Trung Quốc đang bắt kịp Mỹ về nghiên cứu và phát triển

Nhàđầutư
Hai tác giả Jonathan Gruber và Simon Johnson cho rằng cuộc thương chiến của ông Trump đã bỏ qua mối đe dọa thật sự từ phía Bắc Kinh. Để thắng cuộc, Mỹ phải hoàn toàn vượt qua Trung Quốc về sức sáng tạo công nghệ.
TIẾP NGUYỄN
19, Tháng 09, 2019 | 09:13

Nhàđầutư
Hai tác giả Jonathan Gruber và Simon Johnson cho rằng cuộc thương chiến của ông Trump đã bỏ qua mối đe dọa thật sự từ phía Bắc Kinh. Để thắng cuộc, Mỹ phải hoàn toàn vượt qua Trung Quốc về sức sáng tạo công nghệ.

Chiến lược kinh tế của Trung Quốc không có gì là bí mật. Trong ngắn hạn, Bắc Kinh sẽ phát triển nền kinh tế đất nước bằng cách sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mang tính cạnh tranh trên toàn cầu. Về mặt dài hạn, họ sẽ xây dựng cơ bản, các cơ sở hạ tầng và những chuyên môn cần thiết để trở thành một đất nước mạnh mẽ, đổi mới.

Trung Quốc không phải là đất nước đầu tiên áp dụng chiến lược này. Phương pháp tương tự đã thúc đẩy các nước trỗi dậy như Đức, Pháp và Nhật Bản trong hơn 70 năm qua. Và những nước này cũng có tranh chấp đáng kể với Mỹ về mặt thương mại. Washington đã cáo buộc cả 3 nước này có những chính sách không công bằng về thương mại và tiền tệ - Đức và Pháp những năm 1970, còn Nhật vào những năm 1980.

Hiện tại, chính quyền Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc có những hành động tương tự. Nhưng lần này, căng thẳng gây quan ngại hơn. Trung Quốc có dân số lớn hơn nhiều so với Đức, Pháp, Nhật và nền kinh tế của nước này dễ dàng trở thành lớn nhất thế giới.

Bắc Kinh cũng đưa ảnh hưởng của mình ra nước ngoài, chia sẻ công nghệ với những nước nhỏ hơn, cố gắng để tạo ra một tập hợp những mối quan hệ đầu tư và thương mại gần gũi - những quan hệ có thể một ngày sẽ dựa trên đồng Nhân dân tệ thay vì đồng USD. 

01_china_science

Một phòng thí nghiệm tại Trung Quốc.

Trong nhiệm kỳ thứ 2 của mình, Tổng thống Barack Obama đã thử gây sức ép với Trung Quốc để Bắc Kinh phải thay đổi hành vi của mình thông qua các đồng minh và hợp tác quốc tế mà ví dụ điển hình nhất là khối thương mại xuyên Thái Bình Dương.

Gần đây hơn, Tổng thống Donald Trump đã chọn phương thức đối đầu và áp thuế vào các mặt hàng Trung Quốc. Ông Trump đã liệt Trung Quốc vào là nước "thao túng tiền tệ" và tìm cách để chấm dứt việc ăn cắp sở hữu trí tuệ đồng thời thu hẹp thâm hụt thương mại Mỹ-Trung bằng cách khởi động cuộc chiến thương mại.

Nhưng tầm nhìn của ông Trump đang dựa trên những mối đe dọa cũ. Chiến lược kinh tế của Trung Quốc hầu như đã thành công. Kết quả là trong hơn một thập kỷ nữa, Bắc Kinh sẽ không phải tự làm trượt giá đồng tiền của mình. Và, Trung Quốc đã bắt đầu nâng cao việc bảo vệ tài sản trí tuệ như một phương thức để khuyến khích sáng tạo trong nước.

Thâm hụt thương mại song phương không cân bằng là một lý do tồi để khởi động một cuộc chiến thương mại. Không cần thiết phải cân bằng thương mại với bất cứ đối tác đơn lẻ nào, điều này chỉ làm cho cân bằng tổng thể càng trở nên sai lệch.

02Hong_Kong

Mỹ đã quy cho Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ càng làm căng thẳng thêm thương chiến Mỹ - Trung.

Mối đe dọa lớn nhất từ Trung Quốc nghiêm trọng hơn và dễ xác định hơn nhiều so với những gì chính quyền của ông Trump đang nhận thấy. Thông qua đầu tư do chính phủ chỉ đạo trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, Trung Quốc đang sẵn sàng để trở thành lãnh đạo toàn cầu về mặt sáng tạo khoa học và kỹ thuật trong tương lai gần, thay thế vị trí mà Mỹ đã giữ trong 70 năm qua.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong lĩnh vực này không chỉ đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ mà còn cướp đi của nền kinh tế Mỹ một lượng lớn việc làm tốt. Thay vì đối đầu với Trung Quốc trong thương mại, Mỹ nên tăng mạnh đầu tư của mình vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Chỉ bằng cách thúc đẩy sáng tạo trong nội địa, Mỹ mới có thể phản công Trung Quốc.

Mối đe dọa thực sự từ Trung Quốc

Việc Trung Quốc một ngày nào đó sẽ dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sáng tạo kỹ thuật có vẻ rất đáng nực cười vào thế hệ trước. Cuộc cách mạng văn hóa đã làm mất đi những người có giáo dục cao tại nước này. Trong một thập kỷ bắt đầu từ năm 1966, nhà cầm quyền đã đóng cửa nhiều trường lớp và đại học, đưa các trí thức về trại lao động và đình chỉ hoạt động nghiên cứu khoa học.

Hệ thống giáo dục dần được khôi phục dưới thời Đặng Tiểu Bình. Nhưng chỉ từ những năm 1990 và thập kỷ đầu của thế kỷ 21, đầu tư vào giáo dục chất lượng cao với một tiến độ đáng chú ý trong khoa học và kỹ thuật mới được thực thi. Từ 1990 tới 2010, lượng học sinh được tuyển vào đại học tăng 8 lần. Số lượng tốt nghiệp đại học tăng từ 300.000 tới gần 3 triệu mỗi năm.

Trong cùng thời điểm, Trung Quốc có tỷ lệ học sinh học đại học trên toàn thế giới tăng từ 6% lên 17%. Năm 2017, 8 triệu sinh viên tốt nghiệp ở các trường đại học Trung Quốc. Để so sánh, thì Mỹ có khoảng 3 triệu sinh viên tốt nghiệp vào năm đó.

03steve-mnuchin

Công viên khoa học Hồng Kông là một trong những ví dụ về kế hoạch quốc gia và đầu tư chiến lược để đưa Trung Quốc dẫn đầu toàn cầu về lĩnh vực khoa học mới như sinh học tổng hợp.

Có thể bàn cãi về chất lượng giáo dục khoa học ở Trung Quốc nhưng về số lượng thì không. Năm 1990, Mỹ có số lượng tiến sĩ tốt nghiệp trong ngành khoa học và kỹ thuật gấp 20 lần Trung Quốc. Chỉ 2 thập kỷ sau, năm 2010, Trung Quốc đã vượt Mỹ ở hệ này, đào tạo ra 29.000 tiến sĩ mới, so với 25.000 tiến sĩ của Mỹ.

Các trường đại học của Trung Quốc vẫn yếu hơn so với của Mỹ nhưng khoảng cách đang dần xích lại. Đã có 6 đại học Trung Quốc được liệt vào Top 100 các trường đại học trên toàn cầu, theo xếp hạng của Times Higher Education. 

Qua thời gian, càng có nhiều nhà khoa học và kỹ sư thì sẽ càng có nhiều hơn sự sáng tạo, đặc biệt là khi được tài trợ đầy đủ. Theo số liệu hiện có, vào năm 2015, toàn thế giới đã chi khoảng 2.000 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển. Ước tính, Mỹ chi khoảng 1/4 trong con số trên, thấp hơn so với con số 37% vào năm 2000.

Trung Quốc chi khoảng 21% chi phí nghiên cứu và phát triển toàn cầu hay 408,8 tỷ USD so với 33 tỷ USD vào năm 2000. Ở lĩnh vực công nghệ hiện đại mới như sinh học tổng hợp, năng lượng sạch, trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành một đất nước quan trọng trên thế giới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ