Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp: 'Tồn kho công nghiệp chế biến chế tạo tăng 13,6%'

Nhàđầutư
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, kết thúc năm 2019 chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng chậm, trong chỉ số tồn kho lại tăng cao so với năm 2018.
ĐÌNH VŨ
28, Tháng 12, 2019 | 07:44

Nhàđầutư
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, kết thúc năm 2019 chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng chậm, trong chỉ số tồn kho lại tăng cao so với năm 2018.

Tổng cục Thống kê ngày 27/12 tổ chức buổi họp báo công bố các chỉ số kinh tế vĩ mô quý 4/2019 với những con số tăng trưởng ấn tượng của nền kinh tế cả năm 2019. Tuy nhiên, nhìn sâu vào con số cụ thể một số ngành cho thấy còn nhiều điểm đáng lo ngại.

Công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế. Năm 2019, khu vực này ghi nhận mức tăng trưởng khá là 8,9%.

Tuy nhiên, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo lại tăng trưởng chậm hơn năm 2018, chỉ tăng 9,5% so với năm trước, trong khi năm 2018 tăng 12,4%. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/12/2019 cũng đã tăng 13,6% so với cùng thời điểm năm trước.

20191227_210046

Họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý 4/2019

Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê cho biết, công nghiệp chế biến chế tạo là một trong những ngành quan trọng nhất đóng góp vào tăng trưởng GDP, riêng chế biến, chế tạo đã đóng góp khoảng gần 33% GDP.

Trong nhiều năm trở lại đây, chế biến, chế tạo đóng vai trò là ngành mũi nhọn cho nền kinh tế, nhưng riêng năm 2019 tốc độ tăng trưởng của công nghiệp nói chung và chế biến, chế tạo nói riêng đã thấp hơn 2 năm trước.

"Tổng cục Thống kê cũng đã đưa ra cảnh báo, những năm sau chế biến, chế tạo nói riêng, công nghiệp nói chung sẽ tăng trưởng khó khăn hơn, khó giữ được đà tăng trưởng như những năm gần đây. Đó là lý do tại sao tồn kho của ngành này ở mức cao và chỉ cần số tiêu thụ thấp hơn chỉ sổ sản xuất", ông Thúy nói.

Theo đó, chỉ số công nghiệp năm nay chỉ tăng 9,1% thấp hơn các năm trước. Quy mô của ngành chế biến, chế tạo rất lớn, nhưng lại phụ thuộc nhiều vào FDI, trong khi FDI lại phụ thuộc phần lớn vào công ty mẹ ở nước ngoài. "Đặc biệt như Samsung, với quy mô sản xuất rất lớn nên khó bảo đảm được mức độ ổn định", ông Thúycho biết.

Tuy nhiên, ông Thuý cho rằng mức tiêu thụ ngành chế biến chế tạo vẫn ở ngưỡng an toàn, đặc biệt tồn kho chỉ ở mức 13,8% đã giảm nhẹ so với năm trước (14,2%). Tồn kho của chế biến, chế tạo không đáng lo ngại, chủ yếu do tồn kho ở một số ngành có tính chất ở tình thế, tạm thời, có khả năng giải toả trong thời gian tới.

Ông Thúy lấy ví dụ như tồn kho ngành chế biến xăng dầu: Các tổng công ty chế biến xăng dầu, như xăng dầu Nghi Sơn có công suất lớn nhưng chưa tìm được thị trường trong nội địa. "Sắp tới với sự vào cuộc của Chính phủ, các bộ, ngành để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tối đa được sông suất sản xuất và giải toả tồn kho", ông Thúy cho hay.

Ngành thứ 2 ghi nhận số lượng tồn kho lớn là sản xuất kim loại, điển hình là Formosa. Theo ông Thúy lý giải, Formosa đang giữ lại nguyên vật liệu để sản xuất thép thành phẩm vì giá thành nguyên liệu nhập tăng cao, buộc tổ hợp này phải giữ lại nguyên liệu để đảm bảo sản xuất liên tục (trước đó Formosa vừa bán kim loại nguyên liệu, vừa bán sắt thành phẩm).

Ngành thư 3 có mức độ tồn kho cao là ngành sản xuất phương tiện vận tải, ô tô, xe máy. Ông Thúy lấy ví dụ VinFast, vừa mới đi vào sản xuất từ giữa năm ngoái, cho đến nay đang trong thời kỳ tiếp cận thị trường.

Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2019 tăng 8,9% so với năm trước, trong đó ngành công nghiệp tăng 8,86% ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của toàn ngành tăng 11,29%.

Tính chung cả năm 2019, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5% so với năm trước (năm 2018 tăng 12,4%). Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/12/2019 tăng 13,6% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2018 tăng 14,1%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân năm 2019 đạt 68,8% (năm 2018 là 64,4%).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ