Vụ Asanzo: Tổng cục Hải quan khẳng định có nhiều lỗ hổng pháp lý

Nhàđầutư
Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục giám sát quản lý (Tổng cục Hải quan) cho biết, cơ quan Hải quan đã thành lập đoàn kiểm tra sau thông quan với doanh nghiệp nhập các linh kiện về bán lại cho Ansazo. Sau khi có kết quả, đơn vị sẽ báo cáo Bộ Tài chính, để trình Thủ tướng. 
HẢI ĐĂNG
20, Tháng 07, 2019 | 08:13

Nhàđầutư
Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục giám sát quản lý (Tổng cục Hải quan) cho biết, cơ quan Hải quan đã thành lập đoàn kiểm tra sau thông quan với doanh nghiệp nhập các linh kiện về bán lại cho Ansazo. Sau khi có kết quả, đơn vị sẽ báo cáo Bộ Tài chính, để trình Thủ tướng. 

Chiều 19/7 tại Hà Nội, Tổng cục Hải quan tổ chức họp báo về công tác đấu tranh chống gian lận xuất xứ của ngành Hải quan.

Tại cuộc họp, ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục giám sát quản lý hải quan, Tổng Cục Hải quan cho biết, thời gian vừa qua nhiều phương thức, thủ đoạn gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa đã được thanh tra ngành hải quan phát hiện,

Cụ thể, nhiều đối tượng lợi dụng ghi sai nhãn xuất xứ hàng hóa “Made in Viet Nam”, lợi dụng quy định dán nhãn phụ sau thông quan, lợi dụng hàng quá cành vận chuyển hàng giả, hàng xâm phạm, sử dụng C/O giả hoặc C/O không hợp lệ.

tong-cuc-hai-quan-

Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Dân trí

Về vụ việc thời gian qua, một số phương tiện truyền thông có nhiều bài báo phản ánh Công ty Cổ phần điện tử Asanzo Việt Nam nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam. Ông Âu Anh Tuấn cho biết, hiện tại cơ quan Hải quan đã thành lập đoàn kiểm tra sau thông quan doanh nghiệp này và các doanh nghiệp liên quan nhập các linh kiện về bán lại cho Ansazo. Sau khi có kết quả sẽ báo cáo Bộ Tài chính, để trình Thủ tướng. 

Trả lời câu hỏi của phóng viên về trường hợp doanh nghiệp Asanzo nhập khẩu thiết bị linh kiện điện tử, hàng hóa Trung Quốc về gắn nhãn mác Việt Nam có sai hay không? Và đâu là cơ sở? Ông Âu Anh Tuấn cho biết, hiện có nhiều ý kiến, đối với vụ Asanzo cần làm rõ nhiều hình thức của doanh nghiệp này. Tại Nghị định 43, của Chính phủ có quy định ghi nhãn mác "Made in Vietnam". 

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, tại Nghị định 31, chỉ ghi tiêu chí xuất xứ để xác định nhãn mác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chưa có đối với hàng hóa lưu thông trong thị trường nội địa.

Theo ông Tuấn, hiện cơ sở xác định doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện nhập khẩu sau đó lắp ráp bán tại thị trường Việt Nam có đáp ứng tiêu chí xuất xứ với hàng Việt Nam hay không là không có. Nếu áp dụng với hàng nhập khẩu, xuất khẩu chúng ta có rõ ràng về giá trị gia tăng ở Việt Nam là bao nhiêu, quy tắc chuyển đổi mã HS từ đầu vào, đầu ra 4 số hay 6 số.

Đối với trường hợp doanh nghiệp nhập nguyên chiếc bếp từ, nồi cơm điện, bàn là từ Trung Quốc, sau đó ghi nhãn mác "Made in Vietnam", trường hợp này doanh nghiệp ghi "Made in Vietnam" là hoàn toàn sai.

Bổ sung thêm việc kiểm tra các doanh nghiệp cung cấp, bán hàng cho Asanzo, bà Nguyễn Thu Nhiễu - Phó cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, Tổng cục Hải quan nhận được danh sách 51 doanh nghiệp liên quan, bán hàng cho Asanzo do Báo Tuổi trẻ và Bộ Công an chuyển sang. Quá trình xác minh thì có sự trùng lắp giữa 2 danh sách này, nên còn lại 31 doanh nghiệp. 

Trong số này có 4 doanh nghiệp đã không còn hoạt động và bị khởi tố (Công ty Sa Huỳnh), do đó Cục Kiểm tra sau thông quan đã ban hành 27 quyết định kiểm tra các doanh nghiệp còn lại. “Quá trình xác minh, kiểm tra các doanh nghiệp này vẫn đang diễn ra, chưa có kết luận cuối cùng”, bà Nhiễu nói.

asanzo

 

Trước đó, như Nhadautu.vn thông tin, thời gian qua, một số phương tiện truyền thông có nhiều bài báo phản ánh Công ty Cổ phần điện tử Asanzo Việt Nam nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam.

Chiều ngày 24/6, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc làm rõ vi phạm của Công ty Cổ phần điện tử Asanzo Việt Nam, xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ việc Công ty Cổ phần điện tử Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam, làm rõ các vi phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính và Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng (Hải quan, Quản lý thị trường…) rà soát lại việc thực hiện quản lý nhà nước và chức trách nhiệm vụ được giao trong vụ việc này, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng kết quả trước ngày 30/7/2019.

Về phía Asanzo, ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Asanzo cho biết, hiện có khoảng 100 đơn vị trong và ngoài nước đang cung cấp linh kiện, phụ trợ cho Asanzo, nhiều trong số đó hoạt động theo hình thức OME (Original Equipment Manufacturer - nhà sản xuất thiết bị gốc). Các doanh nghiệp này hoặc tự sản xuất, hoặc là nhà cung cấp thứ cấp, đặt hàng từ nước ngoài về bán lại cho tập đoàn Asanzo.

“Họ vi phạm hay không, tôi nói thẳng là tôi không kiểm soát được. Quan trọng là họ đưa hàng về bán cho công ty chúng tôi có hóa đơn đầy đủ. Là công ty ma hay không chúng tôi cũng không quan tâm, bởi nếu họ sai là chuyện của họ với cơ quan quản lý. Họ hại ai hay không, có lừa người tiêu dùng hay không, có vướng thuế má hay không chúng tôi cũng không rõ do chúng tôi chưa tiến hành điều tra sàng lọc nêu chưa rõ cụ thể. Qua sự kiện này, chúng tôi hứa sẽ rà soát lại và chấn chỉnh, kiểm soát đầu vào tốt hơn. Nếu nhà cung cấp không đạt yêu cầu, sẽ ngưng lấy hàng…”, ông Tam nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ