'Vũ khí' dưới lòng biển của Huawei có thể khiến Mỹ e dè
Huawei đang trỗi dậy mạnh mẽ trong ngành công nghiệp cáp quang biển, có thể đe dọa vị thế thống trị của Mỹ và đồng minh phương Tây.

Các thợ lặn bảo trì một đường cáp quang dưới đáy Thái Bình Dương hồi năm 2017. Ảnh: Flickr.
Trong khi Mỹ gây áp lực lên các đồng minh nhằm loại bỏ Huawei khỏi danh sách cung cấp mạng di động 5G, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc vẫn âm thầm phát triển một trong những thành phần quan trọng nhất của hạ tầng viễn thông: Cáp quang biển.
Gần như mọi quá trình truyền dữ liệu hiện nay đều sử dụng hệ thống cáp ngầm dưới đáy đại dương, tỷ lệ dữ liệu được truyền qua vệ tinh viễn thông chỉ chiếm 1%. Mỹ, Nhật Bản và châu Âu là các bên đang thống trị thị trường cáp quang biển, nhưng vị thế này có thể không vững chắc như họ vẫn tưởng. Huawei năm ngoái khiến các đối thủ phải chú ý khi hoàn thành một tuyến cáp quang biển nối Nam Mỹ với châu Phi.
Dư luận thế giới đang tập trung sự chú ý vào cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc, khi Washington tìm mọi cách loại bỏ các thiết bị Huawei khỏi mạng 5G, mạng lưới truyền tải thông tin không dây nhanh hơn nhiều so với thế hệ hiện tại. Mỹ đã thuyết phục được Australia và Nhật Bản đứng về phía mình và đang gây sức ép để các đồng minh Anh, Đức và Pháp có động thái tương tự. Washington thậm chí còn đe dọa không cung cấp những thông tin an ninh quan trọng cho đồng minh nếu họ từ chối "cấm cửa" thiết bị của Huawei trong mạng 5G.
Về phần mình, Huawei không có dấu hiệu lùi bước. Nhà sản xuất điện thoại thông minh này đang chuẩn bị cho những đợt bán hàng mới ở châu Âu, Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi. Cuộc đấu "một mất một còn" nhằm kiểm soát dữ liệu và công nghệ viễn thông đang hình thàng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong cuộc đấu đó, vấn đề cáp quang biên chưa thu hút được sự chú ý từ công chúng, song các nhà hoạch định chính sách an ninh ở Mỹ, Nhật Bản và Australia đang ngày càng quan ngại.
Hiện toàn thế giới có gần 400 tuyến cáp quang dân sự nằm dưới đáy biển. Hầu hết mọi email hay file số hóa được chuyển từ lục địa này sang lục địa khác bằng đường truyền tín hiệu qua mạng lưới cáp quang biển. Các quốc gia cũng xây dựng những mạng lưới cáp biển bí mật, phục vụ mục đích quân sự.
Công ty dẫn đầu trên thị trường cáp quang biển toàn cầu là SubCom của Mỹ, còn công ty NEC của Nhật và Alcatel-Lucent của châu Âu lần lượt xếp ở vị trí thứ hai và ba. Kết hợp với nhau, ba công ty trên chiếm hơn 90% tổng chiều dài cáp trên thế giới. Tuy nhiên, Huawei đang dần phá vỡ sự kiểm soát thị trường cáp quang biển của phương Tây.
Khoảng một thập kỷ trước, Huawei bắt đầu bước chân vào ngành công nghiệp cáp ngầm khi liên doanh với công ty Global Marine Systems của Anh. Tập đoàn Trung Quốc mở rộng hiện diện bằng cách tạo những mạng lưới cáp quang biển nhỏ ở các khu vực như Đông Nam Á hay vùng Viễn Đông thuộc Nga.
Đến tháng 9 năm ngoái, Huawei gây bất ngờ cho Nhật Bản, Mỹ và châu Âu bằng việc hoàn thành tuyến cáp xuyên Đại Tây Dương dài 6.000 km, nối Brazil với Cameroon. Điều này cho thấy năng lực phát triển mạnh của Huawei, dù họ vẫn thua xa những công ty đi trước về kinh nghiệm vận hành và số lượng tuyến cáp.
Trong giai đoạn 2015-2020, Huawei dự kiến hoàn thành 20 tuyến cáp mới, chủ yếu là những tuyến ngắn dưới 1.000 km. Nếu đạt được mục tiêu trên, thị phần của công ty vẫn ở mức dưới 10%, nhưng về lâu dài, Huawei hoàn toàn có thể trở thành một mối đe dọa. Tập đoàn Trung Quốc hiện tham gia khoảng 30 dự án cáp biển và 60 dự án cáp mặt đất nhằm tăng khả năng truyền tải dữ liệu.
Ngay cả nếu Mỹ loại bỏ thành công Huawei khỏi danh sách nhà cung cấp thiết bị mạng 5G ở các quốc gia lớn, tập đoàn viễn thông Trung Quốc vẫn có khả năng cản trở những nỗ lực của Mỹ nhằm duy trì vị thế dẫn đầu trong dịch vụ quản lý dữ liệu toàn cầu. Các nhà hoạch định chính sách an ninh ở Mỹ, Nhật và Australia đã bắt đầu phối hợp để tìm cách ngăn chặn mối đe dọa tiềm tàng này.
Những bước đi họ đang cân nhắc bao gồm cấm Huawei đặt cáp kết nối tới ba nước và kêu gọi chỉnh phủ các nước khác ngăn Huawei tham gia vào những dự án xây dựng những tuyến cáp quan trọng. Tuy nhiên, có ít nhất hai lý do khiến giải pháp trên không hiệu quả với Huawei.
Lý do đầu tiên nằm ở khả năng phát triển. Chỉ trong một thập kỷ, Huawei đã có thể vươn lên trở thành một thế lực thách thức các đối thủ phương Tây. Ngoài tuyến cáp Brazil - Cameroon, gã khổng lồ Trung Quốc đang xây dựng những tuyến cáp liên kết Pakistan với Kenya hay Cộng hòa Djibouti với Pháp.
Bên cạnh đó, Huawei cũng có thể hưởng lợi từ chính sách của Bắc Kinh, thúc đẩy các công ty Trung Quốc xây dựng hạ tầng kỹ thuật số trên khắp thế giới, hưởng ứng sáng kiến Vành đai và Con đường. Không rõ Huawei nhận được bao nhiêu hỗ trợ từ chính phủ Trung Quốc, nhưng đó rõ ràng là lợi thế đáng kể về chi phí so với các đối thủ Nhật, Mỹ và châu Âu.
Các chuyên gia cho rằng việc loại bỏ hoàn toàn các công ty Trung Quốc khỏi quá trình phát triển cơ sở hạ tầng quốc tế gần như là điều bất khả thi và cũng là hành động không khôn ngoan. Với lượng dữ liệu truyền tải liên tục tăng vọt, nhu cầu cáp quang biển ở châu Á - Thái Bình Dương đang rất lớn và các cường quốc trong ngành khó lòng tự mình đáp ứng nhu cầu bùng nổ như vậy.

Logo của Huawei tại một cửa hàng tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP.
Một số chuyên gia cho rằng Mỹ, Nhật và châu Âu chỉ cần tập trung duy trì quyền kiểm soát đối với những "tuyến cáp cốt lõi" truyền tải thông tin an ninh và dữ liệu công nghệ nhạy cảm. Theo họ, ngoài Nhật Bản, Mỹ và Australia, các tuyến cáp kết nối những thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng nên bị giới hạn quyền tiếp cận của Huawei.
Một thách thức chính sách cấp bách khác là tăng cường an ninh cho các trạm thông tin mặt đất. Giới chuyên gia đánh giá việc chặn luồng thông tin đi qua cáp quang dưới đáy biển là rất khó nhưng việc kiểm soát dữ liệu đến các trạm mặt đất là hoàn toàn khả thi. Nếu một trạm như vậy bị phá huỷ, lượng lớn dữ liệu kinh tế thế giới và nhiều thông tin liên lạc quan trọng khác có thể mất ngay lập tức, với những hậu quả tàn khốc kèm theo.
Cuộc cạnh tranh cáp ngầm đáy biển không phải là mới. Sau Thế chiến I, các cường quốc chiến thắng đã tranh giành nhau quyền kiểm soát các tuyến cáp quang của Đức, bởi tất cả các bên đều nhận thức rõ việc kiểm soát cáp biển mang lại lợi thế địa chính trị mạnh mẽ.
Trong quá trình này, Nhật đã có được tuyến cáp nối đảo Yap ở Nam Thái Bình Dương với Thượng Hải, mối liên kết đặt nền tảng cho sự phát triển mạng lưới viễn thông quốc tế. Giờ đây, trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm giành giật vị thế bá chủ toàn cầu, đáy đại dương đang trở thành một mặt trận lớn.
(Theo Vnexpress)
- Cùng chuyên mục
'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải bãi bỏ toàn bộ các thủ tục về công bố hợp quy vì loại thủ tục này không phát huy hiệu quả trong thực tế, gây phiền hà, phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.
Sự kiện - 10/05/2025 13:17
[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế
Các sắc thuế, hóa ra, không chỉ là những con số khô khan, mà là câu chuyện về cuộc sống, công bằng, và những lựa chọn chính sách.
Sự kiện - 10/05/2025 10:24
'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'
Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hợp tác về đường sắt, kết nối giao thông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cửa khẩu thông minh, theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ.
Sự kiện - 10/05/2025 08:11
Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô
Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội hướng tới tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát xu hướng, phân tích thông tin trên không gian mạng…
Sự kiện - 09/05/2025 17:24
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
Một số ý kiến cho rằng việc đánh thuế nước ngọt có thể vô tình thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất thủ công không chính thức, vốn là những sản phẩm khó kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Sự kiện - 09/05/2025 16:52
Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'
Chương trình "Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.
Sự kiện - 09/05/2025 11:28
'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'
Việc sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các quy hoạch của hệ thống quy hoạch quốc gia. Do đó cần sửa Luật Quy hoạch để phù hợp với thực tiễn.
Sự kiện - 09/05/2025 11:04
VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng Viện Công nghệ năng lượng
Ngày 8/5, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Viện Công nghệ Năng lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội (IET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác 2 bên.
Sự kiện - 09/05/2025 09:02
Đề xuất rà soát chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI xuất siêu sang Mỹ
75% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là do các doanh nghiệp FDI thực hiện. Chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đang có nguy cơ làm dịch chuyển dòng vốn FDI của Việt Nam sang các quốc gia khác.
Sự kiện - 09/05/2025 07:39
Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ
Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.
Sự kiện - 08/05/2025 12:09
'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'
Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sự kiện - 08/05/2025 09:49
Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư
Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho biết, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đang là rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, thủ tục này làm tăng thời gian khoảng từ 2-5 năm và chi phí chuẩn bị đầu tư, khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh do chờ đợi phê duyệt.
Sự kiện - 08/05/2025 09:02
Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ
Các doanh nghiệp cho biết từ nay tới tháng 6/2025 sẽ tăng cường làm việc với các đối tác Mỹ để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.
Sự kiện - 08/05/2025 08:14
Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'
Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.
Sự kiện - 08/05/2025 06:56
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam
Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Sự kiện - 07/05/2025 22:44
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago