World Bank: Cần 185 tỷ USD phát triển năng lượng điện ở Việt Nam tới năm 2030

Nhàđầutư
Ngân hàng Thế giới nhận định điện than vẫn là xu hướng chủ đạo, cùng với sự nổi lên mạnh mẽ của năng lượng tái tạo, trong khi điện khí và thuỷ điện sẽ giảm nhanh từ nay tới năm 2030.
XUÂN TIÊN
16, Tháng 01, 2019 | 11:19

Nhàđầutư
Ngân hàng Thế giới nhận định điện than vẫn là xu hướng chủ đạo, cùng với sự nổi lên mạnh mẽ của năng lượng tái tạo, trong khi điện khí và thuỷ điện sẽ giảm nhanh từ nay tới năm 2030.

Screen Shot 2019-01-16 at 10.15.58 AM

Thuỷ điện và điện khí sẽ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tới năm 2030, theo báo cáo của World Bank

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa công bố báo cáo "Tối đa hoá tài chính cho phát triển năng lượng ở Việt Nam".

World Bank đánh giá cao sự phát triển của lĩnh vực năng lượng điện ở Việt Nam, ghi nhận là một trong những quốc gia thành công nhất trong khối các nước đang phát triển. Trong vài năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, hiệu suất hoạt động cao tới từ hỗn hợp thuỷ điện, khí và than. Việt Nam đã xây dựng thị trường phát triển điện cạnh tranh và đang thiết lập thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào năm 2021.

Tuy nhiên, áp lực với ngành điện vẫn là rất lớn với tốc độ tăng trưởng nhanh và các quy định về phát triển năng lượng bền vững, yêu cầu nguồn vốn rất lớn đổ vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. World Bank cảnh báo nếu không chuyển dịch theo hướng này, Việt Nam sẽ tiếp tục lệ thuộc vào điện than, đi kèm với nhiều hệ luỵ về môi trường.

Screen Shot 2019-01-16 at 10.15.37 AM

Dự báo cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực năng lượng điện giai đoạn 2016-2030. Nguồn: World Bank

World Bank đánh giá Việt Nam đặc biệt thành công trong khai thác tài nguyên nội địa như khí, than, thuỷ điện. Tuy nhiên, các nguồn lực trong nước là có hạn, và Việt Nam sẽ ngày càng lệ thuộc vào năng lượng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Than nhập khẩu đang đóng vao trò rất quan trọng trong Quy hoạch điện VII của Việt Nam. Nhận biết được nguy cơ này, từ khi Việt Nam tham gia Thoả thuận COP21 vào cuối năm 2015, Chính phủ đã đặt mục tiêu nâng công suất năng lượng mặt trời và năng lượng gió lên 18 GW vào năm 2030.

Nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam tăng trưởng bình quân 13% từ năm 2000 và dự kiến sẽ tăng 8%/ năm tới năm 2030. Công suất phát điện theo đó tăng từ 42 GW hiện nay lên 60 GW năm 2020 và 100 GW năm 2030, đồng nghĩa với mỗi năm cần thêm 5 GW đưa vào khai thác đi kèm với áp lực tài chính rất lớn.

Báo cáo cho biết giai đoạn 2011-2015, trung bình mỗi năm có 7,8 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực điện. Tỷ suất đầu tư trên GDP dự báo tiếp tục giảm dần, từ 4,6% giai đoạn 2011-2015, về 3,4-4,1% giai đoạn 2016-2020, 2,6-3,2% giai đoạn 2020-2025, 1,4-1,7% giai đoạn 2025-2030. Trung bình cả kỳ 2016-2030 là 2,3-2,8%/ năm.

Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, từ năm 2016-2030, mỗi năm cần từ 8-12 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực điện, với tổng vốn đầu tư cả giai đoạn khoảng từ 152-185 tỷ USD. Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là điện than (75-92 tỷ USD), điện khí và thuỷ điện giảm dần và chỉ cần 15-19 tỷ USD. Trong khi lĩnh vực năng lượng tái tạo sẽ tăng mạnh và chỉ xếp sau nhiệt điện, yêu cầu đầu tư từ 27-33 tỷ USD. Bên cạnh đó, cần từ 34-41 tỷ USD đầu tư vào phát, truyền tải và phân phối điện năng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ