7 thách thức mà doanh nghiệp đang phải đối mặt

Nhàđầutư
Đó là phản ánh của các doanh nghiệp tại Hội nghị trực tuyến “tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp”, do Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì, diễn ra hôm nay 20/9.
ANH HOÀ
20, Tháng 09, 2021 | 20:23

Nhàđầutư
Đó là phản ánh của các doanh nghiệp tại Hội nghị trực tuyến “tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp”, do Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì, diễn ra hôm nay 20/9.

Khó khăn “bủa vây” doanh nghiệp

Theo Bộ KH&ĐT, qua tổng hợp phản ánh của các địa phương, doanh nghiệp, có 7 nhóm vấn đề khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh công nghiệp đối mặt.

Đó là: Công ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp đang gặp khó khăn trong thu hút dự án mới, nhất là dự án FDI vì dịch bệnh kéo dài hàng loạt nhà đầu tư đã, hủy, hoãn các kế hoạch đầu tư; doanh nghiệp thứ cấp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế cũng phản ánh do ảnh hưởng của dịch COVID-19, chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển ngày một tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, đội chi phí giá thành sản xuất.

Ngoài ra, các doanh nhiệp còn phải chịu các chi phí liên quan đến phòng, chống dịch như chi phí xét nghiệm, chi phí đầu tư để đáp ứng các điều kiện về kiểm soát an toàn dịch bệnh, chi phí duy trì hoạt động sản xuất tại “ba tại chỗ”…

thieu lao dong cong nghe cao -An Hoa

Nhiều doanh nghiệp cho biết thiếu hụt lao động có tay nghề cao sau dịch COVID-19 là một vấn đề "đau đầu". Ảnh: An Hòa

Bên cạnh đó, do xuất khẩu khó khăn, chi phí giá vốn tăng, dòng tiền vào bị thiếu hụt nghiêm trọng dẫn đến doanh nghiệp mất cân đối trong trang trải các khoản chi phí duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp không còn đủ vốn lưu động chi trả các khoản bảo hiểm, thuế, chi phí nguyên vật liệu. Một số doanh nghiệp khác vì không thu được công nợ nên không đủ chi phí trả nợ gốc, lãi vay ngân hàng và những khoản vay đến hạn.

Nhiều doanh nghiệp do không đủ điều kiện bố trí cho công nhân làm việc “ba tại chỗ” đã phải dừng sản xuất trong hơn 2 tháng qua, các doanh nghiệp sản xuất “ba tại chỗ” cũng hoạt động cầm chừng với chi phí tăng cao. Trong khi đó nhà ở và các công trình xã hội cho người lao động làm việc trong một số khu công nghiệp thiếu thốn, không đáp ứng đã gây khó khăn trong kiểm soát dịch, bệnh; hướng dẫn phòng, chống dịch chưa hợp lý, hiệu quả hoặc áp dụng cứng nhắc tại một số địa phương đã khiến chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu bị gián đoạn nghiêm trọng.

Về phía các doanh nghiệp FDI cũng phản ánh, phần lớn doanh nghiệp FDI thuộc các ngành sản xuất theo mô hình chuỗi cung ứng như điện thoại, điện tử, máy tính, dệt may… là những ngành thâm dụng lao động, xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trước khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp không duy trì được sản xuất đã bị ảnh hưởng tiêu cực cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

Lý do doanh nghiệp FDI bị gián đoạn sản xuất là do, đứt gãy, thiếu nguồn cung đầu vào và thị trường đầu ra. Để cầm cự trước dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, cắt giảm lao động. Điều này gây khó khăn rất lớn cho việc tìm kiếm nguồn lao động trở lại của các doanh nghiệp khi phục hồi sản xuất sau dịch bệnh, đặc biệt là đối với các ngành nghề yêu cầu lao động tay nghề như điện tử, cơ khi, dệt may…

Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI còn gặp khó khăn với vấn đề nhập cảnh và việc gia hạn hoặc cấp giấy phép lao động cho chuyên gia người nước ngoài.

Theo phản ảnh của các doanh nghiệp FDI, với yêu cầu chuyên gia nước ngoài phải có 5 năm kinh nghiệm và có bằng kỹ sư cùng chuyên ngành mới được cấp phép vào Việt Nam là hết sức khó khăn; thủ tục nhập cảnh cần nhanh hơn và đơn giản hơn đối với chuyên gia đã được tiêm đủ liều vaccine và cần thực hiện thống nhất từ bộ, ngành và địa phương. Cần có quy định cơ chế nhập cảnh đặc biệt đối với các lãnh đạo tập đoàn vào Việt Nam nghiên cứu, tìm hiểu và quyết định đầu tư dự án quy mô lớn, công nghệ cao. Bên cạnh đó tình trạng thiếu nghiêm trọng container rỗng dẫn đến giá thuê container tăng 5-10 lần, chi phí vận chuyển logistics tăng từ 2-4 lần cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Chính phủ “sát cánh” cùng doanh nghiệp

Liên quan đến phản ánh của doanh nghiệp FDI về thủ tục nhập cảnh cho chuyên gia còn khó khăn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, thủ tục nhập cảnh dành cho chuyên gia thời gian qua đã có xem xét tạo điều kiện thuận lợi hơn, cụ thể như tạm công nhận chứng chỉ tiêm vaccine của các chuyên gia được tiêm ở quốc gia cư trú; giảm thời gian cách ly từ 14 ngày xuống còn 7 ngày cho chuyên gia khi nhập cảnh vào Việt Nam.

anh DCM

Sản xuất công nghiệp là mảnh lớn giải quyết việc làm cho hàng chục triệu lao động. Ảnh ĐCM

Thứ trưởng Vũ cũng cho biết tin vui là công tác ngoại giao vaccine đã đạt kết quả rất khả quan, dự kiến đến hết tháng 10, Việt Nam sẽ có đủ lượng vaccine cần thiết để đạt tỷ lệ miễn dịch cộng đồng. Đây là điều kiện thuận lợi để có thể phân bổ vaccine ưu tiên cho đối tượng là người lao động trong các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trong đó có lao động nước ngoài và địa phương được lựa chọn thí điểm đón khách quốc tế như đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Đại diện Bộ Tài chính cũng cho biết ngay từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Bộ Tài chính cũng đã tham mưu, đề xuất Chính phủ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Hiện nay Bộ cũng đang hoàn thiện hướng dẫn gói miễn, giảm, giãn thuế vừa được Quốc hội thông qua vào ngày 16/9. Về những kiến nghị mới của doanh nghiệp, bộ sẽ ghi nhân và tiếp tục nghiên cứu, đề xuất Chính phủ xem xét.

Liên quan đến giải quyết ùn tắc hàng hóa ở các cảng TP.HCM, vị đại diện Bộ Tài chính cũng cho hay đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan chấp nhận chứng từ scan, chữ ký số, cho phép chuyển cảng hàng hóa xuất khẩu từ cảng Cát Lái về các cảng ở Bình Dương, Đồng Nai. Cùng với đó, Tổng cục Hải quan cũng đã gửi thư cho Hải quan Trung Quốc để phối hợp tháo gỡ ách tắt hàng hóa tại các cửa khẩu giáp Trung Quốc.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, nhấn mạnh: Sản xuất công nghiệp là mảng lớn, liên quan đến hàng chục triệu lao động, đóng góp rất lớn cho GDP, ngân sách. Chính phủ cam kết sẽ đồng hành, “sát cánh” cùng doanh nghiệp, cùng nhau vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19. Chính phủ thống nhất sẽ duy trì cuộc họp như thế này mỗi tháng một lần cho đến khi doanh nghiệp đã phục hồi sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường như trước khi có dịch COVID-19.

Về xây dựng phương án phục hồi sản xuất, Phó thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp phải là chủ thể trong quá trình phục hồi, vì vậy tùy theo điều kiện thực tế doanh nghiệp phải có phương án sản xuất an tòan, không để xảy ra bùng phát dịch; khi có ca F0 thì phải bóc tách được ngay, kiểm soát F1, F2 và vẫn duy trì được sản xuất.

Phó thủ tướng cũng yêu cầu chính quyền địa phương các tỉnh, thành phải là chủ thể thứ hai, là Trung tâm xử lý các vướng mắc của doanh nghiệp. Để thực hiện nhiệm vụ này thì các địa phương phải thành lập các tổ công tác hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất sao cho an toàn cũng như lắng nghe, xử lý vướng mắc cho doanh nghiệp.

Phó thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành trung ương phải là chủ thể thứ ba, phải phối hợp với các địa phương trong đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các vấn đề quan trọng, cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ