Vì sao Trung Quốc quyết không cho điều tra nguồn gốc virus corona?
Một chuyên gia Mỹ nhận định Trung Quốc sợ bị mang tiếng là không đủ năng lực nên nhất quyết khước từ các cuộc điều tra. Chuyên gia Trung Quốc thì cảnh báo thế giới càng ép, Bắc Kinh sẽ càng từ chối.

Giới lãnh đạo Bắc Kinh liên tục phản đối các cuộc điều tra chỉ nhắm vào duy nhất nước này - Ảnh: REUTERS
Theo báo The Guardian của Anh, tính đến trưa 18-5, đã có hơn 120 quốc gia lên tiếng ủng hộ một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc và cách thức lây lan của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2).
Đáp lại trong cuộc họp báo chiều 18-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng vẫn còn quá sớm tiến hành ngay lập tức một cuộc điều tra về nguồn gốc và sự lây lan của virus corona chủng mới.
Cũng theo ông này, phần lớn các quốc gia đều tin rằng đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc, ám chỉ việc các nước nên lo chống dịch trước tiên hơn là can dự vào việc khác.
Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bắc Kinh đã tiến hành nhiều cuộc điều tra cấp quốc gia về vấn đề này và phớt lờ các yêu cầu tham gia của WHO.
Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tiếng trước giờ khai mạc cuộc họp của Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA), nơi người ta tin rằng Liên minh châu Âu (EU) sẽ đệ trình một nghị quyết yêu cầu điều tra độc lập về COVID-19.
Trong bài phát biểu ghi hình trước được phát tại lễ khai mạc WHA sau đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Bắc Kinh ủng hộ một cuộc đánh giá toàn diện về COVID-19 trên toàn cầu do WHO dẫn dắt nhưng chỉ khi COVID-19 được kiểm soát.

Chuyên gia Yanzhong Huang đang sống tại Mỹ suy đoán Trung Quốc có thể cho WHO tham gia một số cuộc điều tra nhưng thành phần chuyên gia như thế nào và có được tới Viện virus học Vũ Hán (trong ảnh) hay không lại là chuyện khác - Ảnh: REUTERS
Báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong cho biết Trung Quốc đang chịu áp lực lớn từ Mỹ, Úc và một số nước châu Âu phải tiến hành điều tra độc lập về nguồn gốc virus corona. Tuy nhiên, tờ này dẫn lời các chuyên gia nhận định các áp lực này sẽ phản tác dụng bởi Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ.
Giáo sư Wei Zongyou thuộc Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) lập luận Bắc Kinh ghét việc các nước "giả định họ có tội", tức tiến hành điều tra nhưng trong đầu đã nghĩ sẵn virus có nguồn gốc từ Trung Quốc. Do đó, quốc tế càng gây sức ép thì Trung Quốc sẽ càng từ chối.
Giáo sư Sulmaan Khan thuộc Đại học Tufts (Mỹ) thì lý giải khác. Ông Sulmaan cho rằng lý do chính khiến Trung Quốc từ chối cho quốc tế điều tra là vì sợ bị mất mặt.
"Nó giống như kiểu một nhóm người tới trước mặt bạn và nói bạn không đủ năng lực để làm việc đó nên họ sẽ làm điều đó thay cho bạn", chuyên gia Mỹ lập luận.
Bà Angela Stanzel thuộc Viện An ninh và quốc tế Đức nhận định việc tiếp tục duy trì sự mơ hồ về nguồn gốc virus như hiện nay có lợi cho Bắc Kinh trong bối cảnh nước này đang cố gắng "viết lại câu chuyện" về COVID-19.
Truyền thông Trung Quốc đã cho đăng tải nhiều bài viết, trong đó nhấn mạnh việc bệnh nhân COVID-19 đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc không có nghĩa virus có nguồn gốc từ nước này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh gần đây cũng bắt đầu nhắc tới các bài báo nước ngoài cho biết các ca nhiễm đầu tiên tại phương Tây có thể sớm hơn nhiều so với mọi người đang nghĩ.
"Trung Quốc có thể sẽ cho phép tiến hành vài cuộc điều tra nhỏ để chứng minh họ vẫn hợp tác với thế giới. Tuy nhiên, theo tôi thấy khả năng các chuyên gia Mỹ được phép tham gia là rất thấp", bà Stanzel chốt vấn đề.
(Theo Tuổi trẻ)
- Cùng chuyên mục
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ quy hoạch trường đua ngựa
Xã Sóc Sơn (TP. Hà Nội) đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng trường đua ngựa.
Sự kiện - 07/07/2025 11:27
Đến 2030, Hà Nội phấn đấu kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 60% GRDP
Theo kế hoạch, đến năm 2030, TP. Hà Nội phấn đấu tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân đạt 55 - 60% GRDP.
Sự kiện - 07/07/2025 06:45
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Đầu tư cao tốc Sơn La - Điện Biên 3 làn theo hình thức PPP
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, đầu tư đoạn Sơn La - Điện Biên thực hiện theo hình thức PPP như kế hoạch ban đầu đã xây dựng nhưng quy mô phải thay đổi, làm 3 làn hoàn chỉnh.
Sự kiện - 06/07/2025 10:29
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil
Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và thực hiện các hoạt động song phương tại Brazil, trưa ngày 5/7/2025 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Sự kiện - 06/07/2025 10:25
Chính sách thuế đối ứng của Mỹ tác động như thế nào tới tăng trưởng GDP của Việt Nam?
Nếu mức thuế đối ứng thấp nhất của Mỹ áp dụng với Việt Nam là 10% thì tăng trường GDP của Việt Nam hầu như không bị tác động. Tuy nhiên với mức 20%, GDP sẽ bị giảm 0,7- 0,8%.
Sự kiện - 05/07/2025 16:01
Hà Nội bảo đảm tăng trưởng kinh tế, phục vụ tốt đời sống người dân
"Hà Nội tiếp kiểm tra rà soát, đánh giá về thể chế, nhân lực để đạt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số, phục vụ tốt đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân", Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội nhấn mạnh.
Sự kiện - 05/07/2025 09:50
[Café Cuối tuần] Chính quyền hai cấp: Khi những triết lý quản trị thành hiện thực
Ngày 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương hai cấp – cấp tỉnh và cấp xã – bắt đầu được vận hành trên phạm vi toàn quốc. Theo mô hình này, cấp trung gian (cấp huyện) được tinh giản, để chỉ còn hai cấp chính quyền: cấp chiến lược (tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) và cấp hành chính – dịch vụ (xã, phường). Mỗi cấp chính quyền đều có cơ quan dân cử và cơ quan hành chính riêng, được phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm.
Sự kiện - 05/07/2025 09:49
Quảng Ninh đà tăng trưởng rõ nét, nhưng còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ
Bức tranh kinh tế Quảng Ninh nửa đầu năm 2025 ghi nhận nhiều gam màu sáng. Song, để bứt phá, tỉnh vẫn cần tháo gỡ các nút thắt trong đầu tư công, thu hút vốn FDI.
Sự kiện - 04/07/2025 16:58
Cuối năm nay sẽ thông xe hơn 47 km đường Vành đai 3 TP.HCM
10 gói thầu xây lắp chính của dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đến nay đạt hơn 45%. Đến cuối năm 2025 phấn đấu đạt trên 70%, đảm bảo mục tiêu thông xe 14,7 km phần cao tốc cầu cạn trên địa bàn TP. Thủ Đức và thông xe kỹ thuật 32,6 km phần cao tốc trên địa bàn Củ Chỉ, Hóc Môn, Bình Chánh.
Sự kiện - 04/07/2025 08:10
Tạp chí Nhà đầu tư trao nhà tình nghĩa cho bà Hồ Thị Nhời
Ngôi nhà tình nghĩa do Tạp chí Nhà đầu tư hỗ trợ xây dựng cho bà Hồ Thị Nhời (xã Phước Thành, TP. Đà Nẵng) đã được bàn giao, đưa vào sử dụng sáng ngày 3/7.
Sự kiện - 03/07/2025 14:23
Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội xử lý nghiêm vi phạm hàng giả, hàng nhái
Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội quản lý chặt chẽ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và mỹ quan đô thị, quyết liệt đấu tranh, xử lý nghiêm vi phạm về buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Sự kiện - 03/07/2025 09:36
Chủ tịch Hà Nội: Cơ hội để Thủ đô đi trước một bước xây dựng chính quyền đô thị hiện đại
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho hay, Hà Nội xác định, triển khai Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị không chỉ là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, mà còn là cơ hội để Thủ đô đi trước một bước trong hoàn thiện thể chế, xây dựng chính quyền đô thị hiện đại.
Sự kiện - 03/07/2025 09:35
Thỏa thuận thuế quan Việt - Mỹ: Bước ngoặt chiến lược, mở toang cánh cửa hội nhập
Việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận quan trọng về thuế quan không chỉ là một thắng lợi ngoại giao hay thương mại đơn thuần, mà còn là kết quả của một tầm nhìn dài hạn, bản lĩnh đối ngoại và chiến lược hội nhập sâu rộng. Theo chuyên gia xúc tiến xuất khẩu Nguyễn Tuấn Việt, bước đi này sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho dòng vốn đầu tư, tái cấu trúc chuỗi cung ứng, đồng thời định hình lại vị thế của Việt Nam trong trật tự kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Sự kiện - 03/07/2025 09:34
Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa từ Việt Nam
Ông Trump khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương.
Sự kiện - 02/07/2025 23:08
Hải Phòng có Ban Quản lý Khu kinh tế mới
Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới vừa được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý KKT Hải Phòng và Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương.
Sự kiện - 02/07/2025 18:11
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số là hệ thần kinh Trung ương, cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã
Tống Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chuyển đổi số chính là hệ thần kinh Trung ương, là cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã. Trong mô hình mới phải trở thành một bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin, không có chuyển đổi số thì mô hình hành chính 2 cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả.
Sự kiện - 02/07/2025 16:49
- Đọc nhiều
-
1
HHV chuẩn bị trả cổ tức cổ phiếu
-
2
Mỹ áp thuế 20% với Việt Nam, nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch thế nào?
-
3
Dragon Capital:'Các công ty niêm yết Việt Nam gần như không liên quan đến hàng hóa trung chuyển'
-
4
Nhờ tháo gỡ 70 dự án, TP.HCM khơi thông hơn 400.000 tỷ đồng
-
5
Bộ Công an thông tin vụ sữa giả HIUP và dầu ăn giả Ofood
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago