Vũng Chùa - Đảo Yến: Thông reo biển hát ru Người

Nhàđầutư
Vũng Chùa - Đảo Yến, nơi Người anh hùng dân tộc trở về đất mẹ bên giấc ngủ ngàn thu. Nhân kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh liệt sỹ, tôi trở lại nơi đây, dòng người cứ nối dài thêm. Vùng đất ấy, thông vẫn reo, gió vẫn hát, sóng biển vẫn âm thầm, chim yến vẫn gọi bầy cất tiếng hát ru Người.
ANH BÌNH
27, Tháng 07, 2018 | 06:21

Nhàđầutư
Vũng Chùa - Đảo Yến, nơi Người anh hùng dân tộc trở về đất mẹ bên giấc ngủ ngàn thu. Nhân kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh liệt sỹ, tôi trở lại nơi đây, dòng người cứ nối dài thêm. Vùng đất ấy, thông vẫn reo, gió vẫn hát, sóng biển vẫn âm thầm, chim yến vẫn gọi bầy cất tiếng hát ru Người.

FAD676CA-4399-4D53-955B-C020D1F12855

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911-4/10/2013)

Vũng Chùa - nơi hội tụ hồn cốt đất Việt

Vũng Chùa - Đảo Yến nằm cách đèo Ngang (ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Bình - Hà Tĩnh) cách đường thiên lý quốc lộ 1A khoảng chừng 5 cây số về hướng Đông. Nơi đây được mệnh danh là một vùng đất linh thiêng chỉ dành riêng cho các bậc “khai quốc công thần” làm nơi an nghỉ vĩnh hằng để bảo hộ phù trì đất nuớc con rồng, cháu lạc. Là thế đất rồng cuộn hổ ngồi, nơi dãy Hoành Sơn vươn xa ra biển cả. Tương truyền lưu cốt, cái thủa xa xưa trên Đảo Yến để lại dấu tích nền móng một ngôi chùa cổ lớn nên người dân trong vùng gọi đây là Vũng Chùa. Do thời gian chiến tranh, mưa bão, sóng biển bào mòn, dấu tích xưa củ ấy nay cũng đã mòn theo năm tháng.

Vũng Chùa bên sóng biển nhưng rất kín gió bởi được bao bọc của ba hòn đảo, đảo Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, nên ở đó ngư dân làm nơi neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão.

Đảo Yến thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông (Quảng Trạch, Quảng Bình) cách đất liền khoảng chừng vài cây số. Quang cảnh Vũng Chùa - Đảo Yến mênh mông yên lặng, phong cảnh đẹp, hữu tình, thơ mộng. Đứng trên đảo nhìn vào đất liền, là cả bãi cát tinh khôi trải dài tít tắp, phía trên cây cối bốn mùa xanh tươi. Từ Đảo Yến trông ra xa có thể thấy được Hòn La, Hòn Gió. Ba hòn đảo này tạo thành hình tam giác, thế tựa vững chải như kiềng ba chân.

Về phong thủy ở khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, một nhà chiêm tinh học từ Huế nói rằng: Xưa nay các bậc đế vương, hiền nhân quân tử đều rất coi trọng thuật phong thủy trong việc xây nhà, chọn đất đóng đô, xây dựng đền đài, lăng tẩm, chọn làm nơi an nghỉ vĩnh hằng. Cũng theo thuật phong thủy phương Đông, một thủ đô bền vững, một ngôi nhà bền vững, một khu lăng mộ phát tài, phát lộc cho con cháu đều phải được hội tụ đủ ba yếu tố: Bối sơn, Diệp thủy, Hướng dương. Bối sơn, tức là dựa lưng vào núi, Diệp thủy trước mặt là nước, Hướng dương là hướng ra phía mặt trời, hướng ra biển lớn...

Bối sơn: Việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn Mũi Rồng - Vũng Chùa, vùng đất voi chầu hổ phục, đầu dựa vào núi Hoành Sơn quan, một nhánh đâm ngang của dãy Trường Sơn Bắc hùng vĩ. Phía Bắc là dãy núi cao tây Nghệ An, ở giữa cãc dãy đá vôi Quảng Bình và đồi thấp Quảng Trị, phía Nam là vùng núi tây thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Diệp thủy: Trước mặt lăng Đại tướng gần nhất là Vũng Chùa, xa chút nữa là biển Đông rộng 3.477 triệu km2, xa khơi là Thái Bình Dương rộng lớn, năm châu bốn biển. Mộ của Đại tướng nằm gối đầu vào dãy Trường Sơn Bắc, chân đạp lên 3 hòn đảo vững thế kiềng 3 chân: Hòn Yến, Hòn Gió, Hòn La; nghỉ xa hơn nữa là hai chân Đại tướng gác lên cả hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của Tổ quốc.

Hướng dương: Mũi Rồng - Vũng Chùa theo la bàn dư địa chí có hướng Đông Nam, hướng xuống các nước Đông Nam Á, biển đảo.

hh

Vũng Chùa - Đảo Yến - Nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Việc chọn đất đóng đô của Quang Trung - Nguyễn Huệ, của thời vua chúa nhà Nguyễn tại Phú Xuân thuận theo thuật phong thủy này. Mặt khác, cũng theo phong thủy, người ta thường quan niệm rằng “tụ thủy tụ nhân”. Vũng Chùa là một vùng biển tụ thủy hiếm có. Việc các vua Hùng chọn đất Phong Châu - Phú Thọ (ngã ba sông) để đóng đô hay gần đây nhất, tỉnh Hà Tĩnh cũng chọn ngã ba bến Tam Soa để xây khu lăng mộ Cố Tổng Bí thư Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cũng theo thuật phong thủy “tụ thủy tụ nhân”.

Như vậy, việc chọn Mũi Rồng - Vũng Chùa để người an giấc là một lựa chọn có một không hai xét về mặt phong thủy trong đó có yếu tố quân sự. Rất ít nơi có được một vị thế đẹp như ở đây, vừa thanh bình vừa kín gió, lưng tựa núi mặt nhìn ra biển lớn. Nhiều nhà phong thủy và các nhà quân sự đến đây sau khi quan sát, phân tích họ đều thốt lên, phong thủy nơi đây không nơi nào sánh nổi và họ phải cúi đầu bái  phục  Đại Tướng.

TS Phan Viết Dũng - nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa thông tin Quảng Bình cho biết: Vũng Chùa - Đảo Yến là thắng cảnh nằm chung trong vịnh Hòn La mà sách Đại Nam dư địa chí ước biên của Cao Xuân Dục thời nhà Nguyễn gọi là vịnh La Sơn. Trong sách nêu rõ vịnh La Sơn được bao bọc bởi những ngọn núi như những bức tường thành, phía đất liền là dãy Hoành Sơn “thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng, điệp điệp lan ra tận biển” với đỉnh Mũi Rồng che chắn phía Tây - Bắc, ở phía Đông có nhiều đảo nhỏ (dân gian gọi là hòn), nơi hội tụ của rừng và biển, con Rồng cháu tiên”.

Sau hai cuộc viễn chinh chống Pháp và chống Mỹ, năm 1990, Người có chuyến tranh thủ về thăm quê và được các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đi tham quan một số mô hình kinh tế rừng, biển. Khi đặt chân tới Vũng Chùa, Người trèo lên đỉnh núi Rồng đưa mắt nhìn về phía biển cả. Khi dừng chân nghỉ ngơi trên chiếc võng đung đưa gối đầu lên núi và bây giờ, chính nơi Người mắc võng là nơi Người an giấc ngàn thu.

Ngày Người trở về đất mẹ

Đó là ngày 13/10/2013 (09/09 âm lịch) được gọi là ngày trùng cửu, dân tình cho đó là ngày hồng tang của Đại tướng. Ngày trùng cửu bởi số 9 là số lớn nhất trong dãy số tự nhiên (mồng 9 và tháng 9). Người dân thường chọn ngày này là ngày đặc biệt để mở hướng làm ăn, cũng là ngày quyết định những việc đại sự. Để kịp đón Người về, trước đó Bộ đội Biên phòng và các nhà thi công đã không quản ngày đêm hoàn thành tuyến đường từ thôn Thọ Sơn vào Vũng Chùa - Đảo Yến.

Đặc biệt khu vực phần mộ do lực lượng biên phòng đảm nhận trọng trách. Chưa đầy một tuần lễ tất cả đã hoàn tất. Tôi còn nhớ, ngày 13 không khí ở Vũng Chùa trời yên, biển lặng và gió ngừng thổi, mọi cảnh vật, con người ở đây ngơ ngẩn nín thở để đón đợi Người. Đúng 16h tiếng chuông chùa cất lên như vọng tận xuống đáy biển, một cột sóng biển tung cao vỗ vào vách núi, tạo thành những hạt tinh thể rơi lả tả như những dòng lệ tuôn trào.

Biển khóc, rừng núi khóc, chim én ngừng hót, hàng vạn trái tim như ngừng đập, nức nở trước sự xuất hiện của chuyến xe đại xa đưa linh cửu của Người từ từ tiến vào Vũng Chùa. Khi chiếc đại xa dừng lại, hàng vạn con dân vỡ òa tiếng khóc rồi cúi đầu kính cẩn trước anh linh Người. Đội quân tiêu binh nét mặt đăm chiêu nâng nhẹ linh cữu như nhắc nhở nhau hãy giữ bình yên giấc ngủ của Người.

kkk

Tuổi trẻ cả nước về viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến

Tôi còn nhớ như in, Chủ tích nước Trương Tấn Sang thời bấy giờ trong xúc động: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một Vị tướng tài đức, mẫu mực, người Anh hùng vĩ đại của dân tộc, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, người con yêu dấu của nhân dân. Người ra đi là một tổn thất to lớn đối với toàn thể dân tộc Việt Nam…

16h20 khi linh cữu Người từ từ được đặt xuống phần mộ đó là lần cùng Người ra đi về thế giới bên kia, về với anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chiều nay, tôi trở lại Vũng Chùa, Đảo Yến cùng dòng người đến bên ngôi mộ Người, xin được dâng một nén hương thơm để tỏ lòng nhớ ơn Người anh hùng vĩ đại của dân tộc. Tạm biệt Vũng Chùa, Đảo Yên cõi thiêng, thông vẫn reo, biển vẫn hát ru Người mãi mãi.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ