Vinachem báo lãi hơn 4.000 tỷ đồng nửa đầu năm

Nhàđầutư
6 tháng năm 2022, Vinachem ghi nhận doanh thu ước đạt 32.830 tỷ đồng, bằng 63% kế hoạch năm; lợi nhuận 4.098 tỷ đồng, gấp 31 lần cùng kỳ năm 2021 và gấp đôi kế hoạch năm.
THANH TRẦN
11, Tháng 07, 2022 | 15:16

Nhàđầutư
6 tháng năm 2022, Vinachem ghi nhận doanh thu ước đạt 32.830 tỷ đồng, bằng 63% kế hoạch năm; lợi nhuận 4.098 tỷ đồng, gấp 31 lần cùng kỳ năm 2021 và gấp đôi kế hoạch năm.

original

Lợi nhuận 6 tháng của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đạt hơn 4.000 tỷ đồng, gấp đôi kế hoạch cả năm nay và vượt 16,5% so với kết quả cả năm ngoái.  Ảnh minh họa/KPMG.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa tổ chức hội nghị giao ban nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.

Tại hội nghị, lãnh đạo Vinachem cho biết, doanh thu 6 tháng đầu năm của tập đoàn ước đạt 32.830 tỷ đồng, bằng 63% kế hoạch năm, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2021. 

Trong đó, nhóm sản phẩm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ước đạt 19.769 tỷ đồng, tăng 33%; sản phẩm apatit ước đạt 2.211 tỷ đồng, tăng 29%; cao su ước đạt 5.316 tỷ đồng, tăng 10%; điện hoá (pin, ắc quy) ước đạt 2.161 tỷ đồng, tăng 7%; hoá chất cơ bản, khí công nghiệp ước đạt 1.863 tỷ đồng, tăng 53%; chất giặt rửa ước đạt 1.384 tỷ đồng, bằng cùng kỳ năm 2021.

Đáng chú ý, lợi nhuận cộng hợp toàn tập đoàn trong nửa đầu năm 2022 ước đạt 4.098 tỷ đồng, gấp 31 lần cùng kỳ năm 2021, và bằng gấp đôi kế hoạch lợi nhuận cả năm nay.

Trong đó, lợi nhuận của các đơn vị thuộc Đề án 1468 ước lãi 2.114 tỷ đồng, tăng 3.128 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021; các đơn vị còn lại lãi 1.984 tỷ đồng, tăng 848 tỷ đồng, tương đương tăng 75% so với cùng kỳ 2021.

Không chỉ vậy, nhiều đơn vị thành viên của Vinachem cũng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận lên đến ba chữ số so với cùng kỳ năm ngoái như Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam tăng 410%, CTCP Phân bón Miền Nam tăng 297%, CTCP DAP - Vinachem tăng 233%, CTCP Hóa chất Việt Trì tăng 207%... 

Đặc biệt, hoạt động của các công ty liên doanh, liên kết của Vinachem trong 6 tháng qua cũng đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

Theo đó, tổng doanh thu nửa đầu năm của 2 công ty liên doanh do tập đoàn trực tiếp góp vốn ước đạt 4.425 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam đạt 95 tỷ đồng; Công ty TNHH TPC Vina ở mức 177 tỷ đồng.

Ngoài ra, các công ty liên kết như Bột giặt NET, Cao su Sao Vàng, XNK Hóa chất miền Nam đều có kết quả doanh thu, lợi nhuận 6 tháng đầu năm tăng trưởng ổn định.

Ở thị trường quốc tế, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Vinachem ước đạt 397,7 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ, trong đó tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 217,7 triệu USD, bằng 100% cùng kỳ.

Đối với công tác đầu tư xây dựng, giá trị thực hiện 6 tháng đầu năm 2022 của tập đoàn đạt 138 tỷ đồng, bằng 27,8% kế hoạch đầu tư xây dựng của năm.

Trong năm nay, Vinachem sẽ tiếp tục triển khai thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư một số dự án: Nhà máy Tuyển Bắc Nhạc Sơn (của Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam), Nhà máy Hóa chất Nhơn Trạch (của CTCP Hóa chất Cơ bản Miền Nam); Nhà máy Ắc quy An Phước (của CTCP Pin Ắc quy Miền Nam).

Theo Vinachem, thời gian qua, tập đoàn này cũng như nhiều doanh nghiệp khác vẫn tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế thế giới, tác động của các chính sách, đặc biệt là tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraine bắt đầu từ nửa cuối tháng 2/2022 kéo dài đến nay tạo ra sức ép lớn làm cho giá dầu mỏ tăng cao, đẩy nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng lạm phát. 

Cùng với tác động của tăng giá dầu dẫn đến giá hầu hết các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tại các đơn vị của Vinachem cũng tăng cao như : Lưu huỳnh (nguyên liệu sản xuất axit sunphuric, phân supe, phân DAP) tăng 85,3% từ 286 USD/tấn lên 540 USD/tấn; amoniac (nguyên liệu sản xuất phân DAP) tăng 36,8% từ 866 USD/tấn lên 1.185 USD/tấn; muối công nghiệp (sản xuất xút và HCl) tăng 43%, vải mành, than đen (nguyên liệu sản xuất sản phẩm cao su) tăng lần lượt 17% và 15%...

Tuy nhiên, trong báo cáo mới đây, Công ty chứng khoán Everest (EVS) nhận định rằng việc giá cả hàng hóa leo thang sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành hóa chất và phân bón hưởng lợi.

Theo Bộ Công Thương, giá nông sản thế giới tăng nóng thời gian qua do rối loạn nguồn cung kết hợp với tình hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, kéo theo nhu cầu phân bón gia tăng. Đặc biệt, giá nguyên liệu đầu vào của phân bón hiện đang tăng ở mức kỷ lục.

Nhìn chung, cuộc chiến Nga – Ukraine nổ ra và các lệnh trừng phạt từ Phương Tây đã khiến cho giá của các mặt hàng này tiếp tục tăng từ nền cao trong 2021, là tác động chính khiến cho các cổ phiếu ngành phân bón và hóa chất tăng mạnh thời gian vừa qua.

EVS cho rằng, việc giá bán phân bón tiếp tục neo ở mức cao cùng kết quả kinh doanh thuận lợi của các doanh nghiệp trong ngành sẽ tiếp tục là chất xúc tác quan trọng kéo dài chu kỳ tăng giá của nhóm cổ phiếu phân bón và hóa chất thời gian tới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ