức đã tăng trưởng chậm lại trong nửa cuối năm 2018 và mới chỉ tăng nhẹ được một chút. Điều này có thể giải thích được vì sao ngành công nghiệp đang có được sự phục hồi nhỏ vừa qua.

6. Chi tiêu tiêu dùng 2014-2019

00006Bieudo06

 

Lý do cho tình trạng đình đốn của chi tiêu tiêu dùng vào nửa cuối năm 2018 và đầu năm 2019 có liên quan tới việc giảm tín dụng tiêu dùng và tiếp tục tăng thu nhập sau thuế từ khoảng tháng 7 năm ngoái. Nghĩa là trong ngắn hạn, người Đức muốn trả các khoản nợ của mình thay vì dùng tiền để chi tiêu tiêu dùng.

7. Tín dụng tiêu dùng 2014-2019

00007Bieudo07

 

Cuối cùng, cần phải xem xét đến chi tiêu chính phủ, cũng giống như chi tiêu tiêu dùng, giảm vào nửa cuối năm 2018 và chỉ mới nhích lên một chút.

8. Chi tiêu chính phủ 2014-2019

00008Bieudo08

 

Mức cầu toàn cầu yếu với những mặt hàng xuất khẩu của Đức, cũng như mức cầu yếu trong nội địa ở cả khu vực kinh tế công và tư nhân khiến cho nền kinh tế giảm 0,1% kể từ tháng 4 tới tháng 6.2019. Trong khi tiêu dùng công và tư vừa có mức tăng trưởng nhỏ, câu hỏi được đặt ra là liệu điều này có quá muộn để tránh đi một cuộc suy thoái.

Cần làm điều gì để tránh suy thoái

Đức là một trong những nước có cống hiến lớn trong thành quả kinh tế của khu vực châu Âu và EU. Nước này là một trong những đối tác lớn nhất với nhiều nước châu Âu, bao gồm Pháp, Italy, Bỉ và Thụy Điển. Vì thế, một trận suy thoái với Đức sẽ lan ra khắp lục địa già, đặc biệt với những nước là một phần trong những kênh cung ứng của Đức.

Những yếu tố chính nằm ngoài tầm kiểm soát của Đức - cuộc chiến thương mại của Mỹ và sự áp thuế sẽ không thay đổi sớm. Mức cầu tại châu Âu mà có thể cải thiện các mặt hàng xuất khẩu của Đức cũng vẫn đang yếu.

Điều mà châu Âu, đặc biệt với nước Đức cần là một chương trình đầu tư do chính phủ cung cấp tài chính nhằm thúc đẩy về sáng tạo và mức cầu trong nội địa. Nhưng loại chương trình như vậy sẽ rất khó để thực hiện. Hầu hết các nước châu Âu đều muốn bảo toàn tài chính, với chính sách thắt lưng buộc bụng chi phối khu vực Eurozone và đặc biệt là Đức.

Nhưng cũng có những dấu hiệu rằng điều này sẽ thay đổi. Những báo cáo cho thấy rằng Đức nhận thấy nguy cơ suy thoái, đang tìm cách để có những khoản vay mới để đầu tư vào tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, Đức cũng có lợi thế khi mức vay đang thấp một cách lịch sử. Hy vọng, sự đầu tư này sẽ không quá muộn để tránh một cơn suy thoái kéo dài.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ