4 tháng đầu năm thu hơn 227 nghìn tỷ đồng từ khách quốc tế đến Việt Nam

Nhàđầutư
Tính chung 4 tháng đầu năm 2019, khách du lịch nội địa đạt 31,5 triệu lượt khách, trong đó có 15,9 triệu lượt khách lưu trú; tổng thu từ khách du lịch đạt 227.790 tỷ đồng, tăng 8,91% so với cùng kỳ năm 2018.
HẢI ĐĂNG
03, Tháng 05, 2019 | 15:13

Nhàđầutư
Tính chung 4 tháng đầu năm 2019, khách du lịch nội địa đạt 31,5 triệu lượt khách, trong đó có 15,9 triệu lượt khách lưu trú; tổng thu từ khách du lịch đạt 227.790 tỷ đồng, tăng 8,91% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, tháng 4/2019, Việt Nam đón 1.468.766 lượt khách quốc tế, tăng 4,2% so với tháng 3/2019 và tăng 9,5% so với tháng 4/2018; nâng tổng số khách quốc tế đến Việt Nam 4 tháng đầu năm 2019 đạt 5.968.880 lượt khách, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2018. 

Trong đó, lượng khách đến bằng phương tiện đường không đạt 4.674.030 lượt khách (tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2018); khách đến bằng phương tiện đường biển đạt 119.466 lượt khách (giảm 15,9 % so với cùng kỳ năm 2018); khách đến bằng phương tiện đường bộ đạt 1.175.384 lượt khách (tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2018).

Tổng cục Du lịch cho biết, trong tháng 4, Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về lượng khách quốc tế đến với 1,7 triệu lượt, tuy nhiên giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2018; tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc với 1,4 triệu lượt, tăng 23,2%; Nhật Bản 302 nghìn lượt, tăng 8,2%, Đài Loan 284 nghìn lượt, tăng 25%; Mỹ 280 nghìn lượt, tăng 6,7%; Nga 273 nghìn lượt, tăng 4,5%.

Ở khu vực Đông Nam Á, các thị trường có mức tăng trưởng cao nhất là Thái Lan, Indonesia,  Philippines, Malaysia.

Khách quốc tế đến từ thị trường Tây Âu tiếp tục tăng: Italia (tăng 10,5%), Đức ((tăng 7%), Tây Ban Nha ((tăng 5,2%), Anh ((tăng 4,9%), Pháp ( (tăng 4,5%).

Cũng theo Tổng cục Du lịch, tính chung 4 tháng đầu năm 2019, khách du lịch nội địa đạt 31,5 triệu lượt khách, trong đó có 15,9 triệu lượt khách lưu trú; tổng thu từ khách du lịch đạt 227.790 tỷ đồng, tăng 8,91% so với cùng kỳ năm 2018.

du-lich-hoi-an

4 tháng đầu năm thu hơn 227 nghìn tỷ đồng từ khách quốc tế đến Việt Nam. Ảnh minh họa

Phấn đấu tới 2030 du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam 2019, tại Phiên hiến kế về du lịch diễn ra vào sáng ngày 2/5, ông Ngô Văn Tuấn - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nhận định trong 3 năm trở lại đây, ngành du lịch đang thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ khi số lượt khách du lịch quốc tế không ngừng gia tăng và nguồn thu từ du lịch cũng tăng trưởng liên tục.

"Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp kết hợp từ nhiều ngành, 99% doanh nghiệp du lịch là tư nhân, do đó đóng góp to lớn. Tuy nhiên, để phát triển ngành du lịch, các rào cản cần được tháo gỡ để tăng tính chuyên nghiệp cho người lao động trong ngành du lịch", ông Tuấn nhấn mạnh.

Ông Tuấn cho biết, Chính phủ kỳ vọng 2020, Việt Nam sẽ thu hút từ 17 - 20 triệu khách quốc tế, 80 triệu khách nội địa, đạt doanh thu 35 tỷ USD. Tới năm 2030, phấn đấu để du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Trong thời gian tới, ngành du lịch sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường khách chi trả cao, phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch golf, du lịch ẩm thực... 

Visa bị coi là nút thắt của du lịch Việt Nam

Tại Phiên hiến kế về du lịch, một trong những rào cản được nhiều doanh nghiệp lữ hành trong nước nhắc đến là vấn đề visa. 

Ông Phạm Hà, Giám đốc công ty du lịch Sang Trọng cho rằng, có bốn nút thắt trong ngành du lịch: visa, đào tạo nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch, xúc tiến hiệu quả. 

Chính sách có nhiều vấn đề trong đó có visa, đây là rào cản rất lớn. Hiện tại đang là 15 ngày, chúng ta có thể nâng lên 30 ngày thậm chí dài hơn. "Tôi kiến nghị chúng ta bỏ visa càng nhiều nước càng tốt. Indonesia bỏ tới 169 nước. Chúng ta hoà bình, thân thiện nhưng lại không bỏ visa", ông Hà nói.

Bốn điểm mạnh của du lịch việt Nam là: văn hoá, cảnh quan thiên nhiên hàng đầu khu vực, ẩm thực số một thế giới và con người. Du khách sẽ lựa chọn Việt Nam giữa rất nhiều điểm đến vì chúng ta có biển đẹp, nắng ấm quanh năm.

"Chúng ta cũng cần quy hoạch lại các điểm đến. Ví dụ như vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh. Với số lượng khách như hiện nay là đang quá tải, chúng ta cần giảm bớt khách chi tiêu thấp", ông Hà nhấn mạnh.

Theo ông Hà, hiện tại nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam vừa thừa vừa thiếu: thừa người không có năng lực, thiếu người có năng lực. Do đó, quy trình đào tạo cần đáp ứng hiểu biết trong ngành du lịch, kỹ năng du lịch gồm ngoại ngữ và cuối cùng là thái độ với khách du lịch. Cần tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Về sản phẩm du lịch, chúng ta vẫn loay hoay định vị Việt Nam là điểm đến như thế nào. Từ trước tới nay chúng ta vẫn định vị là điểm đến văn hoá, nếu vậy khách chỉ đến một lần. Nếu định vị Việt Nam là điểm đến du lịch biển, khách sẽ trở lại để thử những trải nghiệm mới và chúng ta cần tạo điều kiện khách trở lại thuận lợi hơn.

Theo ông Lương Hoài Nam -  Phó TGĐ Công ty hàng không Ngôi Sao Việt, thành viên TAB cũng cho rằng visa là yếu tố quan trọng với du lịch. "Số người Việt Nam sang Thái Lan năm ngoái là một triệu người và visa là yếu tố quan trọng với du lịch. Câu hỏi thường trực của khách là tại sao Việt Nam không miễn visa cho chúng tôi trong khi nhiều nước miễn. Đây là vấn đề nhận được quan tâm hàng đầu trong chính sách phát triển du lịch của các nước", ông Nam cho hay.

Bà Nguyễn Thị Huyền, đại diện Vietrantour cho biết, Visa là một vấn đề rất quan trọng trong đón khách quốc tế đến Việt Nam. So sánh với các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam đang xếp sau Malaysia và Thái Lan về số quốc gia được miễn thị thực.

Bà Huyền đồng ý thủ tục cấp visa cho khách quốc tế đến Việt Nam đã mở cửa, song chưa đáp ứng những nhu cầu sát sườn. Về hình thức cấp thị thực tại cửa khẩu, thực chất khách đến Việt Nam nhận thị thực tại cửa khẩu nhưng trước đó họ vẫn phải làm thủ tục trước và cầm công văn đến cửa khẩu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ