Xuất khẩu gạo cao kỷ lục, sao giá trị thu được vẫn thấp?

Nhàđầutư
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 10/2022, xuất khẩu gạo đạt gần 6,1 triệu tấn, với kim ngạch gần 3 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo dù tăng 17,4% về sản lượng, nhưng giá trị chỉ tăng 7,6%. Điều đó cho thấy ngành gạo vẫn chưa đạt mục tiêu "xuất khẩu ít hơn để được nhiều hơn".
AN HÒA
21, Tháng 11, 2022 | 08:51

Nhàđầutư
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 10/2022, xuất khẩu gạo đạt gần 6,1 triệu tấn, với kim ngạch gần 3 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo dù tăng 17,4% về sản lượng, nhưng giá trị chỉ tăng 7,6%. Điều đó cho thấy ngành gạo vẫn chưa đạt mục tiêu "xuất khẩu ít hơn để được nhiều hơn".

xk gao

Xuất khẩu gạo sôi động nhưng giá trị xuất khẩu giảm là một bất hợp lý. Ảnh TL

Chi phí tăng, giá gạo lại thụt lùi

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Thành IV, hiện Công ty đang xuất khẩu các loại gạo thơm, dẻo chỉ với giá hơn 500 USD. Trong khi cùng thời điểm này của năm 2019, giá xuất khẩu loại gạo này phải từ 540 - 560 USD/tấn.

"Xuất khẩu gạo năm 2022 mặc dù rất thuận lợi về mặt thị trường nhưng giá cả chưa được tốt, trong khi chi phí sản xuất, chi phí tài chính, logistics tăng nhưng giá bán gạo lại sụt giảm, đây là một điều bất hợp lý đối với ngành hành lúa gạo hiện nay", ông Thành phân tích.

Thạc sỹ Nguyễn Anh Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản vùng I - Bộ NN&PTNT, tính đến thời điểm này nông dân cả nước đã gieo trồng được hơn 7 triệu ha lúa các vụ, đã thu hoạch trên 6,4 triệu ha với sản lượng 39,2 triệu tấn thóc, giảm khoảng 1 triệu tấn so với cùng kỳ. Dự báo sản xuất thóc cả năm khoảng 44 triệu tấn. Tương đương khoảng 22 triệu tấn gạo.

Về xuất khẩu, đến hết tháng 10 đã xuất khẩu trên 6 triệu tấn, tăng mạnh so với cùng kỳ nhưng giá xuất khẩu bình quân chỉ đạt 484,88 USD/tấn, giảm 44,21 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước.

"Giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn, so với thời điểm trước khi Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế xuất khẩu gạo thì giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam tăng trung bình khoảng 30 USD/tấn. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm 2021 thì giá gạo Việt Nam đã bị sụt giảm từ 44 – 59 USD/tấn, tùy loại, tùy thời điểm", ông Dũng phân tích .

Ông Phạm Minh Thông, Giám đốc Trung tâm phát triển bền vững Nông nghiệp Nông thôn - Phân viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp cho rằng: xuất khẩu gạo còn phụ thuộc vào một số doanh nghiệp lớn nhưng các doanh nghiệp này ít liên kết trực tiếp với nông dân và chủ yếu mua lúa, gạo qua khâu trung gian nên giá sản phẩm đội lên cao nhưng phần tăng thêm này nông dân không được hưởng.

Cùng với đó là công nghệ xay sát, chế biến gạo xuất khẩu ở một số doanh nghiệp còn lạc hậu. Xuất khẩu gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu thông qua cảng ở TP. HCM làm tăng chi phí. Trong khí việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu, đó là những hạn chế khiến hiệu quả kinh tế của mặt hàng này còn thấp trong thời gian qua.

Nhận định về thị trường xuất khẩu gạo, ông Lê Thanh Hòa, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản cho rằng với sản lượng xuất khẩu bình quân khoảng 600.000 tấn gạo mỗi tháng thì năm 2022, xuất khẩu gạo có nhiều khả năng đạt từ 7 triệu tấn trở lên. Nếu đạt mức sản lượng này thì năm 2022 sẽ là năm xuất khẩu gạo cao kỷ lục, chỉ thấp hơn năm 2012.

thu hoach lua covver

Cần có đề án nghiên cứu chuyên sâu về chuyển dịch cây trồng trên đất lúa sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Ảnh An Hòa

Tăng giá trị cho hạt gạo quá khó?

Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, ông Nguyễn Việt Anh, Tổng giám đốc  Công ty TNHH lương thực Phương Đông, cho rằng, 30 năm qua xuất khẩu gạo đã làm được rất nhiều việc, tiến bộ rất nhiều trong đầu tư thủy lợi, nghiên cứu giống, nâng cao trình độ canh tác để có sản lượng đáp đảm bảo an ninh lượng thực cho 100 triệu dân và dôi dư 6 - 7 triệu tấn dành cho xuất khẩu.  

Mặt hàng lúa gạo luôn được các quốc gia sử dụng gạo là nguồn lương thực chính xem là mặt hàng đặc biệt. Nếu giá lúa gạo tăng đột biến thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tầng lớp người có thu nhập thấp, do đó mà giá mặt hàng này luôn được kiểm soát rất chặt chẽ ở tất cả các quốc gia.

Trong thời điểm hiện nay mặc dù thị trường gạo cung không đủ cầu nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp thì ngày càng mỏng, đây là một bất hợp lý.

"Do sản xuất mặt hàng này tốn nhiều tài nguyên, hiệu quả kinh tế thấp nên Bộ NN&PTNT đã đưa ra định hướng giảm diện tích gieo trồng, giảm sản lượng, đồng thời tăng tỷ lệ gạo thơm, gạo hữu cơ để gia tăng giá trị. Tuy nhiên, để chuyển dịch cơ cấu sản xuất thì cần phải có đề án nghiên cứu chuyên sâu: Không trồng lúa thì trồng cây gì, bán ở đâu, lợi nhuận thế nào?", ông Việt Anh nói.

Kinh nghiệm từ Ấn Độ, cách nay 10 năm, quốc gia này chỉ xuất khẩu khoảng 10 triệu tấn gạo/năm, nay thì họ cũng đã tăng sản lượng gieo trồng và tăng sản lượng xuất khẩu lên trên 20 triệu tấn/năm. Như vậy, sản xuất lúa gạo hiệu quả kinh tế thấp nhưng vì sao họ vẫn đẩy mạnh sản xuất mặt hàng này?, ông Việt Anh đặt câu hỏi.

Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia kinh tế nông nghiệp thì việc Việt Nam từ một quốc gia phải nhập khẩu gạo, nhưng chỉ sau thời gian ngắn đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo, và đang là quốc gia xuất khẩu gạo tốp 3 thế giới, thì đây rõ  ràng là một kỳ tích.

Yêu cầu thị trường lúa gạo toàn cầu hiện nay đang hướng đến tiêu dùng ít hơn nhưng chất lượng phải ngon hơn, cùng với đó là điều kiện sản xuất cũng có nhiều thay đổi như biến đổi khí hậu, nguồn nước ngọt ngày càng ít đi… Điều này buộc người nông dân phải thay đổi để thích ứng.

"Giảm diện tích trồng lúa đến mức vừa phải, hướng dẫn nông dân chuyển đổi sang cây trồng hiệu quả và lo đầu ra cho các sản phẩm mới để làm sao giữ được thu nhập cho người nông dân từ bằng đến hơn trồng lúa, đó là nhiệm vụ đặt ra đối với các ngành, các cấp, viện trường và cả doanh nghiệp", GS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.

Theo ông, để hình thành được vùng sản xuất lớn thì không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp, những người đứng ra làm công việc liên kết tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ