Thí điểm sáp nhập hàng loạt sở, ngành, cả nước sẽ giảm 46-88 sở
Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo tờ trình Nghị định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành. Theo đó, sẽ thí điểm sáp nhập hàng loạt sở, ngành, cả nước sẽ giảm 46-88 sở.
Hợp nhất nhiều sở, ngành
Theo Bộ Nội vụ, đối với 17 sở đang tổ chức thống nhất trong cả nước hiện nay, Bộ Nội vụ đề xuất chia thành ba nhóm.
Nhóm 1, các sở được tổ chức thống nhất trên phạm vi cả nước, nhằm bảo đảm giữ ổn định và phát huy hiệu quả của mô hình tổ chức sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực hoặc sở tham mưu quản lý chuyên ngành chuyên sâu có tính ổn định cao, gồm 4 sở: Tư pháp; Tài nguyên và Môi trường; Lao động – Thương binh và Xã hội; Y tế.
Nhóm 2, các sở được quy định theo hướng giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc hợp nhất, gồm 10 sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Giao thông vận tải; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương; Giáo dục và Đào tạo; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Văn hóa, Thể thao); Thông tin và Truyền thông.
Nhóm 3, các sở giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc thực hiện thí điểm hợp nhất theo Nghị quyết 18-NQ/TW và Nghị quyết 56/2017/QH14 gồm: Sở Nội vụ (thí điểm hợp nhất với Ban Tổ chức); Thanh tra tỉnh (thí điểm hợp nhất với Ủy ban Kiểm tra); Văn phòng UBND cấp tỉnh (thí điểm hợp nhất với Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh).
Bộ Nội vụ đề xuất, đối với 4 sở đặc thù, chuyên ngành, không được tổ chức thống nhất giữa các địa phương gồm: Sở Quy hoạch – Kiến trúc thuộc UBND thành phố Hà Nội và TP.HCM và 3 sở do Chính phủ quy định tiêu chí thành lập (Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch) giao UBND cấp tỉnh trình Hội động nhân dân cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc sáp nhập; thành lập hoặc không thành lập (kể cả khi đáp ứng đủ các tiêu chí thành lập).
Theo lý giải của Bộ Nội vụ, đề xuất sáp nhập một số sở bởi chức năng, nhiệm vụ của các sở có mối quan hệ liên thông với nhau, tạo điều kiện cho việc tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước.
Cụ thể: Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính chức năng, nhiệm vụ có mối quan hệ liên thông với nhau. Việc hợp nhất 2 sở này sẽ tạo điều kiện cho việc tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư, tài chính, ngân sách và một số lĩnh vực liên quan được hiệu quả hơn, bảo đảm việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế, xã hội của địa phương được gắn với khả năng cân đối nguồn lực về tài chính, ngân sách, hạn chế tối đa sự giao thoa về nhiệm vụ giữa 2 sở này vốn kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ Chính phủ. Trường hợp hợp nhất các sở này sẽ có tên gọi là Sở Tài chính – Kế hoạch.
Về hợp nhất Sở Giao thông vận tải với Sở Xây dựng, Bộ Nội vụ cho rằng, việc hình thành và phát triển các không gian đô thị hiện đại không thể tách rời giữa quy hoạch xây dựng đô thị với quy hoạch hạ tầng giao thông, nhất là khi Chính phủ đang chỉ đạo đẩy mạnh việc triển khai các dự án theo các hình thức đầu tư công – tư (BOT, BT, PPP…) luôn đòi hỏi có sự gắn kết giữa quy hoạch phát triển giao thông với đô thị.
"Việc hình thành một cơ quan quản lý thống nhất hai lĩnh vực này sẽ bảo đảm nâng cao tính hiệu quả, khắc phục những bất cập chồng chéo, thiếu đồng bộ trong quản lý hạ tầng đô thị. Trường hợp hợp nhất các sở này thì có tên gọi mới là Sở Giao thông vận tải – Xây dựng", dự thảo của Bộ Nội vụ lý giải.
Đối với phương án hợp nhất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Sở Công Thương, theo Bộ Nội vụ, tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng về công nghiệp và dịch vụ thì yêu cầu quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn so với các ngành, lĩnh vực khác là không lớn nên không cần thiết thành lập 1 sở chuyên trách tham mưu về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong trường hợp hợp nhất các sở này có tên gọi là Sở Công nghiệp, Nông nghiệp và Thương mại.
Hà Nội, TP.HCM không quá 20 sở
Ngoài đề xuất sáp nhập, Bộ Nội vụ đề xuất phương án về khung số lượng các sở. Cụ thể:
Phương án 1: Bộ Nội vụ đề xuất tổng số lượng sở sau khi thực hiện việc hợp nhất (thí điểm hợp nhất), sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập đảm bảo không vượt quá số lượng sở hiện có và khung số lượng sở của từng địa phương theo phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh. Cụ thể: Hà Nội và TP.HCM không quá 20 sở, ngành; các tỉnh còn lại không quá từ 17-19 sở, ngành tùy theo loại đơn vị hành chính. Theo phương án này thì sẽ giảm tối thiểu 46 sở trên cả nước.
Phương án 2: Bộ Nội vụ đề xuất khung các sở với mức độ tinh gọn cao hơn phương án 1. Cụ thể: Không quá 20 sở đối với thành phố Hà Nội và TP.HCM; các tỉnh còn lại không quá 17- 18 sở ngành. Theo phương án này, sẽ giảm tối thiểu 88 sở trên cả nước.
Phương án cuối cùng, Bộ Nội vụ đề xuất quy định tổng số lượng sở sau khi thực hiện việc hợp nhất (thí điểm hợp nhất), sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập bảo đảm không vượt quá số lượng sở hiện tại có tại thời điểm tổ chức thực hiện Nghị định.
Theo lý giải của Bộ Nội vụ, thực hiện phương án này sẽ bảo đảm được sự thống nhất về tên gọi, phân công chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực của các sở và trao quyền chủ động cho địa phương trong việc quyết định cơ cấu tổ chức của các sở như phương án 1, 2.
Tuy nhiên, theo Bộ Nội vụ, hạn chế của phương án này là địa phương không chủ động và thực hiện quyết liệt thì sẽ không tinh giảm được đầu mối tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và cũng cần sửa đổi thẩm quyển của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở theo quy định tại Khoản 6 Điều 13 Nghị định 123/2016/NĐ-CP như đối với phương án 1 và 2.
Nhằm bảo đảm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy có lộ trình, tránh xáo trộn lớn, trong các phương án nêu trên, Bộ Nội vụ đề xuất lựa chọn phương án 1.
- Cùng chuyên mục
Thủ tướng nêu 7 giải pháp đột phá của ngành logistics
3 mục tiêu phát triển ngành logistics Việt Nam thời gian tới bao gồm giảm chi phí logistics so với GDP Việt Nam từ 18% xuống còn 15% trong năm 2025, nâng tỷ trọng ngành logistics Việt Nam trong quy mô GDP từ 10% lên 15% và phấn đấu đạt 20%. Đồng thời nâng tỷ trọng của ngành logistics Việt Nam so với quy mô ngành logistics toàn cầu từ 0,4% lên 0,5% và phấn đấu đạt 0,6%. Cùng với đó, nâng tốc độ tăng trưởng của ngành logistics Việt Nam từ 14-15% mỗi năm hiện nay lên 20%.
Sự kiện - 02/12/2024 13:20
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12/2024 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Sự kiện - 02/12/2024 10:44
Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới
Tối 1/12, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi các sự kiện về dầu khí và điện gió ngoài khơi có quy mô nhiều tỷ USD
Sự kiện - 02/12/2024 06:54
Tổng Bí thư: Không để cơ quan nhà nước là 'vùng trú an toàn' cho cán bộ yếu kém
Tổng Bí thư nhấn mạnh việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, không để cơ quan nhà nước là 'vùng trú an toàn' cho cán bộ yếu kém.
Sự kiện - 01/12/2024 12:45
Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Bộ Chính trị xác định việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Sự kiện - 01/12/2024 10:42
Sử dụng 100% vốn ngân sách TP. Hà Nội để xây cầu Trần Hưng Đạo
Định hướng ban đầu sẽ đầu tư cầu Trần Hưng Đạo theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhưng đến nay được xác định lại sẽ sử dụng vốn đầu tư công và sử dụng 100% vốn ngân sách TP. Hà Nội.
Sự kiện - 01/12/2024 07:04
Tổng thư ký Quốc hội nói việc sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả
Tổng thư ký Quốc hội cho biết đã thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội.
Sự kiện - 30/11/2024 20:13
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận chính thức được tái khởi động
Quốc hội đồng ý tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận như tờ trình của Chính phủ.
Sự kiện - 30/11/2024 18:22
Chậm nhất tháng 6/2025 phải sửa nghị định về quản lý kinh doanh vàng
Quốc hội yêu cầu chậm nhất tháng 6/2025, tổng kết, nghiên cứu và đề xuất sửa đổi Nghị định số 24/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Sự kiện - 30/11/2024 17:13
Chủ tịch Quốc hội: Công tác nhân sự đã được thực hiện chặt chẽ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho hay công tác nhân sự đã được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước.
Sự kiện - 30/11/2024 17:00
Công nghiệp bán dẫn, chip điện tử - 'mạch máu' của nền kinh tế hiện đại
Đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) cho biết, công nghiệp bán dẫn và chip điện tử được xem như mạch máu của nền kinh tế hiện đại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Sự kiện - 30/11/2024 16:38
Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)
Với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Luật Điện lực (sửa đổi) đã chính thức được thông qua, trong đó quy định lộ trình xóa bỏ bù chéo giá điện.
Sự kiện - 30/11/2024 16:37
Quốc hội quyết đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 1,7 triệu tỷ đồng
Quốc hội khóa XV vừa thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tổng mức đầu tư hơn 1,7 triệu đồng.
Sự kiện - 30/11/2024 15:49
Chủ tịch TP. Hải Phòng được bổ nhiệm, kỷ luật Chủ tịch, Phó Chủ tịch quận
Với mô hình chính quyền đô thị TP. Hải Phòng đã được Quốc hội thông qua, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng được bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, tạm đình chỉ công tác Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND quận.
Sự kiện - 30/11/2024 12:54
Năm 2024, TP. Hà Nội kết nạp 11.114 đảng viên
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, năm 2024, toàn thành phố đã kết nạp 11.114 đảng viên, trong đó, có khoảng 2000 đảng viên mới được kết nạp từ sinh viên.
Sự kiện - 30/11/2024 12:52
Hà Nội ấn định ngày hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn phải xong trước ngày 25/12/2024.
Sự kiện - 30/11/2024 12:16
- Đọc nhiều
-
1
Công nghiệp bán dẫn, chip điện tử - 'mạch máu' của nền kinh tế hiện đại
-
2
Chiều nay (28/11),VAFIE tổ chức hội thảo 'Góp ý sửa nghị định về đặt cược thể thao'
-
3
Quốc hội quyết đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 1,7 triệu tỷ đồng
-
4
Nhiều thương hiệu quốc tế bị phạt nặng vì lập lờ với khách hàng
-
5
Đề nghị giảm sâu hoặc miễn thuế cho cơ quan báo chí
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 2 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 week ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 3 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 4 week ago