Xây dựng chính sách phát triển điện gió ngoài khơi còn chậm

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng, việc thể chế hóa, cụ thể hóa chỉ đạo yêu cầu xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi còn chậm, cần có chính sách, giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới.
ĐÌNH VŨ
17, Tháng 12, 2021 | 11:54

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng, việc thể chế hóa, cụ thể hóa chỉ đạo yêu cầu xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi còn chậm, cần có chính sách, giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới.

toa-dam-dien-gio-KTTW

Ảnh: ĐBND

Chiều 16/12, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Hội đồng Năng lượng Gió toàn cầu (GWEC) tổ chức hội thảo Phát triển điện gió ngoài khơi vì tương lai năng lượng sạch của Việt Nam. 

Phát biểu tại hội thảo, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho biết: Trong vòng 20 năm trở lại đây, tốc độ tăng trung bình của sản lượng điện năng của Việt Nam đạt mức 10 - 12%/năm, gấp từ 1,5 - 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển trải dài hơn 3.000 km với 28 tỉnh, thành phố ven biển, vì vậy tiềm năng phát triển năng lượng gió tại Việt Nam vô cùng lớn. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năng năng lượng gió lớn nhất trong bốn nước của khu vực là Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, tương đương công suất khoảng 512GW.

Báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, tính đến hết ngày 31/10/2021, Việt Nam đã có 88 dự án điện gió hòa lưới với tổng công suất đặt khoảng 4,2GW; đối với điện gió ngoài khơi, hiện đã có 35 dự án đang nghiên cứu và triển khai với tổng công suất dự kiến lên đến 60GW.

Tuy nhiên, điện gió ngoài khơi vẫn đang là lĩnh vực mới ở Việt Nam. Theo Phó Ban Kinh tế TW, việc thể chế hóa, cụ thể hóa chỉ đạo yêu cầu “xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam” nêu tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị của các cấp, các ngành còn chậm. Do vậy, cần đánh giá tiềm năng và điều kiện, chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi. Trên cơ sở đó, khuyến nghị các chính sách và giải pháp phát triển như về thu hút vốn; xây dựng chuỗi giá trị về công nghiệp chế tạo, xây lắp và các dịch vụ liên quan, phát triển cảng, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư...

Theo tính toán của Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu (GWEC), đến năm 2030, nếu Việt Nam phát triển điện gió ngoài khơi với công suất lắp đặt khoảng 4 - 5GW thì sẽ dẫn đến mức giảm đáng kể cho chi phí. Tổ chức Năng lượng Thế giới (IEA) cũng dự báo trong tương lai, Việt Nam sẽ là một trong năm trung tâm điện gió biển của thế giới cùng với Bắc Âu, Mỹ, Đông Á, Nam Mỹ.

Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu trên, ông Ben Backwell - Giám đốc Điều hành Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC) cho rằng Việt Nam cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp, cũng như cơ chế giá phù hợp sẽ có thể phát triển tốt ngành năng lượng điện gió trong tương lai…

Ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Công Thương cho biết, nhiều địa phương trong cả nước đang đề xuất phát triển điện gió ngoài khơi với Bộ Công Thương và Chính phủ, tổng công suất lên tới 110.000MW.

Theo ông An, với cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào 2050 của Việt Nam tại hội nghị COP 26, sắp tới sẽ có lộ trình chi tiết cho các ngành, trong đó năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo quy hoạch điện VIII, và dự kiến phát triển 5.000MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 và sẽ nâng lên khoảng 40.000MW vào năm 2045. So với kịch bản tính toán đưa ra hồi đầu tháng 11 là 4.000MW đến năm 2030, thì ở lần cập nhật này công suất điện gió ngoài khơi đã tăng 1.000MW.

Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, công suất điện gió ngoài khơi trong quy hoạch VIII sau năm 2030 có thể phát triển hơn nữa nếu "điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho phép".

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Điện lực & Năng lượng tái tạo cho biết, thị trường điện gió hiện vẫn còn mới mẻ, bị ràng buộc bởi lưới truyền tải, nên Việt Nam chưa làm chủ và tham gia nhiều vào chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi.

"Đến năm 2030, Việt Nam chỉ tham gia vào lượng công suất nhất định để có thời gian tăng cường lưới điện truyền tải, hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp cho điện gió ngoài khơi, mặc dù đây là nguồn tốt để thay thế dần nhiên liệu hóa thạch nhưng phải có lộ trình", ông Tuấn Anh nói.

Trong 5.000MW điện gió ngoài khơi mà Việt Nam sẽ phát triển đến năm 2030, miền Bắc sẽ phát triển 2.000MW, miền Nam là 3.000MW. Đến năm 2045, với công suất tăng trên 40.000MW thì điện gió ngoài khơi sẽ chiếm 12% trong cơ cấu nguồn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ