Vui buồn chuyện kinh doanh bất động sản thời thị trường trầm lắng

Nhàđầutư
Hẳn là những người làm môi giới bất động sản (BĐS) phía Nam đang "dở khóc, dở cười" trong những tháng qua, bởi thị trường đang trầm lắng. Lượng khách hàng "chốt" chỉ đếm trên đầu ngón tay, việc duy trì công việc trong bối cảnh như vậy là hết sức khó khăn nhưng, cũng có người vẫn sống khỏe.
VŨ PHẠM
21, Tháng 10, 2022 | 08:21

Nhàđầutư
Hẳn là những người làm môi giới bất động sản (BĐS) phía Nam đang "dở khóc, dở cười" trong những tháng qua, bởi thị trường đang trầm lắng. Lượng khách hàng "chốt" chỉ đếm trên đầu ngón tay, việc duy trì công việc trong bối cảnh như vậy là hết sức khó khăn nhưng, cũng có người vẫn sống khỏe.

"Kẻ khóc, người cười"

"6 tháng rồi, em chưa chốt được một sản phẩm nào với khách hàng... Để duy trì cuộc sống em còn chạy grap kiếm thêm. Chưa bao giờ, em thấy thị trường lại khó khăn như lúc này. Ngay cả trong lúc dịch bệnh, em vẫn còn bán được hàng, nhưng giờ nhiều nhân viên môi giới cũng rơi vào trong tình cảnh tương tự. Thậm chí có hàng, nhưng khách vẫn không muốn mua", T.H nhân viên môi giới một sàn BĐS ở TP.HCM nói với Nhadautu.vn như vậy.

Để duy trì công việc duy trì ngọn lửa đam mê với nghề, trang trải cuộc sống và chờ đợi thị trường sôi động trở lại, T.H đang kiếm thêm một số công việc khác.

"Em kiếm thêm việc phụ để trang trải cuộc sống, song song với việc chính của mình, trau dồi thêm kỹ năng, kiến thức để có thêm kinh nghiệm. Hy vọng, cuối năm, sẽ chốt được với nhiều khách hàng hơn và sang năm mọi thứ trở lại bình thường", T.H cho hay.

moi-gioi

Nhiều nhân viên môi giới đang bước vào thời kỳ "ngủ đông" vì không có giao dịch. Ảnh minh họa/Hạ Vy

Tương tự, K.D, nhân viên sàn môi giới dưới Bình Dương cho biết, suốt mấy tháng trời không kiếm được một đồng nào từ việc bán sản phẩm BĐS và đang tính chuyển sang công việc khác.

"5 tháng trôi qua, em chưa chốt được sản phẩm nào, mọi thứ xong quanh như đang đi ngược lại. Nghĩ đến cảnh mỗi ngày đi làm đều phải suy nghĩ kiếm tiền ở đâu để ăn. Ngày được buổi no, buổi đói, Tết thì sắp đến rồi anh ạ...", K.D bùi ngùi kể lại và tính chuyển sang làm công nhân hoặc chạy bàn.

Trong khi đó, H.N, người làm môi giới lâu năm ở Đồng Nai cho rằng, hầu hết nhân viên môi giới thời điểm này không bán được hàng là do họ lựa chọn dòng BĐS đầu tư và giá trị cao. Chính sách Nhà nước, truyền thông đang không ủng hộ dòng BĐS đầu tư, nhất là đất nền. Với những BĐS có tính thương mại hình thành trong tương lai giá cũng cao, khách dùng đòn bẩy tài chính nhiều nhưng hiện nay ngân hàng lại đang siết giải ngân.

"Đi đâu cũng thấy người kinh doanh, đầu tư BĐS dẫn đến thị trường cạnh tranh khốc liệt. Chỉ những môi giới ở thị trường thứ cấp, bán sản phẩm hiện hữu để khách hàng mua hoặc thuê sử dụng kinh doanh thì vẫn còn có giao dịch đều", H.N nhìn nhận.

Còn dưới góc nhìn người có "sạn" trong nghề, T.N, nhân viên môi giới ở TP.HCM cho rằng, bản thân làm BĐS hơn 7 năm nhưng chưa có tháng nào không có giao dịch. Thị trường tuy có trầm lắng nhưng không phải ở đâu và sản phẩm nào cũng như vậy.

"Cách đây vài hôm, tôi cũng vừa chốt 2 lô trên Đắk Lắk, còn ở Lâm Đồng, Khánh Hòa thì vẫn đều đều tháng vài khách hàng. Thậm chí, nếu bản thân không bán được sản phẩm F1 phải kiếm, bán sản phẩm F2. Còn nếu không kiếm được sản phẩm F2 thì kiếm khách cho thuê, liên kết cho thuê...", T.N chia sẻ và cho rằng, thị trường thay đổi liên tục, do đó, nhân viên môi giới từ đó cũng phải thích ứng linh hoạt.

Có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực môi giới cho rằng, thời điểm này làm môi giới BĐS sẽ gặp nhiều thách thức khi chi phí markerting tăng cao, khách hàng luôn trong tâm thế thận trọng vì ngân hàng tăng lãi và siết tín dụng. Nhà đầu tư không còn quyết định mua hàng như trước đây. Thị trường BĐS thay đổi không ngừng, do đó, làm môi giới cũng phải linh hoạt biến đổi, cần tích lũy và trau dồi thêm kiến thức để tiếp cận được nhiều "tệp" khách hàng hơn.

Những câu chuyện nêu trên không phải đại diện cho tất cả những người làm môi giới, nhưng rõ ràng, ở thời điểm hiện tại, khi thị trường BĐS đang có biến động thì việc duy trì, gắn bó với nghề cũng trở thành thách thức lớn, đặc biệt là những người mới vào nghề hoặc vào nghề được 1, 2 năm.

Thị trường bước vào giai đoạn tái cân bằng

Số liệu của Hội môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho thấy, nguồn cung BĐS đang có xu hướng giảm rõ rệt, chủ yếu thuộc phân khúc trung, cao cấp với mức giá không phù hợp với đa số người dân có nhu cầu ở thực. Tỷ lệ hấp thụ trong quý III chỉ đạt 33,5%, giảm mạnh so với giai đoạn nửa đầu năm; lượng giao dịch giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2021.

Dòng vốn BĐS gặp khó và lãi suất tăng khiến nhà đầu tư do dự trong các quyết định đầu tư. Giá BĐS có dấu hiệu chững lại, một số dự án đã phải sử dụng chính sách bán hàng linh hoạt, chiết khấu, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết vay, mua lại,...

Mặc dù tình hình giao dịch có dấu hiệu sụt giảm nhưng, VARS khẳng định thị trường BĐS chưa rơi vào suy thoái bởi sự quan tâm và nhu cầu vẫn ở mức cao. Hiện tượng sốt đất, bong bóng gần như không còn xuất hiện, hoạt động đầu cơ giai đoạn này gần như bị triệt tiêu.

Việc sử dụng đòn bẩy tài chính mua nhà để đầu tư phải được tính toán một cách thận trọng, hướng vào những sản phẩm phục vụ nhu cầu thực trên nền tảng phải cân nhắc kỹ càng những biến số vĩ mô, địa chính trị xung quanh, đề phòng thị trường sẽ có những diễn biến tiêu cực.

Chính sách đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, trong đó, nhóm dự án hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn sẽ tạo ra nhiều khu kinh tế, du lịch, đô thị... kéo theo đó sẽ là nhu cầu về nhà ở, nghỉ dưỡng, dịch vụ, văn phòng...

Thị trường BĐS sẽ bước vào giai đoạn tái cân bằng, tiếp tục phát triển bền vững khi Nhà nước điều tiết tốt những chính sách, công cụ nhằm điều tiết cung cầu hàng bất động sản như thuế, tín dụng, đất đai, tài chính... hoặc thu hút đầu tư.

Chia sẻ với Nhadautu.vn, ông N.V.H, Giám đốc công ty BĐS TP.HCM nhận định, việc tăng cường kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực BĐS khiến người dân khó vay tiền mua nhà, các nhà đầu tư trước đây bị chôn vốn không bán ra được do thanh khoản kém, các nhà đầu tư có nguồn tài chính tốt có xu hướng cất giữ tiền mặt, chờ đợi mức giá giảm để tham gia vào thị trường.

"Thị trường giao dịch trầm lắng, doanh nghiệp BĐS khó khăn không khác gì thời điểm giãn cách vì dịch COVID-19 khi vừa phải tìm nguồn hàng, tìm kiếm giao dịch, thích ứng với những thay đổi về chính sách vừa phải tìm cách giữ nhân viên đòi hỏi doanh nghiệp cần xác định năng lực mạnh để đảm bảo triển khai dự án", ông N.V.H nhìn nhận.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ