Vai trò đắc lực của nguyên Tổng giám đốc FLC đang bỏ trốn trong việc giúp Trịnh Văn Quyết lừa đảo

Nhàđầutư
Theo cơ quan CSĐT, với vai trò Tổng giám đốc FLC kiêm Chủ tịch HĐQT Faros, bị can Doãn Văn Phương đã chỉ đạo thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc và các nhân thuộc Faros ban hành nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ, lập hồ sơ góp vốn khống.
QUANG TUYỀN
28, Tháng 02, 2024 | 10:28

Nhàđầutư
Theo cơ quan CSĐT, với vai trò Tổng giám đốc FLC kiêm Chủ tịch HĐQT Faros, bị can Doãn Văn Phương đã chỉ đạo thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc và các nhân thuộc Faros ban hành nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ, lập hồ sơ góp vốn khống.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01) vừa ban hành bản kết luận điều tra bổ sung vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" liên quan đến cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết.

Nội dung mới trong kết luận lần này, C01 truy tố 51 bị can trong đó có 7 người là cựu lãnh đạo, cán bộ của Sở Giao dịch chứng khoán TPH.CM (HOSE), Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.

Trong kết luận điều tra, Cơ quan CSĐT đã làm rõ hành vi phạm tội của từng bị can tại Tập đoàn FLC, Công ty CP Xây dựng Faros và các công ty liên quan. Tuy nhiên, vẫn còn ông Doãn Văn Phương (SN 1977, Tổng giám đốc của Tập đoàn FLC) đã xuất cảnh trốn đi nước ngoài từ tháng 3/2022.

photo-0-1483689738098

Bị can Doãn Văn Phương đã xuất cảnh trốn đi nước ngoài từ tháng 3/2022. Ảnh chụp màn hình

Theo cơ quan công an, khi đang giữ chức Tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Doãn Văn Phương được giao thêm chức Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng Faros giai đoạn từ 2012 – 2016, sau đó là thành viên HĐQT từ tháng 11/2016 - 6/2019.

Với vai trò là Chủ tịch HĐQT Faros, từ 28/5/2015 - 9/11/2016, ông Phương đã chỉ đạo các thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc và các cá nhân thuộc công ty này ban hành các nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ, lập hồ sơ góp vốn khống, hạch toán kế toán, hợp thức việc góp vốn và sử dụng vốn góp khống, lập hồ sơ đăng ký công ty đại chúng, đăng ký lưu ký, đăng ký niêm yết 430 triệu cổ phiếu, tương đương 4.300 tỷ đồng vốn điều lệ của Công ty Faros.

Mục đích của Phương nhằm để Trịnh Văn Quyết và đồng phạm bán cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Cụ thể, Phương chỉ đạo và trực tiếp ký các tờ trình, biên bản, nghị quyết của HĐQT để ra chủ trương về việc tăng vốn khống ở các lần tăng vốn (thứ 3, thứ 4, thứ 5) và chủ trương đăng ký niêm yết cổ phiếu của Faros trên sàn chứng khoán.

Đồng thời, với danh nghĩa Chủ tịch HĐQT Faros, Phương cũng trực tiếp tham gia ký hồ sơ, chứng từ khống để hợp thức hạch toán kế toán cho việc góp vốn khống. Trong đó, ký 18 giấy rút tiền mặt để bị can Trịnh Thị Minh Huế (em gái Trịnh Văn Quyết) sử dụng rút 900 tỷ đồng vốn góp ra khỏi tài khoản của Faros; ký 12 ủy nhiệm chi để Huế làm thủ tục chuyển 296,5 tỷ đồng từ tài khoản của Công ty CP Đầu tư phát triển Bình Định FLC đến tài khoản của các cá nhân khác nhau để tạo dòng tiền, hình thành công nợ ảo để hạch toán hợp thức trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.

Phương còn chỉ đạo các Tổng giám đốc Faros ở các giai đoạn khác nhau ký 115 hợp đồng ủy thác đầu tư khống với tổng giá trị gần 7.400 tỷ đồng để hợp thức cho giấu số vốn góp khống.

Ngoài ra, bị can Phương còn trực tiếp ký các tài liệu để làm hồ sơ gửi Vụ giám sát Công ty đại chúng đề nghị đăng ký công ty đại chúng, đề nghị Trung tâm lưu ký cho đăng ký và lưu ký chứng khoán, đề nghị sàn HOSE chấp thuận niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp với giá trị vốn góp không đúng thực tế.

Với danh nghĩa cá nhân, Doãn Văn Phương đã ký hợp đồng ngày 19/5/2015, với nội dung: "Nhận chuyển nhượng 675.000 cổ phần của Nguyễn Văn Mạnh tại Faros nhưng không phát sinh thanh toán để đứng tên làm cổ đông góp vốn".

Sau khi trở thành cổ đông góp vốn, từ 27/5/2015 - 12/11/2015, Phương ký khống 4 giấy nộp tiền góp vốn khống và 2 ủy nhiệm chi khống để Trịnh Thị Minh Huế sử dụng làm thủ tục nộp tiền, chuyển tiền, hợp thức làm tăng khống số vốn góp mang tên Doãn Văn Phương tại Faros từ 675 triệu đồng (tương đương 675.000 cổ phần) lên hơn 77,6 tỷ đồng đồng (tương đương 7.762.500 cổ phần). Trước khi niêm yết, Phương đã trả lại 7.762.500 cổ phần cho Trịnh Văn Quyết bằng hình thức ký hợp đồng chuyển nhượng nhưng không phát sinh thanh toán tiền.

Cơ quan CSĐT xác định, bị can Phương được hưởng lợi 500.000 cổ phiếu với trị giá trị phát hành là 5 tỷ đồng. Ngày 29/8/2016, bị can đăng ký lưu ký tại tài khoản chứng khoán mang tên cá nhân mình. Trong hai năm 2017–2018, Phương được trả cổ tức thêm 160.000 cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu Phương sở hữu lên 660.000 cổ phiếu.

Trong 2 ngày 6/5/2020 và 11/5/2020, tài khoản chứng khoán của Phương bán toàn bộ 660.000 cổ phiếu, thu hơn 2,3 tỷ đồng.

Kết quả điều tra cho thấy, ông Doãn Văn Phương đã cùng Trịnh Văn Quyết và đồng phạm nâng khống giá trị góp vốn tại Công ty Faros, đăng ký niêm yết và bán cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư.

Theo CQĐT, hành vi của ông Phương đã đủ yếu tố cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 4, Điều 174 BLHS năm 2015, đồng phạm với vai trò tổ chức thực hiện, giúp sức tích cực cho ông Trịnh Văn Quyết.

C01 kết luận rằng, bị can Doãn Văn Phương đã cùng Trịnh Văn Quyết và đồng phạm nâng khống giá trị góp vốn tại Faros, đăng ký niêm yết và bán cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư. Do đó, hành vi của bị can Phương đã đủ yếu tố cấu thành tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với vai trò giúp sức tích cực cho ông Trịnh Văn Quyết.

Quá trình điều tra, ông Phương đã bỏ trốn nhưng Cơ quan CSĐT xác định định được, ngày 27/3/2022, ông Doãn Văn Phương xuất cảnh đi Vương quốc Anh.

Đến nay, dù đã xác minh nhiều nơi nhưng không tìm được Doãn Văn Phương. Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tách tài liệu liên quan đến hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" của bị can để xử lý sau.

Ông Doãn Văn Phương quê Thanh Hóa, là cử nhân Luật tại Đại học Luật Hà Nội, thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Giggs (Mỹ).

Ông Phương từng công tác trong ngành Bưu điện, từng giữ chức Phó phòng tổng hợp Công ty Dịch vụ Vật tư Viễn thông Hà Nội – Bưu điện Hà Nội, gắn bó gần 10 năm mới lái sang bất động sản.

Năm 2009, nhận chức Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Tài chính Bắc Ninh. Tuy nhiên, đến năm 2010, ông Phương tham gia Tập đoàn FLC với vai trò cổ đông sáng lập, làm nhiều vị trí quan trọng ở nơi này và các công ty thành viên. Ông Phương từng giữ chức Tổng giám đốc FLC từ năm 2011 đến 5/2015. Sau đó, ông Phương được bổ nhiệm chức vụ Phó chủ tịch thường trực HĐQT, nhưng cũng thôi chức vài tháng sau đó. Nhiều năm sau, ông Phương giữ các vị trí chủ chốt tại một loạt các doanh nghiệp trong hệ sinh thái FLC.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ