Xung quanh “Nghị định 4.0” về cổ phần hóa DNNN

KÌNH DƯƠNG
12:30 01/05/2017

Mối lo “cổ phần hóa thành tư nhân hóa” vẫn hiển hiện, dù nghị định mới về cổ phần hóa DNNN được đánh giá là có nhiều nỗ lực minh bạch, công khai.

bia

Ảnh minh họa

Điểm mới ở “Nghị định 4.0”

“Kim chỉ nam” cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đang tiếp tục được hiệu chỉnh lại với nghị định mới từ Bộ Tài chính, gọi nôm na là “Nghị định 4.0”. Nghị định này là lần ban hành và “nâng cấp” thứ 4 liên tiếp của Chính phủ về quy định việc chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.

Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP; và Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

“Nghị định 4.0” vẫn kế thừa nội dung 3 nghị định trước, tuy nhiên có nhiều thay đổi rất đáng chú ý. Đầu tiên, đáng chú ý nhất, là nội dung bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Theo Bộ Tài chính, nhiều quy định về bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược có thể dẫn đến thất thoát vốn Nhà nước, chẳng hạn như việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược có thể thực hiện thỏa thuận trước cuộc đấu giá công khai ra công chúng, hay như quy định hiện hành cho phép nếu chỉ có 1 nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua cổ phần DNNN thì có thể được bán theo phương pháp thỏa thuận trực tiếp…

Trên cơ sở này, Bộ Tài chính đề xuất không tổ chức bán thỏa thuận cho nhà đầu tư chiến lược nếu chỉ có 1 nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua, mà chuyển sang bán đấu giá công khai cùng với các nhà đầu tư thông thường khác. Thêm nữa, việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược phải thực hiện đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược với nhau trên Sở giao dịch chứng khoán và thực hiện bán đấu giá sau cuộc đấu giá công khai (không áp dụng hình thức bán trước cho nhà đầu tư chiến lược và bỏ quy định mức khống chế số lượng tối đa 3 nhà đầu tư nhà đầu tư chiến lược tại mỗi doanh nghiệp).

Song song với những đề xuất liên quan đến bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, Bộ Tài chính cũng đề xuất một vài thay đổi, bổ sung khác liên quan đến việc bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Theo đó, đáng chú ý, dự thảo Nghị định bổ sung thêm phương pháp mới bên cạnh 3 phương thức bán cổ phần lần đầu hiện nay (đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành, thỏa thuận trực tiếp), đó là phương pháp dựng sổ (Book building). Phương pháp này khá phổ biến trên thế giới và được đánh giá là khá tối ưu, sát thực tế, giảm đáng kể thất thoát vốn Nhà nước khi tiến hành IPO DNNN.

Đối với khoản tiền thu được từ cổ phần hóa, dự thảo Nghị định quy định đưa số tiền thu về này tập trung về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính và giao cho SCIC thực hiện thu, chi như vai trò thủ quỹ. Khá nổi bật là Bộ Tài chính có đề xuất bỏ nội dung doanh nghiệp cổ phần hóa phải mở tài khoản riêng biệt tại ngân hàng thương mại để phong tỏa số tiền bán cổ phần lần đầu.

Đối với các tài sản vô hình, Bộ Tài chính đề xuất phải đánh giá lại loại tài sản này khi tiến hành cổ phần hóa bởi nhiều tài sản vô hình đã hết khấu hao hoặc giá trị còn lại trên sổ sách rất thấp, nhưng giá trị thực tế vẫn cao, là nguồn thu không thể bỏ sót khi cổ phần hóa, cũng là tránh hành vi trục lợi từ việc bán rẻ các tài sản này trước cổ phần hóa.

Về chi phí thực hiện cổ phần hóa, Bộ Tài chính đề xuất bỏ giới hạn chi không quá 500 triệu đồng đối với các doanh nghiệp có giá trị trên 100 tỷ đồng, đưa quyền chủ động về chi phí cổ phần hóa về cho cơ quan đại diện chủ sở hữu. Theo Bộ Tài chính, quy định này là nhằm vào những doanh nghiệp có quy mô lớn, cần phải thuê tư vấn, quảng bá doanh nghiệp trong và ngoài nước để thu hút nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư chiến lược.

Vẫn lo “tư nhân hóa”

“Xử lý như thế nào với trường hợp cổ phần hóa thành tư nhân hóa, tài sản Nhà nước thành tài sản cá nhân một số ít người?”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt vấn đề tại cuộc họp với các bộ, ngành để cho ý kiến đối với dự thảo Nghị định về chuyển DNNN thành công ty cổ phần do Bộ Tài chính soạn thảo.

Nỗi lo của vị lãnh đạo Chính phủ là hiển hiện, bởi ngay thời gian gần đây, vụ việc Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cùng gia đình nắm giữ tới gần 700 tỷ đồng trị giá cổ phiếu tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang – nơi bà Thoa từng làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc – vẫn còn như trước mắt.

Hay như trường hợp của Phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An Lê Ngọc Hoa, người từng là Tổng giám đốc Cienco 4 trước và sau khi cổ phần hóa. Thời điểm Cienco 4 cổ phần hóa cũng là lúc lượng lớn cổ phiếu của công ty này rơi vào tay vợ và con trai ông Hoa, thông qua cả sở hữu trực tiếp lẫn gián tiếp. Hiện dự án lớn nhất của Cienco 4 là BOT cầu Bến Thủy đang gây tranh cãi lớn về vấn đề thu phí tại Nghệ An và Hà Tĩnh.

Dự thảo Nghị định mới của Bộ Tài chính chưa cho thấy giải pháp khắc phục vấn đề tư nhân hóa này, có chăng chỉ là đề xuất không tổ chức bán thỏa thuận cho nhà đầu tư chiến lược nếu chỉ có 1 nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua, mà chuyển sang bán đấu giá công khai cùng với các nhà đầu tư thông thường khác.

Nhưng ngay cả với đề xuất ấy, dù cũng hạn chế được một cách thức mua cổ phần thiếu minh bạch, nhưng vẫn không thể chặn được tình trạng móc nối, “quân xanh, quân đỏ” khi tiến hành bán đấu giá cổ phần. Đây là vấn nạn lớn, không chỉ riêng với việc bán đấu giá cổ phần DNNN mà còn đối với hầu hết các đợt đấu giá liên quan đến Nhà nước nói chung.

Bài toán ở đây rõ ràng rất khó giải, nhất là khi trên thực tế, đa số các trường hợp đều lắt léo hơn rất nhiều trường hợp của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa hay Phó Chủ tịch tỉnh Lê Ngọc Hoa. Bên cạnh chuyện móc nối, “quân xanh, quân đỏ”, vấn đề định giá cũng là lỗ hổng nan giải khi tiến hành cổ phần hóa DNNN.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp góp ý dự thảo đã lưu ý Bộ Tài chính rằng, nguyên tắc là phải tính đúng, tính đủ tài sản hữu hình, vô hình vào giá trị doanh nghiệp, như việc tìm cách tính thương hiệu, lợi thế thương mại, phát minh sáng chế, cải tiến kỹ thuật, định giá đất đai,…

Định giá đất đai là câu chuyện lớn, vấn đề nóng nhất trong định giá tài sản. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong cuộc làm việc với Kiểm toán Nhà nước hồi đầu năm đã chỉ rõ tình trạng khi thực hiện cổ phần hóa, nhà đầu tư cam kết sử dụng đất đai theo quy hoạch nhưng sau khi cổ phần hóa xong thì lại có chuyện chuyển đổi quy hoạch và chuyển đổi mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch ban đầu.

Bản thân Bộ Tài chính cũng kiến nghị đưa giá trị đất (cả thuê và giao) tính vào giá trị doanh nghiệp, bao gồm cả lợi thế vị trí địa lý của khu đất, như là một giải pháp cho thực trạng trên, tuy nhiên, chưa có quy định đặc thù ngăn chặn việc móc ngoặc khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Có thể thấy được rõ nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc công khai, minh bạch tiến trình cổ phần hóa DNNN tại dự thảo Nghị định mới lần này, tuy nhiên, nhiều vấn đề căn bản dẫn đến việc thất thoát vốn Nhà nước như tình trạng móc ngoặc, “quân xanh, quân đỏ”, các vấn đề định giá, đất đai… vẫn chưa tìm ra lời giải.

  • Cùng chuyên mục
VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh

VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh

Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.

Sự kiện - 26/03/2025 16:58

Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'

Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'

Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.

Sự kiện - 26/03/2025 15:04

Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế

Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế

Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.

Sự kiện - 26/03/2025 14:20

Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới

Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới

Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp

Sự kiện - 26/03/2025 11:58

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Sự kiện - 25/03/2025 14:18

Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân

Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân

Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.

Sự kiện - 25/03/2025 13:42

Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc

Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc

Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Sự kiện - 25/03/2025 13:41

Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế

Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.

Sự kiện - 25/03/2025 12:54

Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên

Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên

Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.

Sự kiện - 25/03/2025 08:57

Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam đã thông tin, trao đổi những nét chính về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Sự kiện - 25/03/2025 07:03

Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm

Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm

Theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cột mốc Km0 sẽ được đặt tại trung tâm sân khánh tiết, phía trước tượng đài Lý Thái Tổ, giáp đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.

Sự kiện - 24/03/2025 11:04

Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng

Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024", tối 23/3/2025.

Sự kiện - 24/03/2025 07:46

Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng

Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, người dân có thể mua vàng khi giá vàng trong nước và thế giới không chênh lệch quá nhiều.

Sự kiện - 24/03/2025 07:43

Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thành lập Cụm công nghiệp hỗ trợ tại phường Hà Khẩu, TP. Hạ Long, nhằm phục vụ ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là sản xuất các bộ phận, phụ tùng ô tô và xe có động cơ khác.

Sự kiện - 24/03/2025 06:18

Chủ tịch nước: Quy mô nền kinh tế Bình Phước đã tăng gấp 92 lần

Chủ tịch nước: Quy mô nền kinh tế Bình Phước đã tăng gấp 92 lần

Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ, Bình Phước - một nơi từng là chiến trường ác liệt, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp, đến nay đã trở thành một tỉnh phát triển năng động của vùng Đông Nam Bộ, quy mô nền kinh tế tăng gấp 92 lần so với thời điểm mới giải phóng.

Sự kiện - 23/03/2025 13:28

Quảng Nam thông xe kỹ thuật cầu Sông Thu và cầu An Bình hơn 920 tỷ đồng

Quảng Nam thông xe kỹ thuật cầu Sông Thu và cầu An Bình hơn 920 tỷ đồng

Cầu Sông Thu và cầu An Bình bắc qua sông Vu Gia và sông Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam có tổng mức đầu tư 928 tỷ đồng.

Sự kiện - 23/03/2025 12:41