Vì sao giải ngân vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi thấp?
Trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ giải ngân vốn của các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài còn thấp, đạt 12% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ giải ngân trung bình của cả nước là 29,39%.
Giải ngân ODA và vốn vay ưu đãi thấp
Báo cáo về tình hình giải ngân vốn đầu tư công nửa đầu 2024 mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho thấy, tỷ lệ giải ngân chung của cả nước đạt 29,39%, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 (30,49%): trong đó, bên cạnh tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách trung ương (NSTW) có sự cải thiện (đạt 30,51%, so với cùng kỳ 28,34%), thì tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách địa phương (NSĐP) đạt 28,77%, thấp hơn con số 32,76% cùng kỳ.
Tính đến ngày 10/7/2024, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã giao chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án là 639.400 tỷ đồng, đạt 95,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Số vốn còn lại chưa phân bổ chi tiết là 29.900 tỷ đồng.
Trong đó, vốn NTSW là 8.200 tỷ đồng của 20/44 bộ, cơ quan trung ương và 21/63 địa phương, vốn ngân sách địa phương là 21.700 tỷ đồng của 23/63 địa phương. Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/6/2024 là 196.700 tỷ đồng, đạt 29,39% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cùng kỳ năm 2023 đạt 30,49%.
Tỷ lệ giải ngân vốn của các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài còn thấp, đạt 12% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ giải ngân trung bình của cả nước là 29,39%.
Lãnh đạo Bộ KH&ĐT cũng chỉ ra nguyên nhân trong việc giải ngân giải ngân cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi thấp.
Đáng chú ý là tình trạng một số nhà tài trợ can thiệp tương đối sâu về mặt kỹ thuật vào quá trình triển khai dự án của phía Việt Nam hoặc có yêu cầu máy móc, không phù hợp điều kiện thực tế, quy định của Việt Nam.
Bên cạnh đó, tại một số dự án, trong khi gói thầu xây lắp đã hoàn thành công tác đầu thầu, ký hợp đồng để khởi công nhưng gói thầu tư vấn giám sát chưa đấu thầu xong do nhà tài trợ yêu cầu phải thực hiện quy trình lựa chọn nhà thầu quốc tế, qua nhiều khâu, mất nhiều thời gian hơn. Năng lực quản lý và thực hiện của một số chủ dự án và BQLDA, đặc biệt ở cấp cơ sở, còn hạn chế thành viên BQLDA làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, kỹ năng quản lý dự án không đáp ứng yêu cầu, đặc biệt về trình độ ngoại ngữ.
TP.HCM dẫn đầu cả nước về tình trạng giải ngân chậm
Theo Bộ KH&ĐT, TP.HCM là địa phương dẫn đầu trong số các địa phương có số vốn kế hoạch năm 2024 chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên tỷ lệ giải ngân thấp, bên cạnh Hưng Yên; Bắc Ninh; Hải Dương, Quảng Ngãi. Trong đó, TP.HCM giải ngân thấp hơn 4.604,351 tỷ đồng so với cùng kỳ; Quảng Ngãi thấp hơn 1.510,304 tỷ đồng; TP. Hải Phòng thấp hơn 1.476,968 tỷ đồng; Bắc Giang thấp hơn 1.097,672 tỷ đồng; Đồng Nai thấp hơn 839,04 tỷ đồng.
Theo Bộ KH&ĐT, tình trạng giải ngân chưa tốt có nhiều nguyên nhân. Trong đó, đáng nói là do công tác tổ chức thực hiện tại các bộ, ngành và địa phương còn nhiều bất cập; cùng mặt bằng pháp lý,có bộ, cơ quan trung ương, địa phương giải ngân tốt nhưng vẫn có những bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân chưa tốt; trong một số thời điểm, tại một số dự án, một số bộ, ngành, địa phươngchưa thực sự quyết liệt, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét.
"Còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện né tránh, đùn đẩy công việc, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, không thực hiện đầy đủ chức năng, quyền hạn trong thực thi công vụ gây ách tắc trong công tác tổ chức thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công", Bộ KH&ĐT nêu rõ.
Đồng thời, kế hoạch vốn NSĐP năm 2024 cao hơn khoảng 89.000 tỷ đồng so với năm 2023. Số vốn này chủ yếu từ nguồn thu sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết. Tuy nhiên, do tình hình thị trường bất động sản có nhiều biến động, kế hoạch tổ chức đấu giá, thu tiền sử dụng đất của các địa phương chưa thể thực hiện được, ảnh hưởng lớn tới nguồn vốn chi cho đầu tư công của các địa phương.
Ngoài ra, thủ tục chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất rất phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ của dự án. Thêm nữa, công tác bồi thường, GPMB... còn chậm, kéo dài, chưa được xử lý dứt điểm. Trong khi đó, tình trạng thiếu đất, cát đắp nền tiếp tục diễn ra, ảnh hướng tới tiến độ thực hiện nhiều dự án, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, dự án cao tốc, dự án trọng điểm đường liên vùng, đường ven biển.
Giá nguyên, nhiên vật liệu biến động do nguyên liệu đầu vào tăng cao. Tình trạng sụt lún, sạt lở các tuyến đường giao thông và khô cạn nước trên các tuyến kênh rạch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long gây khó khăn trong quá trình vận chuyển vật tư vào công trình, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.
Vướng mắc mang tính đặc thù của đầu tư công có thể nói đến như tỷ lệ giải ngân những tháng đầu năm thấp, xu hướng tăng mạnh trong những tháng cuối năm do tâm lý ngại giải ngân nhiều lần, ngại làm thủ tục thanh quyết toán vốn nhiều lần của cả chủ đầu tư, BQLDA và cả nhà thầu.
Đáng chú ý, báo cáo tại kỳ họp thứ 17 HĐND TP.HCM khai mạc hôm qua, UBND TP.HCM cho biết, thành phố dự kiến giải ngân 71.798 tỷ đồng trong năm 2024 (tương đương 95% tổng vốn giao là 75.577 tỷ đồng).
Thành phố cho biết tổng vốn kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 nguồn vốn ngân sách địa phương của Thành phố là 249.590 tỷ đồng.
Trong đó, mức vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao là 142.557 tỷ đồng; nguồn thu tăng thêm của Thành phố khi thực hiện theo Nghị quyết 98/2023/QH13 của Quốc hội là 99.833 tỷ đồng); nguồn thưởng vượt dự toán thu năm 2022 phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương và đầu tư trở lại theo cơ chế đặc thù là 7.200 tỷ đồng.
Tổng vốn NSĐP Thành phố ước giải ngân trong giai đoạn 2021 - 2024 là 149.585 tỷ đồng. Trong đó, năm 2021 đã giải ngân là 18.680 tỷ đồng; Năm 2022 đã giải ngân 24.539 tỷ đồng; Năm 2023 đã giải ngân 34.567 tỷ đồng. Như vậy, số vốn ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 còn phải giải ngân trong năm 2025 là khoảng 100.004 tỷ đồng.
Về kế hoạch giải ngân ODA, trong 6 tháng đầu năm 2024, thành phố không thực hiện ký kết điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi
Hiện tại, Thành phố đang triển khai 5 dự án ODA với tổng vốn đầu tư 114.529 tỷ đồng, trong đó 4 dự án nhóm A (có tổng vốn đầu tư trên 10.000 tỷ đồng) và một dự án nhóm B.
Kế hoạch vốn ODA đã giao cho Thành phố năm 2024 là 5.372 tỷ đồng. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2024 tỷ lệ giải ngân vốn ODA chỉ đạt 711 tỷ đồng, đạt 13,2% so với kế hoạch vốn đã giao.
Theo đánh giá của UBND TP.HCM trong nửa đầu năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn ODA tại một số dự án chưa cao.
Bên cạnh đó, nhiều dự án được bố trí vốn ODA nhưng không thể giải ngân do chưa hoàn tất các thủ tục theo điều khoản hợp đồng. Đơn cử như Dự án metro số 1(Bến Thành - Suối Tiên) việc thanh toán một hạng mục công việc chỉ có thể tiến hành khi nhà thầu hoàn thành 100%.
Chính vì thế, đến nay dù khối lượng thực hiện toàn dự án đã đạt 98,12% nhưng một số hạng mục đã hoàn thành vẫn chưa được thanh toán.
- Cùng chuyên mục
Huế 'chốt' thời gian thông tuyến cầu vượt hơn 2.000 tỷ bắc qua sông Hương
Lãnh đạo UBND TP. Huế yêu cầu các đơn vị liên quan thông tuyến cầu vượt sông Hương vào 26/3/2025, sớm phục vụ người dân.
Đầu tư - 06/01/2025 14:03
Ứng dụng InvestingPro phân phối quỹ SSI-SCA, VLGF và SSIBF (SSIAM) từ 26/12/2024
Ngày 26/12/2024, 3 sản phẩm chứng chỉ quỹ mở SSI-SCA, VLGF và SSIBF quản lý bởi Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) đã chính thức được giao dịch trên nền tảng InvestingPro.
Đầu tư thông minh - 06/01/2025 13:35
Thu hút FDI năm 2024: Vốn thực hiện tăng kỷ lục
Vốn FDI thực hiện năm 2024 đạt 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước.
Đầu tư - 06/01/2025 12:03
Giao dịch quỹ đầu tư tuần cuối năm 2024: Pyn Elite Fund liên tục ‘gom’ cổ phiếu
Nhiều quỹ đầu tư đã công bố kết quả mua/bán cổ phiếu trong tuần giao dịch chuyển giao giữa năm cũ và năm mới (30/12/2024-3/1/2025).
Đầu tư - 06/01/2025 11:37
Vượt xa các dự báo, GDP năm 2024 của Việt Nam tăng 7,09%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024..
Đầu tư - 06/01/2025 10:10
Cơ chế, chính sách vượt trội nào cho Trung tâm tài chính Việt Nam?
Một trong những yêu cầu quan trọng cho sự ra đời và hoạt động của Trung tâm tài chính là cơ chế, chính sách đặc thù, trước mắt và lâu dài…
Đầu tư - 06/01/2025 07:02
Nghệ An ‘thúc’ phát triển nhà ở xã hội
UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND các cấp và các đơn vị liên quan tập trung triển khai các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn.
Đầu tư - 06/01/2025 07:01
Những điểm nghẽn của thị trường địa ốc chờ khơi thông
Dù Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản mới đã có hiệu lực từ đầu tháng 8, với kỳ vọng tháo gỡ nhiều điểm nghẽn, giúp thị trường địa ốc phục hồi. Song, trên thực tế vẫn còn một số vướng mắc từ lâu chờ các luật này đi vào thực tiễn để giải quyết.
Đầu tư - 06/01/2025 06:45
Thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi
Thị trường BĐS Việt Nam đang có những dấu hiệu phục hồi và dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ nhờ vào các chính sách điều hành hiệu quả của Chính phủ trong thời gian qua.
Đầu tư - 05/01/2025 16:51
Huế tăng cường hút dòng vốn FDI
TP. Huế tranh thủ các nguồn vốn từ các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) từ các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ.
Đầu tư - 05/01/2025 16:31
Gần 46.700 tỷ đổ về Khánh Hòa để giao dịch bất động sản
Thị trường bất động sản Khánh Hòa trong năm 2024 đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và bắt đầu có những tín hiệu phục hồi rõ rệt. Bằng chứng ở việc đã có gần 27.259 giao dịch với tổng giá trị gần 46.700 tỷ đồng được "chốt" trong năm này.
Đầu tư - 05/01/2025 15:08
Mức phí nào cho các loại phương tiện đi qua cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt?
Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt chính thức thu phí điện tử không dừng (ETC) từ hôm nay (5/1) để hoàn vốn sau hơn 3 năm khởi công hoàn thành.
Đầu tư - 05/01/2025 12:31
Mô hình nào cho Trung tâm tài chính tại Việt Nam?
Trên cơ sở tổng hợp 03 mô hình phát triển Trung tâm tài chính (TTTC) trên thế giới và thực tiễn Việt Nam, TTTC của Việt Nam được đề xuất theo mô hình kết hợp.
Đầu tư - 05/01/2025 10:43
Giá trung bình căn hộ tại 4 quận trung tâm Hà Nội đã tăng gấp đôi
Giá trung bình căn hộ tại 4 quận trung tâm Hà Nội đã tăng gấp đôi so với đầu năm 2019, cao hơn 30% so với mức tăng trung bình của toàn Hà Nội.
Đầu tư - 05/01/2025 09:10
Luxshare ‘rót’ thêm hơn 11 triệu USD vào dự án điện tử ở Nghệ An
Một số sản phẩm của dự án sau khi mở rộng bao gồm: đồng hồ đeo tay thông minh, máy in 3D, bút cảm ứng, robot hút bụi lau nhàs, thiết bị truyền thông và tai nghe không dây.
Đầu tư - 05/01/2025 09:06
Miền Trung 'trải thảm' đón nhà đầu tư vào dự án khu công nghiệp
Các tỉnh ở khu vực miền Trung đang tập trung thu hút đầu tư vào xây dựng các khu công nghiệp với chính sách cởi mở, sẵn sàng đón "đại bàng" về làm tổ, tạo cú hích cho kinh tế địa phương cất cánh.
Đầu tư - 04/01/2025 15:50
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 4 week ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 month ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 month ago