Yêu cầu kiểm tra, rà soát các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh tương tự Mumuso trên quy mô toàn quốc

Nhàđầutư
Văn phòng Bộ Công Thương vừa ra thông báo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về việc rà soát, kiểm tra tại các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh tương tự Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Mumuso Việt Nam (Mumuso Việt Nam).
HẢI ĐĂNG
04, Tháng 08, 2018 | 14:48

Nhàđầutư
Văn phòng Bộ Công Thương vừa ra thông báo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về việc rà soát, kiểm tra tại các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh tương tự Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Mumuso Việt Nam (Mumuso Việt Nam).

mumuso

Các mô hình kinh doanh giống như Mumuso bị yêu cầu kiểm tra. Ảnh minh họa

Theo thông báo của Văn phòng bộ, căn cứ vào Kết luận kiểm tra số 5520 ngày 1/7/2018 của Bộ Công Thương về việc chấp hành pháp luật về thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Mumuso Việt Nam.

Xét trên báo cáo của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng về việc rà soát, kiểm tra tại các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh tương tự Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Mumuso Việt Nam, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ đạo Vụ Thị trường trong nước chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu rà soát, đánh giá các bất cập của chính sách pháp luật quản lý hiện hành đối với mô hình kinh doanh theo chuỗi.

Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất với Bộ và các cấp có thẩm quyền các chính sách pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động của mô hình kinh doanh theo chuỗi tương tự như Mumuso Việt Nam.

Bộ trưởng cũng đề nghị Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khẩn trương điều tra và xử lý hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh tại Mumuso Việt Nam theo quy định.

Phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, giám sát và đánh giá hoạt động tuân thủ pháp luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của một số doanh nghiệp có mô hình kinh doanh tương tự Mumuso Việt Nam.

Tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo, nâng cao nhận thức tiêu dùng của người dân.

Đối với cục Quản lý Thị trường, khẩn trương tiến hành thủ tục xử lý hành vi vi phạm hành chính đối với Mumuso Việt Nam, công khai kết quả xử lý; Chỉ đạo các Chi cục Quản lý thị trường rà soát, kiểm tra hoạt động các chuỗi cửa hàng kinh doanh theo mô hình tương tự Mumuso Việt Nam trên phạm vi cả nước;

Kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ phương án xử lý khi phát hiện dấu hiệu vi phạm trong hoạt động của các doanh nghiệp có mô hình tương tự Mumuso Việt Nam.

Như Nhadautu.vn thông tin, trước đó, ngày 12/7, Bộ Công Thương đã ban hành Kết luận kiểm tra đối với Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Mumuso Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 tới ngày 31/5/2018. Kết quả cho thấy:

Về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa: Công ty kinh doanh 2273 loại hàng hóa, trong đó, 2257/2273 (99,3%) loại hàng hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc, phần còn lại được Công ty mua tại các đơn vị cung cấp hàng hóa, sản phẩm khác trong nước.

Nhãn hiệu MUMUSOKR đã được đăng ký bởi Công ty TNHH MUMUSOKR, địa chỉ: 601, 47 SEJONGDAERO 23-GIL, JONGRO-GU, SEOUL (KR). Công ty sử dụng nhãn hiệu MUMUSOKR theo ủy quyền của Công ty Mumuso Thượng Hải. Công ty Mumuso Thượng Hải là đơn vị có quyền sử dụng và quản lý nhãn hiệu MUMUSOKR trên toàn cầu theo ủy quyền của Công ty TNHH MUMUSOKR.

Bộ Công thương cũng khẳng định tại thị trường Hàn Quốc, không có chuỗi cửa hàng thương hiệu Mumuso.

Theo Bộ Công Thương, công ty có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng. Trong thông tin, tài liệu cung cấp công khai cho người tiêu dùng, Công ty sử dụng nhiều nội dung thể hiện sự liên quan tới nguồn gốc từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, Công ty không cung cấp được các căn cứ, tài liệu để xác minh tính chính xác của các thông tin cung cấp, đặc biệt là thông tin về nguồn gốc, công nghệ sản xuất sản phẩm.

Công ty có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh (quảng cáo gây nhầm lẫn về nơi sản xuất hàng hóa nhằm cạnh tranh không lành mạnh). Quá trình kiểm tra cho thấy, việc Công ty sử dụng một số nội dung quảng cáo công khai tại cửa ra vào địa điểm kinh doanh: “Mumuso; Giá chỉ từ 22.000; KOREA”; sử dụng chữ KOREA (Hàn Quốc) trên các túi đựng sản phẩm là không chính xác, có thể khiến khách hàng hiểu rằng cửa hàng, người sản xuất, nơi sản xuất, xuất xứ, sản phẩm của Công ty liên quan đến KOREA (Hàn Quốc).

Công ty có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa. Kết quả kiểm tra cho thấy: một số mặt hàng có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, có nhãn phụ bằng tiếng Việt nhưng có nội dung không phù hợp với hồ sơ công bố và hồ sơ nhập khẩu.

Công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật về công bố sản phẩm. Quá trình kiểm tra phát hiện 2 mẫu sản phẩm mỹ phẩm có nội dung về thành phần ghi trên nhãn phụ không phù hợp với nội dung về thành phần trong hồ sơ công bố. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu Công ty tiến hành thu hồi toàn bộ 02 loại mỹ phẩm nêu trên để chờ kết quả xử lý của cơ quan nhà nước.

Đoàn kiểm tra đã gửi 6 mẫu mỹ phẩm của Công ty để kiểm nghiệm giới hạn chì, arsen và thủy ngân. Kết quả kiểm nghiệm chất lượng mỹ phẩm do Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương (Bộ Y tế) thực hiện cho thấy các mẫu kiểm nghiệm đạt yêu cầu chất lượng các chỉ tiêu đã thử.

Công ty có đấu hiệu vi phạm pháp luật về thương mại điện tử. Quá trình kiểm tra cho thấy Công ty không cung cấp chính xác thông tin liên quan đến trách nhiệm thông báo website đến Bộ Công Thương.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cho biết, công ty có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về thương mại khác. Cụ thể: Công ty không thực hiện các thủ tục liên quan đến việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại gắn với nhãn hiệu MUMUSOKR.

Công ty có hoạt động thương mại tại địa chỉ Trụ sở chính nhưng không làm thủ tục đăng ký đối với địa điểm kinh doanh. 

Công ty không thực hiện thủ tục thông báo tổ chức thực hiện khuyến mại đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một số Chương trình khuyến mại.

Bộ Công Thương cho biết, Căn cứ kết quả kiểm tra, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ