Vì sao sản phẩm OCOP còn chật vật đầu ra?

Nhàđầutư
Sau hơn 3 năm triển khai, Chương trình "mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã lan tỏa mạnh mẽ đến 63 tỉnh, thành với hơn 7.400 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều chủ thể OCOP thì việc tiêu thụ sản phẩm vẫn còn nhiều khó khăn.
AN HÒA
05, Tháng 11, 2022 | 08:55

Nhàđầutư
Sau hơn 3 năm triển khai, Chương trình "mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã lan tỏa mạnh mẽ đến 63 tỉnh, thành với hơn 7.400 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều chủ thể OCOP thì việc tiêu thụ sản phẩm vẫn còn nhiều khó khăn.

san pham ocop

Sản phẩm OCOP ngày càng phong phú, đa đạng nhưng đầu ra còn "chật vật". Ảnh An Hòa

Sản xuất nhiều nhưng tiêu thụ ít

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện có trên 1.000 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng tìm được chỗ đứng trên thị trường, mà có nhiều sản phẩm rất "chật vật" tìm đầu ra.

Theo ông Võ Văn Chiêu, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng, hàng năm địa phương sản xuất trên 2 triệu tấn lúa, 400.000 tấn thủy sản, 300.000 tấn rau quả, đây là nguồn nguyên liệu để chế biến ra nhiều sản phẩm đặc thù của địa phương.

Với nhiều tiềm năng như thế, Sóc Trăng là địa phương có số lượng sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP thuộc hàng nhiều nhất khu vực với 174 sản phẩm. Trong đó có sản phẩm gạo ST24 đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao và đang được xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới. Ngoài ra địa phương còn có 29 sản phẩm đạt hạng OCOP 4 sao, 144 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Địa phương đang có một số sản phẩm OCOP tiêu biểu như: gạo ST, gạo Tài Nguyên, gạo sữa;  sữa các loại nhãn hiệu Ever Milk; bánh pía; mắm cua gạch, mắm tôm gạch, mắm sò huyết, trà mãng cầu, rượu cam xoàn, hành  tím  Vĩnh  Châu;  bánh  Pía,  lạp xưởng; tôm đông; trái cây các loại…

Trong thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng: các sở, ngành địa phương đã chủ động, tích cực tổ chức triển khai thực hiện nhiều giải pháp đột phá tháo gỡ khó khăn, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP của tỉnh.

Điển hình là đã có nhiều chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai thực hiện nhằm ổn định, phát triển thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; nhiều chương trình kết nối cung cầu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của tỉnh ra thị trường ngoài tỉnh đã được triển khai; các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của tỉnh được hỗ trợ xây dựng thương hiệu, thiết kế mẫu mã, bao bì để nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đáp ứng các điều kiện cần thiết để đưa vào tiêu thụ tại các thị trường, kênh phân phối hiện đại trong nước và xuất khẩu. Mới đây, Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng cũng đã phối hợp với VNPT Sóc Trăng ra mắt sàn giao dịch thương mại điện tử, đây là kênh bán hàng trực tuyến dành riêng cho sản phẩm đặc thù của địa phương.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP nhưng theo ông Chiêu, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng: nhìn chung, hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh chưa phủ khắp thị trường các vùng miền, khu vực trong cả nước và định hướng được thị trường xuất khẩu.

Việc theo dõi, cập nhật, cung cấp thông tin thị trường, các cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực xúc tiến thương mại lên các Website để doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nắm đôi lúc chưa thường xuyên; chưa tổ chức các đoàn đi khảo sát, tìm hiểu thị trường, nhất là thị trường ngoài nước.

Việc hướng dẫn, tư vấn, cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm còn hạn chế, bất cập. Một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa chủ động, tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại; chưa tự chủ được nguồn tài chính để tham gia các sự kiện hội chợ triển lãm, hội nghị giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa ngoài tỉnh, nhất là các tỉnh phía Bắc.

Việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ qua mạng và ứng dụng công nghệ thông tin vào quảng bá sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp chưa nhiều; chất lượng một số loại sản phẩm còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của các nhà phân phối lớn, nhất là về nhãn hiệu, bao bì, chứng nhận.

Việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; một số doanh nghiệp khai thác chưa hiệu quả các ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

"Nguyên nhân của những hạn chế trên chủ yếu là do nguồn ngân sách bố trí cho các hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh rất hạn chế. Doanh nghiệp trong tỉnh, hầu hết có quy mô nhỏ và vừa, siêu nhỏ; trình độ quản lý sản xuất chưa cao, sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, chưa quan tâm nhiều đến việc đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, một số doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác xúc tiến thương mại, cũng như việc ứng dụng và khai thác thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh", ông Chiêu phân tích.

Những hạn chế nêu trên của tỉnh Sóc Trăng trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP cũng được xem là khó khăn điển hình của hầu hết địa phương khác trên cả nước.

ra mat san thuong mai

Giao dịch sản phẩm online qua nền tảng công nghệ số là kênh bán hàng hiệu quả nhất đối với sản phẩm OCOP hiện nay. Ảnh An Hòa

Cần xây dựng quy trình sản xuất "từ nông trại đến bàn ăn"

Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số (Bộ Công thương) Lê Đức Anh cho biết, Việt Nam hiện có đến 74,8% người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến. Ước tính, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam hiện đã chạm mốc 60 triệu khách hàng, cao thứ hai trong khu vực (chỉ sau Singapore).

Mức tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong những năm tới và sẽ cán mốc 40 tỷ USD vào năm 2025, đứng thứ 2 sau Indonesia (104 tỷ USD), ngang bằng Singapore. Do đó, việc phát triển các kênh bán hàng thông qua nền tảng công nghệ số là hướng tiếp cận thị trường nhanh và hiệu quả nhất hiện nay không chỉ đối với sản phẩm OCOP mà còn tất cả các sản phẩm hàng hóa khác.

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT), đối với sản phẩm OCOP, chủ thể nhỏ, không thể tổ chức chiến dịch xúc tiến thương mại, truyền thông như các tập đoàn lớn nên kênh tiêu thụ online thông qua chuyển đổi số vô cùng hiệu quả. Với hệ thống logistics kèm theo, trong thời gian ngắn có thể bán được sản phẩm với số lượng lớn.

Đồng tình với quan điểm đó, ông Lý Thanh Bình, chủ cơ sở sản xuất Thiên Hương (Sóc Trăng) cho biết, hiện cơ sở có 3 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao. Nhờ được các cơ quan quản lý thương mại địa phương hướng dẫn, trong thời gian qua, cơ sở đã bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử. Bằng hình thức bán hàng "tận ngọn" này cơ sở không phải tốn thêm chi phí trung gian nên lợi nhuận thu được cao hơn so với kênh bán hàng truyền thống.

Mặc dù vậy nhưng theo ông Tạ Minh Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Tứ Sơn (tỉnh An Giang), siêu thị Tứ Sơn chuyên cung cấp các sản phẩm đặc sản vùng miền, trong đó có nhiều sản phẩm OCOP. "Mặc dù hiện nay sản phẩm OCOP rất phong phú, đa dạng, tuy nhiên nhiều sản phẩm OCOP còn hạn chế như bao bì, nhãn mác chưa bắt mắt; còn yếu trong khâu truyền thông, quảng bá sản phẩm; chính sách chiết khấu thương mại chưa hấp dẫn và quan trọng nhất là nhiều cơ sở không có hóa đơn bán hàng. Đây chính là những trở ngại để các chủ thể sản phẩm OCOP đưa được hàng hóa vào các kênh phân phối hiện đại và bán hàng online", ông Sơn phân tích.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường (BộNN&PTNT), các sản phẩm OCOP được chế biến từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi cho dù bán hàng qua kênh phân phối nào thì cũng cần phải truy suất nguồn gốc.

Nếu các cơ sở sản xuất, các hợp tác xã không có nền tảng dữ liệu, không có các sản phẩm được định danh, không truy xuất được nguồn gốc, thì gần như không thể đưa hàng hóa lên không gian mạng.

"Do đó một sản phẩm OCOP tốt là sản phẩm đó phải được sản xuất theo chuỗi khép kín từ hình thành vùng nguyên liệu, đến chế biến, đóng gói, xây dựng thương hiệu sản phẩm theo quy trình từ nông trại đến bàn ăn", ông Toản khuyến cáo.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ