Từ câu chuyện của HAGL và Bách Hóa Xanh: Khi các ông lớn bắt tay đưa sản phẩm đến người tiêu dùng

Nhàđầutư
Câu chuyện hợp tác sắp tới giữa Hoàng Anh Gia Lai và chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh của Thế Giới Di động minh chứng cho xu hướng hợp tác phát triển theo công thức "win-win-win". Bởi, đi cùng với sự gia tăng lợi nhuận của các ông lớn, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi từ các sản phẩm chất lượng.
BẢO LINH
23, Tháng 06, 2017 | 08:13

Nhàđầutư
Câu chuyện hợp tác sắp tới giữa Hoàng Anh Gia Lai và chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh của Thế Giới Di động minh chứng cho xu hướng hợp tác phát triển theo công thức "win-win-win". Bởi, đi cùng với sự gia tăng lợi nhuận của các ông lớn, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi từ các sản phẩm chất lượng.

entraide-3

Từ câu chuyện của HAGL và Bách Hóa Xanh: Khi các ông lớn bắt tay đưa sản phẩm đến người tiêu dùng

HAGL với Bách Hóa Xanh.

Câu chuyện của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL-mã HAG) trước thềm Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) tiếp tục nóng với thông tin doanh nghiệp này sẽ hợp tác với chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh của Công ty CP Thế Giới Di động (mã MWG) để bán trái cây.

Tính đến cuối tháng 3/2017, MWG đang có 1.000 siêu thị Thế giới di động, 314 siêu thị Điện Máy Xanh và 67 siêu thị Bách Hóa Xanh.

Trong tầm nhìn 2017-2019, MWG dự kiến mở rộng lên 300 cửa hàng và xây dựng trung tâm phân phối để tiêu thụ 100% sản phẩm Bách Hóa Xanh.

Đáng chú ý, trả lời một cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên 2017, ông Trần Kinh Doanh, CEO MWG thừa nhận hàng trái cây còn mới nên Bách Hóa Xanh chưa thể tiếp xúc được nguồn hàng tận gốc nên chất lượng chưa đồng đều.

Trong khi đó, về phía HAG tính đến thời điểm hiện tại đã trồng tổng cộng 17 loại hoa quả trên diện tích rất lớn với sự tư vấn của đội ngũ kỹ sư nông nghiệp có trình độ cao. Tới giữa tháng 5/2017, diện tích trồng hoa quả đã lên tới gần 19.000 ha trong kế hoạch trồng 20.000 – 25.000 ha của doanh nghiệp này. Tính riêng các công ty con đã là thành viên của HNG thì diện tích trồng như sau. 

HAG

Cơ cấu diện tích các loại trái cây của HAG 

Như vậy, hợp tác với HAGL sẽ giải quyết vấn đề thiếu cung trong mảng trái cây của Bách Hóa Xanh. Thậm chí, nguồn trái cây khổng lồ này cũng đảm bảo cho sự nhân rộng của chuỗi cửa hàng này trong tương lai.

Về phía công ty của bầu Đức, dù một số tài liệu đã khẳng định 98% sản lượng trái cây sẽ xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng đầu ra nội địa của HAGL cũng có thể gia tăng tỷ lệ thuận với số lượng chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh.

VNM - FPT Retail

Trong báo cáo tài chính 2016, chi phí bán hàng của Vinamilk (VNM) tăng mạnh gần 72% lên mức 10.759 tỷ đồng. Mức tăng này được coi là gấp đôi so với năm 2015. Trong đó, chiếm chủ yếu là chi phí khuyến mãi, trưng bày sản phẩm và hỗ trợ bán hàng hơn 6.947,2 tỷ đồng và 2.074,5 tỷ đồng cho chi phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường. Điều này tương đương với việc doanh nghiệp chi 25 tỷ đồng mỗi ngày.

“Liên minh” với FPT Retail - chuỗi cửa hàng phân phối bán lẻ của FPT giúp Vinamilk mở rộng diện tiếp cận và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Trong thời điểm đó, FPT Retail có đến 200 cửa hàng. Một số ít trong các cửa hàng của FPT sẽ được thiết kế để chào bán các sản phẩm sữa. Vinamilk hy vọng đối tác có thể chia sẻ lợi ích dựa trên sự thấu hiểu của họ trong việc điều hành mạng lưới bán lẻ và phân phối.  Nhà cung cấp sữa hàng đầu Việt Nam dự tính bổ sung thêm 100 cửa hàng trong năm tới. Trong đó, một số cửa hàng sẽ hợp tác với FPT.

Đây được coi là động thái cố gắng gia tăng doanh thu hơn 10% mỗi năm của VNM trước sự bủa vây của Dutch Lady, Mead Johnson, Nestle, Abbot, TH True Milk và Nutifood.

VNM đánh giá đây là mối quan hệ không "tầm thường" và mong muốn có được những địa điểm đẹp trong mạng lưới cửa hàng của FPT trên khắp cả nước. Trong khi đó, FPT cho rằng, đây là mối quan hệ hai bên cùng thắng.

Vingroup và chương trình “cộng sinh” với 250 doanh nghiệp Việt

Mối quan hệ hợp tác này diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp thị trường bán lẻ cạnh tranh khốc liệt nhưng  nhiều doanh nghiệp Việt vẫn không thể phân phối các sản phẩm của mình vào hệ thống các siêu thị do chịu mức chiết khấu cao. 

Theo đó, Vingroup (VIC) đã ký kết hợp tác về phân phối với hơn 140 doanh nghiệp. Trong vòng một năm, từ 1/6/2016 – 1/6/2017, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ đưa vào hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+. Riêng các doanh nghiệp cung ứng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống sẽ được hưởng mức chiết khấu bằng 0%.

Vingroup sẽ bán hộ không lãi, cam kết trả cho đối tác doanh thu theo đúng mức giá công bố thông thường. Toàn bộ phần chiết khấu sẽ được Vinmart và Vinmart+ hoàn trả 100% về nhà cung cấp, với mục đích tạo thêm nguồn kinh phí để doanh nghiệp tái đầu tư vào chất lượng sản phẩm và có thêm điều kiện thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm.

Ngoài ra, Vingroup và gần 100 doanh nghiệp khác cũng ký kết hợp tác nhằm tăng cường hiện diện thương hiệu trong hệ sinh thái hàng hóa, dịch vụ của Tập đoàn với các thương hiệu Vincom Retail, VinDS, VinPro,… Cũng theo chương trình, Vingroup sẽ tham gia góp vốn cho một số doanh nghiệp có nhu cầu để tối ưu hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tiến tới tạo ra được các thương hiệu mạnh.  

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ