UOB: Fed siết hỗ trợ sẽ có ít ảnh hưởng đến thị trường châu Á

Kịch bản Fed tăng tốc siết chương trình mua trái phiếu khó có thể tạo ra biến động đến thị trường châu Á, theo các chiến lược gia tại UOB.
TRỌNG ĐẠI
15, Tháng 12, 2021 | 07:57

Kịch bản Fed tăng tốc siết chương trình mua trái phiếu khó có thể tạo ra biến động đến thị trường châu Á, theo các chiến lược gia tại UOB.

Kịch bản Fed tăng tốc siết chương trình mua trái phiếu khó có thể tạo ra biến động đến thị trường châu Á, theo các chiến lược gia tại United Overseas Bank (UOB).

Fed sẽ họp bàn chính sách tiền tệ trong tuần này. Cuộc họp được kỳ vọng là thời điểm quyết định cắt giảm 30 tỷ USD mua trái phiếu bắt đầu từ tháng 1 năm sau có hiệu lực, thay vì chỉ 15 tỷ USD như hiện tại. Fed cũng được dự báo nâng lãi suất trong năm 2022. 

Trong năm 2013, Fed cũng bắt đầu quá trình siết hỗ trợ khi giảm dần quy mô chương trình mua tài sản. Tâm lý lo sợ của các nhà đầu tư kích hoạt một làn sóng bán tháo trái phiếu, khiến cho lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt. Kết quả là các thị trường mới nổi tại châu Á phải đối diện với tình trạng chảy máu dòng vốn nghiêm trọng và sự mất giá của đồng tiền nội địa, buộc các ngân hàng trung ương trong khu vực phải tăng lãi suất nhằm bảo vệ các tài khoản vốn. 

"Nhìn chung, các ngân hàng trung ương tại châu Á đã có sự chuẩn bị tốt. Dự trữ ngoại tệ đang ở ngưỡng cao kỷ lục. Quan điểm về việc Fed sẽ thắt chặt hỗ trợ đã sớm được tính tới. Chúng ta có thể hoàn toàn hạn chế sự thất thoát các dòng vốn quan trọng khi Fed khởi động quá trình tăng lãi suất", Heng Koon How, trưởng bộ phận nghiên cứu chiến lược thị trường tại UOB, chia sẻ.

104567103-gettyimages-69367140-3020-7788-1639474420

Các thị trường mới nổi tại châu Á từng phải đối diện với tình trạng chảy máu dòng vốn nghiêm trọng khi Fed bắt đầu siết hỗ trợ năm 2013. Ảnh: AFP.

Chương trình thu mua trái phiếu của Fed được khởi động vào đầu năm 2020 nhằm trợ giúp nền kinh tế và thị trường tài chính trước tác động của đại dịch Covid-19. 

Heng bổ sung các nền tảng thương mại mạnh của châu Á sẽ hỗ trợ các quốc gia trong khu vực và giúp họ vượt qua được sự ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thu mua trái phiếu của Fed. 

"Châu Á đang ở vị thế thương mại tương đối tốt và dẫn đầu bởi Trung Quốc. Các mô hình kinh tế đều hướng tới xuất khẩu và điều đó ngược lại sẽ giúp tạo một môi trường kinh tế vững mạnh, đảm bảo sự ổn định của đồng tiền nội địa". Ông còn bổ sung rằng "chúng ta hướng tới quá trình tăng lãi suất của Fed với một tâm thế mạnh mẽ và ổn định". 

Alexandre Tavazzi, chiến lược gia toàn cầu đồng thời là trưởng văn phòng châu Á của Pictet Wealth Management, cùng quan điểm khi cho rằng triển vọng tăng trưởng của khu vực châu Á là tương đối hứa hẹn. 

Điều này đặc biệt đúng đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nơi các nền kinh tế thành viên bị ảnh hưởng không nhỏ bởi đại dịch, Tavazzi cho biết. 

"Nền kinh tế của họ gặp khó trong năm 2021 vì Covid-19”, ông chia sẻ. Bên cạnh đó, ông cũng bổ sung rằng ASEAN sẽ là một trong số ít các điểm sáng tăng trưởng trên thế giới. 

"Đông Nam Á là một khu vực nổi bật. Đây sẽ là một trong vài khu vực ghi nhận tốc độ tăng trưởng trong năm 2022 cao hơn năm 2021", Tavazzi nhấn mạnh. 

(Theo NDH)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ