Xuất khẩu trái cây sang UAE, doanh nghiệp cẩn thận để tránh bị lừa

Nhàđầutư
Doanh nghiệp Việt phải tiến hành sàng lọc và xác minh rõ các đối tác, đặc biệt là đối tác mới lần đầu giao dịch, đối tác tìm kiếm qua internet, để tránh các nguy cơ bị lừa đảo tại UAE.
HẢI ĐĂNG
14, Tháng 07, 2017 | 07:30

Nhàđầutư
Doanh nghiệp Việt phải tiến hành sàng lọc và xác minh rõ các đối tác, đặc biệt là đối tác mới lần đầu giao dịch, đối tác tìm kiếm qua internet, để tránh các nguy cơ bị lừa đảo tại UAE.

Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) mới đây đã thông báo đến tất cả doanh nghiệp (DN) Việt Nam kinh doanh mặt hàng trái cây xuất khẩu sang Dubai danh sách một số DN nhập khẩu trái cây có dấu hiệu lừa đảo tại UAE.

xuat-khau

Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trái cây sang UAE cần tính kỹ. Ảnh minh hoạ

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, trong thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại UAE đã tiếp nhận, phát hiện và xử lý nhiều trường hợp DN Việt Nam bị lừa khi được mời chào mua hàng nông sản, trái cây và ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu mặt hàng này vào UAE.

Các dấu hiệu lừa đảo 

Trước tình trạng trên, ông Phạm Trung Nghĩa - Tham tán thương mại Việt Nam tại Dubai đã đưa ra một số khuyến cáo với DN Việt nhằm nhận biết và tránh các nguy cơ bị lừa đảo tại UAE.

Thứ nhất, do thị trường UAE tương đối mở và dễ tính và lại là thị trường trung chuyển đến 40% lượng hàng hoá nhập khẩu, dẫn đến sự cạnh tranh rất khốc liệt về giá cả hàng nhập khẩu và biên lợi nhuận thường ở mức thấp. Vì vậy, khi DN Việt thấy các DN UAE hỏi mua hàng ở mức giá khá cao hơn giá thị trường thì cần hết sức cảnh giác.

Thứ hai, phương thức thanh toán đối với hàng rau quả trái cây tại UAE thường là đặt cọc một phần tiền, khi nhận được bản scan bộ chứng từ gửi hàng thì trả tiếp 1 phần, và phần còn lại sau khi họ nhận hàng khoảng 15-30 ngày tuỳ trường hợp. Rất hiếm khi mở L/C, và kể cả mở L/C cũng là L/C trả chậm 30-45 ngày. Họ vịn cớ là đặc thù của rau quả trái cây là hàng mau hỏng, buôn bán trong khu vực thường cho nhau nợ, và họ ép các DN Việt Nam theo phương thức trên.

Do đó, khi đàm phán, ký kết hợp đồng, DN cần lưu ý hạn chế việc cho trả chậm hoặc nợ tiền. Nếu có cũng chỉ ở mức 10-20%, tránh trường hợp nhiều DN cho trả chậm đến 1/2 giá trị lô hàng, khi phát sinh vấn đề sẽ bị đọng vốn, và khó giải quyết.

Thứ ba, và cũng là quan trọng nhất là DN phải tiến hành sàng lọc và xác minh rõ các đối tác, đặc biệt là đối tác mới lần đầu giao dịch, đối tác tìm kiếm qua internet. Nhiều trường hợp phải sang trực tiếp địa bàn để thẩm định và làm việc với đối tác.

Điểm mấu chốt là đối với các đơn hàng ký kết lần đầu với đối tác mới, cần liên hệ với Thương vụ để đề nghị hỗ trợ, xác minh về pháp nhân, uy tín. Sau các cảnh báo của Thương vụ, rất mừng là ngày càng có nhiều DN Việt liên hệ với Thương vụ tìm kiếm sự giúp đỡ.

Kinh nghiệm làm ăn với UAE

Tham tán thương mại Việt Nam tại Dubai cho rằng, về lâu dài, các DN Việt khi làm ăn kinh doanh với UAE muốn đạt được kết quả tốt nhất thì cần chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực làm công tác xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, bạn hàng tại UAE một cách kỹ lưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật.

Ông Phạm Trung Nghĩa lưu ý, UAE là quốc gia với rất nhiều doanh nghiệp các nước hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp kinh doanh rau quả trái cây tại UAE chủ yếu là Pakistan và Ấn Độ, họ đã làm ăn hàng chục năm tại đây, có những DN làm ăn chắc chắn, bài bản, uy tín.

DN Việt Nam có thể ký hợp đồng/thoả thuận cung cấp dài hạn hàng hoá đối với các DN này theo mức giá xác định từng thời điểm, trên cơ sở % hoa hồng chia sẻ cho DN đầu mối tại UAE. Trường hợp bán hàng theo chuyến, cần xác định rõ giá thị trường của hàng và phương thức thanh toán thích hợp

“DN Việt cần hết sức hạn chế cạnh tranh theo kiểu bán hàng giá thấp để có hợp đồng, vì sẽ càng khiến cho DN UAE tận dụng ép giá, ép phương thức thanh toán, và nghiêm trọng hơn là phá vỡ mặt bằng giá hàng Việt Nam tại thị trường UAE. Đảm bảo chất lượng hàng đồng đều, tránh tâm lý hám lợi trong kinh doanh gây ra các tranh chấp không cần thiết. Liên hệ chặt chẽ với Thương vụ để biết được giá thị trường tại UAE”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Cũng theo vị này, thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại UAE sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, như triển khai khu trưng bày hàng thực phẩm, nông sản, trái cây của Việt Nam vào các hệ thống siêu thị lớn của UAE như Al Maya, Union Corps, Choithrams, Lulu,… nhằm đưa hàng hóa Việt vào nhiều hơn nữa tại các hệ thống siêu thị này. "Chúng tôi cũng sẽ trực tiếp làm việc và hỗ trợ các DN xuất khẩu Việt Nam tìm kiếm và xác minh khách hàng nhập khẩu UAE" - Tham tán thương mại Việt Nam tại Dubai khẳng định.

Ngoài ra, trong quá trình giao dịch, nếu phát hiện các DN UAE có dấu hiệu gian lận, chây ỳ thanh toán, Thương vụ sẽ tiếp tục cảnh báo tới DN Việt Nam. Trường hợp phát sinh tranh chấp, Thương vụ sẽ hỗ trợ xử lý đối với DN cả hai phía.   

Danh tính 13 doanh nghiệp nhập khẩu trái cây tại UAE có dấu hiệu lừa đảo bao gồm: Green Belt Food Stuff; Diamond Empire General Trading; Vintage International F.Z.C; Mohammad Mehdi General Trading; Onion Food Stuff Trading; Khushi Trading; Olwen International FZC; Red Fort Trading; Season Food Stuff Trading; Lassani Food Stuff Trading; Mahak Gulf Trading; Takbeer Trading; Floral Fruit.

Các công ty này thường lừa đảo theo hình thức như giao dịch với DN xuất khẩu của Việt Nam và thuyết phục ký hợp đồng xuất khẩu trái cây như chanh, chuối,... với phương thức thanh toán là trả 50% tiền sau khi nhận bản scan chứng từ gửi hàng và 50% thanh toán sau khi nhận được hàng đúng chất lượng. Lý do đây là thông lệ kinh doanh của mặt hàng trái cây, rau quả tại Dubai (người bán cho người mua nợ tiền).

Sau khi nhận bản scan chứng từ, công ty UAE gửi chứng từ cho DN Việt Nam để lấy chứng từ gốc, sau đó liên tục lấy lý do trục trặc ngân hàng để lấp liếm việc phát hành thanh toán giả  hoặc trì hoãn việc thanh toán (thậm chí là cả khoản 50% đầu tiên).

Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bị chậm trả lên đến 6 tháng - 1 năm, thậm chí sang tận nơi để đòi tiền nhưng cũng không giải quyết được do doanh nghiệp UAE cố tình lẩn tránh hoặc dùng thủ đoạn câu giờ, hứa trả thành nhiều lần nhưng không trả hoặc lại phát hàng thanh toán giả mạo.

Khi nhận hàng, công ty UAE cũng dùng thủ thuật tráo hàng chất lượng kém, khiếu nại DN Việt Nam mà không có bất cứ giấy tờ giám định chất lượng hàng...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ