Walmart muốn làm việc trực tiếp với nhà cung cấp Việt Nam

Walmart mua hàng nhiều từ Việt Nam nhưng 95% trong số đó là từ doanh nghiệp FDI, chưa đến 10 đơn vị là doanh nghiệp Việt. Những sản phẩm, mặt hàng doanh nghiệp Việt có thế mạnh như dệt may cũng chưa có doanh nghiệp nào cung cấp trực tiếp với Walmart.
NGỌC HÀ
18, Tháng 12, 2020 | 07:46

Walmart mua hàng nhiều từ Việt Nam nhưng 95% trong số đó là từ doanh nghiệp FDI, chưa đến 10 đơn vị là doanh nghiệp Việt. Những sản phẩm, mặt hàng doanh nghiệp Việt có thế mạnh như dệt may cũng chưa có doanh nghiệp nào cung cấp trực tiếp với Walmart.

Bộ Công Thương vừa tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm triển khai đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp vào mạng phân phối nước ngoài đến 2020”. Tại sự kiện, ông Vince Trần, trưởng phòng cấp cao II, bộ phận phát triển ngành Công ty TNHH dịch vụ WMGS Việt Nam (đại diện Walmart tại Việt Nam) cho biết doanh nghiệp mua hàng nhiều từ Việt Nam nhưng 95% trong số đó là từ doanh nghiệp FDI, chưa đến 10 đơn vị là doanh nghiệp Việt.

walmart-muon-lam-viec-truc-tie-7891-7024-1608198438

Walmart mua hàng nhiều từ Việt Nam nhưng 95% trong số đó là từ doanh nghiệp FDI, chưa đến 10 đơn vị là doanh nghiệp Việt

Cũng theo vị này Walmart muốn tìm kiếm vài nghìn mã hàng từ Việt Nam, nhưng hiện mới chỉ mua được vài mặt hàng nên định hướng tới đây sẽ nâng cao hơn nữa. Tuy nhiên, việc đưa hàng Việt vào chuỗi siêu thị ngoại gặp nhiều khó khăn, khi có trên 95% nhà xuất khẩu của Việt Nam vào Walmart hiện nay là doanh nghiệp FDI. Do đó, mặc dù mong muốn được làm việc trực tiếp với doanh nghiệp mang "quốc tịch" Việt Nam, nhưng nhiều lĩnh vực doanh nghiệp nội địa vẫn chưa có thế mạnh.

"Thế mạnh của Việt Nam là những sản phẩm đồ dùng trong nhà như nội thất, ly, chén, dĩa... Doanh nghiệp Việt thích làm đơn hàng nhỏ, giá trị cao. Trong khi đó đặc thù của việc cung cấp hàng hóa vào siêu thị, giá thành mỗi sản phẩm lại không cao. Nhưng bù lại nếu đánh trúng thị hiếu của người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ bán được với số lượng lớn", ông Vince Trần nhận định.

Ví dụ như trong ngành dệt may, sản phẩm may mặc là thế mạnh của doanh nghiệp và cũng được nhà bán lẻ Mỹ mua nhiều nhất từ Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 3-4 doanh nghiệp cung cấp nhưng vẫn qua trung gian và chưa có doanh nghiệp nào được ký hợp đồng trực tiếp.

"Doanh nghiệp Việt chưa hiểu thị trường và thị hiếu người dùng Mỹ. Chúng tôi kỳ vọng doanh nghiệp có thể thiết kế được sản phẩm, nhận định được xu hướng và khuyến nghị với Walmart về những sản phẩm đó. Thời gian tới, Walmart ưu tiên làm việc trực tiếp với doanh nghiệp Việt nhưng cần một kênh kết nối chủ động hơn", ông Vince Trần nói.

Ông Tạ Hoàng Linh, vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ Bộ Công Thương, cho rằng doanh nghiệp Việt cần phải có sự thay đổi, quyết tâm lớn, làm đến nơi đến chốn khi muốn tham gia chuỗi hệ thống siêu thị nước ngoài. Thực tế 5 năm triển khai đề án đã giúp nâng cao nhận thức của doanh nghiệp với cách tiếp cận mới khi tham gia sân chơi quốc tế là làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Dẫn chứng, ông Linh kể câu chuyện có doanh nghiệp khi đi khảo sát siêu thị nước ngoài, đã mua một loạt sản phẩm tại siêu thị và về nhà tách ra từng cấu phần của sản phẩm. Từ đó phân tích giá thành, vật liệu để so sánh năng lực cạnh tranh của chính mình, từ đó có điều chỉnh cho phù hợp.

Bộ Công Thương đánh giá sau 5 năm thực hiện đề án, các hệ thống phân phối nước ngoài đã hợp tác chặt chẽ và thông qua Bộ góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu trong hệ thống tập đoàn nước ngoài, xây dựng hệ thống doanh nghiệp cung cấp hàng Việt đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất khẩu, đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe và hướng tới sự phát triển bền vững.

“Chính phủ và Bộ Công Thương đánh giá đây là đề án quan trọng và mang lại hiệu quả thiết thực, đóng góp một phần không nhỏ vào việc thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước trên thế giới”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận định.

Thứ trưởng Hải cũng cho rằng, sự hiện diện tích cực của các nhà phân phối bán lẻ lớn nhất như WalMart, AEON, Central Retail, Lotte, Mega Market… là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại ngày càng phát triển giữa Việt Nam với các đối tác Mỹ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…, cũng như sức hấp dẫn ngày càng tăng của Việt Nam trong vai trò là thị trường bán lẻ, là nguồn cung quan trọng cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

(Theo NDH)

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25180.00 25185.00 25485.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30846.00 31032.00 32001.00
HKD 3185.00 3198.00 3302.00
CHF 27415.00 27525.00 28378.00
JPY 160.64 161.29 168.67
AUD 16085.00 16150.00 16648.00
SGD 18346.00 18420.00 18964.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18198.00 18271.00 18809.00
NZD   14807.00 15308.00
KRW   17.63 19.26
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2290.00 2378.00
NOK   2269.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ