Vì sao giãn cách xã hội nhưng số ca mắc COVID-19 vẫn tăng nhanh?
Theo Bộ trưởng Y tế, số ca mắc tăng rất nhanh cho thấy dịch đã lan rộng trong cộng đồng, trải qua nhiều vòng lây nhiễm mà chưa được phát hiện.
Sáng 15/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến sơ kết việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long ký, tình hình dịch bệnh đã từng bước được kiểm soát tại một số địa phương, khu vực. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhất là tại TP.HCM và một số địa phương lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai.
Tại một số tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên, dịch chưa được kiểm soát triệt để, vẫn còn khả năng bùng phát, có nguy cơ xuất hiện các ổ dịch lớn do lây lan rộng ra cộng đồng, trong nhà máy, xí nghiệp và khu đông dân cư.
Nhiều địa phương áp dụng biện pháp mạnh hơn Chỉ thị 16
Theo Ban Chỉ đạo, dù triển khai biện pháp giãn cách xã hội, số mắc vẫn gia tăng rất nhanh chỉ trong một thời gian ngắn. Điều này cho thấy dịch đã lây lan rộng trong cộng đồng, trải qua nhiều vòng lây nhiễm trong một thời gian dài mà chưa được phát hiện kịp thời.
Bên cạnh đó việc triển khai giãn cách xã hội chưa dứt khoát, triệt để, chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số nơi, một số thời điểm chưa thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch, do đó khó khăn trong công tác truy vết, cách ly, khoanh vùng và dập dịch triệt để.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: VGP.
Người đứng đầu ngành y tế ghi nhận các địa phương đã tổ chức triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ biện pháp phòng, chống dịch như giãn cách, cách ly xã hội, "vaccine + 5K" và "chiến lược vaccine" phù hợp với tình hình, diễn biến tại từng địa bàn.
Đáng lưu ý, một số địa phương chủ động bổ sung biện pháp mạnh hơn, cao hơn Chỉ thị 16 bằng cách không cho phép người dân ra khỏi nhà từ 18h đến 6h ngày hôm sau, gồm: TP.HCM, Bình Dương, Phú Yên, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau.
Bộ Y tế cũng liên tục bám sát diễn biến dịch trong nước và trên thế giới; thường xuyên cập nhật giải pháp, mô hình mới trong phòng, chống dịch để hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương; tập trung chỉ đạo địa phương chuẩn bị phương án ứng phó theo diễn biến tình hình dịch.
Sau 26 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 tại 19 tỉnh, thành phố khu vực phía nam (21 ngày giãn cách tại Hà Nội; 22 ngày giãn cách tại tỉnh Phú Yên; 7 ngày giãn cách tại tỉnh Khánh Hòa và 13 ngày giãn cách tại TP Đà Nẵng), các địa phương này ghi nhận 216.719 ca mắc. Trong đó, số ca mắc ghi nhận qua sàng lọc tại cộng đồng là 39.918, chiếm 18,4% và bắt đầu xu hướng giảm tại một số địa phương.
Về công tác tiêm chủng, 19 tỉnh, thành phố khu vực phía nam đã triển khai tiêm chủng được hơn 7,4 triệu liều vaccine, gồm hơn 7 triệu liều mũi 1 và hơn 390.000 liều mũi 2. Riêng TP.HCM đã tiêm chủng 4,4 triệu liều vaccine.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Y tế chỉ ra còn một số tồn tại, thách thức như công tác tổ chức thực hiện tại một số nơi, một số thời điểm chưa nghiêm; chưa có sự thống nhất trong quy định của các địa phương đối với việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa dẫn đến có tình trạng ùn ứ hàng hóa, ách tắc giao thông liên tỉnh.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, việc triển khai giãn cách xã hội chưa dứt khoát, triệt để, chưa đáp ứng được các yêu cầu. Ảnh: Quỳnh Danh.
Công tác tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm, trả kết quả ở một số địa bàn chưa tốt dẫn đến việc trả kết quả chậm, do vậy không kịp thời phát hiện trường hợp F0 để đưa ra khỏi cộng đồng và tổ chức cách ly, khoanh vùng, làm tăng tốc độ lây nhiễm và tăng nhanh số ca mắc trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, công tác điều phối chuyển tuyến giữa các tầng điều trị chưa thực sự hiệu quả dẫn đến người bệnh được chuyển tuyến muộn ở một số nơi, làm giảm cơ hội cứu chữa; việc tổ chức tiêm vaccine chưa đáp ứng được tiến độ mong muốn.
Giãn cách nghiêm theo nguyên tắc "ai ở đâu ở đó"
Đề cập đến giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Y tế cho rằng cần tập tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”.
Các địa phương cần áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả nhằm giảm tối đa trường hợp tử vong; chuẩn bị phương án cao nhất có thể cho điều trị, bảo đảm đầy đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu và điều kiện cần thiết khác trong thời gian sớm nhất; hoàn thành, đưa vào sử dụng nhanh nhất cơ sở thu dung, điều trị theo mô hình 3 tầng của Bộ Y tế…

Các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 phải thực hiện nghiêm theo nguyên tắc “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình”. Ảnh: Phương Lâm.
Để triển khai quyết liệt biện pháp ngăn chặn lây nhiễm, các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 phải thực hiện nghiêm, dứt khoát, thực chất, hiệu quả, chắc chắn, chặt chẽ hơn việc giãn cách theo nguyên tắc “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình”, kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu ở đó” để thực hiện triệt để việc giãn cách, cách ly. Đặc biệt, Bộ trưởng Y tế kiến nghị áp dụng các biện pháp cao hơn nếu không đạt hiệu quả.
Các tỉnh, thành phố cũng cần thực hiện xét nghiệm thần tốc, tầm soát trên diện rộng, trước tiên tại khu vực phong tỏa, có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và những người có nguy cơ lây nhiễm cao, trường hợp có biểu hiện ho, sốt trong cộng đồng để kịp thời phát hiện, đưa F0 ra khỏi cộng đồng nhanh nhất.
Cơ quan chức năng cũng cần xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai quyết liệt biện pháp nhằm kiên quyết bảo vệ và mở rộng “vùng xanh” trên địa bàn để từng bước kiểm soát tình hình dịch bệnh, không để dịch tiếp tục lây lan rộng hơn.
Bên cạnh giải pháp nhằm chống dịch, Bộ trưởng Y tế cũng nhấn mạnh cần đảm bảo an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm thiết yếu, nhất là đối với người dân tại khu vực đang thực hiện cách ly, phong tỏa, các đối tượng yếu thế.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
Giải ngân vốn đầu tư công: Thước đo cán bộ, công chức sau phân cấp, phân quyền
Với việc phân cấp, phân quyền, kỳ vọng giải ngân vốn đầu tư công trong 6 tháng cuối năm 2025 sẽ được đẩy mạnh, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Sự kiện - 21/07/2025 07:52
'Tàu du lịch trên vịnh Hạ Long có chất lượng an toàn cao hơn quy chuẩn'
Đó là khẳng định của Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh tại hội nghị thông tin báo chí về việc đắm tàu du lịch trên vịnh Hạ Long vào chiều 19/7.
Sự kiện - 20/07/2025 20:42
Thủ tướng: Có chính sách đặc biệt để thu hút ít nhất 100 chuyên gia công nghệ hàng đầu
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nội vụ xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhân tài khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong và ngoài nước; có chính sách đãi ngộ đặc biệt để thu hút ít nhất 100 chuyên gia hàng đầu về nước làm việc, hoàn thành trong tháng 8.
Sự kiện - 20/07/2025 18:45
Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu hỗ trợ kịp thời các nạn nhân vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các đơn vị liên quan khẩn trương tham mưu chính sách hỗ trợ nạn nhân tử vong và người bị thương trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58.
Sự kiện - 20/07/2025 18:33
Ra mắt hai công ty hỗ trợ kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Sáng 20/7, Công ty CP Xúc tiến Thương mại & Đầu tư toàn cầu Việt Anh (Công ty Việt Anh) cùng Công ty GIV LAW & Associates (Công ty GIV LAW) khai trương văn phòng mới tại phường An Khánh, TP.HCM.
Sự kiện - 20/07/2025 15:18
Tân Tổng Giám đốc Petrolimex là ai?
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa bổ nhiệm ông Lưu Văn Tuyển giữ chức vụ Tổng Giám đốc Petrolimex với thời hạn 5 năm. Ông Tuyển là người gắn bó và trải qua nhiều vị trí chủ chốt của tập đoàn.
Sự kiện - 20/07/2025 09:52
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Chiều 19/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, sau 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp phiên bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng.
Sự kiện - 19/07/2025 16:27
[Cafe Cuối tuần] Bài học truyền thông trong khủng hoảng: từ vụ đánh cô gái Việt đến cái 'ồ' muộn màng trong nước
Vụ ẩu đả tưởng như đơn giản tại tiệm photobooth trở thành casestudy đắt giá về quản trị khủng hoảng xuyên biên giới: sự cố xảy ra trong đời sống thường nhật, nhưng tác động đến hình ảnh doanh nghiệp và quốc gia. Nó nhắc chúng ta nhớ rằng: mỗi cá nhân trong tổ chức là đại sứ thương hiệu; và rằng quy chế nội bộ cùng truyền thông chủ động là lá chắn đầu tiên.
Sự kiện - 19/07/2025 09:25
Ông Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng NN&MT
Thủ tướng Phạm Minh Chính điều động ông Trần Đức Thắng, Phó Tổng Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ NN&MT và giao quyền Bộ trưởng.
Sự kiện - 18/07/2025 17:05
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Hàng thẳng, lối thông, đồng lòng cùng tiến'
Ngày 18/7, Hội nghị Trung ương 12 - khóa XIII đã khai mạc tại trụ sở Trung ương Đảng tại Thủ đô Hà Nội. Tạp chí Nhà đầu tư trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sự kiện - 18/07/2025 11:05
Thủ tướng chỉ đạo 'nóng' tháo gỡ gần 3.000 dự án vướng mắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương rà soát, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, phân công rõ người, rõ việc để giải quyết dứt điểm 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài. Các dự án thuộc nhóm các dự án sai phạm, vướng mắc về thủ tục và có dấu hiệu vi phạm.
Sự kiện - 18/07/2025 10:22
100% xe buýt đầu tư mới, thay thế trong năm 2025 tại Huế sẽ sử dụng điện, năng lượng xanh
Theo UBND TP. Huế, kể từ năm 2025, 100% xe buýt đầu tư mới, thay thế phải sử dụng điện, năng lượng xanh, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh.
Sự kiện - 18/07/2025 09:36
Giải pháp nào để Quảng Ninh đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 14%?
Quảng Ninh đạt mức tăng trưởng GRDP 11,03% trong 6 tháng đầu năm 2025 – mức cao nhất kể từ năm 2020, nhưng để đạt mục tiêu 14% cả năm, cần có các giải pháp đột phá trong nửa cuối năm.
Sự kiện - 18/07/2025 06:45
Quảng Ninh có Phó Chủ tịch HĐND và 2 Phó Chủ tịch UBND mới
Ngày 17/7, tại Kỳ họp thứ 29, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV đã bầu các chức danh Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh khóa XIV.
Sự kiện - 17/07/2025 13:10
Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để đổi sang xe điện
Hà Nội hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho người dân có xe máy chạy xăng hoặc diesel (đăng ký trước thời điểm nghị quyết có hiệu lực) tại các vùng phát thải thấp, khi chuyển đổi sang phương tiện xanh (có giá trị từ 15 triệu đồng trở lên). Mức hỗ trợ 3 triệu đối với cá nhân, 4 triệu đối với hộ cận nghèo và 5 triệu đối với hộ nghèo.
Sự kiện - 17/07/2025 06:45
Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% không phải là 'mục tiêu bất khả thi'
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tăng trưởng kinh tế (GDP) từ 8,3-8,5% trong năm nay không phải là "mục tiêu bất khả thi" và cũng "không thể không làm".
Sự kiện - 16/07/2025 14:01
- Đọc nhiều
-
1
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
2
Cảnh cáo Bộ trưởng NN&MT Đỗ Đức Duy, trình Trung ương kỷ luật bà Nguyễn Thị Kim Tiến
-
3
TP.HCM thiếu gần 180.000 căn hộ mới
-
4
Ông Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng NN&MT
-
5
DIC Corp chuẩn bị chào bán cổ phiếu giá 12.000 đồng/cp
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago