TS. Nguyễn Trí Hiếu: Ngân hàng cần chia sẻ khó khăn với khách hàng trong dịch COVID-19

Nhàđầutư
"Dịch COVID-19 khiến nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng, kéo theo thu nhập của người lao động giảm xuống, thậm chí một số người bị thất nghiệp. Nếu các ngân hàng vẫn duy trì thời hạn và mức trả nợ như cũ, nhiều khách hàng sẽ rơi vào cảnh nợ xấu, hoặc hạn chế tiêu dùng", TS. Nguyễn Trí Hiếu nói.
HOÀNG VĂN
01, Tháng 04, 2020 | 13:00

Nhàđầutư
"Dịch COVID-19 khiến nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng, kéo theo thu nhập của người lao động giảm xuống, thậm chí một số người bị thất nghiệp. Nếu các ngân hàng vẫn duy trì thời hạn và mức trả nợ như cũ, nhiều khách hàng sẽ rơi vào cảnh nợ xấu, hoặc hạn chế tiêu dùng", TS. Nguyễn Trí Hiếu nói.

Dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng trên toàn cầu đã khiến nhiều nền kinh tế, trong đó có Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề. Nhiều người lao động đã bị giảm thu nhập, thậm chí mất việc làm, dẫn tới khó khăn khi thanh toán các khoản vay tiêu dùng mua nhà, mua xe.

Song theo khảo sát, hầu hết ngân hàng thương mại mới có kế hoạch giãn nợ, giảm lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp là chủ yếu, trong khi khách hàng cá nhân chưa nhận được nhiều sự quan tâm.

TS. Nguyễn Trí Hiếu đã cuộc chia sẻ với Nhadautu.vn xung quanh vấn đề này.

Cần 'bơm' tiền trực tiếp vào nền kinh tế

Thưa ông, trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các gói kích thích kinh tế được chính phủ nhiều nước tung ra, thậm chí có nước còn tặng tiền mặt để người dân chi tiêu. Theo ông, nền kinh tế Việt Nam có nên được hỗ trợ bằng những giải pháp tương tự?

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Hiện chúng ta chỉ có gói 285.000 tỷ đồng mà Chính phủ đưa ra, sau khi có Chỉ thị số 11 của Thủ tướng. Gói 285.000 tỷ đồng này có hai phần, gồm 250.000 tỷ thuộc về các ngân hàng, dưới sự quản lý của NHNN để yêu cầu các ngân hàng dùng vốn của mình tái cơ cấu, hỗ trợ các doanh nghiệp (DN)… Còn lại 35.000 tỷ đồng thuộc về Bộ Tài chính được hỗ trợ cho các mục tiêu giãn thuế, hoãn thuế…

Nhìn chung, gói hỗ trợ 285.000 tỷ đồng này là cần thiết, là tốt cho nền kinh tế nhưng không đủ. Chính phủ cần phải có gói hỗ trợ “bơm” thẳng tiền vào nền kinh tế.

nguyen-tri-hieu

TS. Nguyễn Trí Hiếu. Ảnh: Hoàng Văn.

Theo tôi được biết, chính quyền TP.HCM mới đây đã có quyết định hỗ trợ 600.000 lao động bị mất việc làm do dịch COVID-19, mỗi người 1 triệu đồng/tháng. Đây là một cách làm rất hay, phải đưa tiền tận tay cho người dân bởi rất nhiều người trong số họ đang mất việc làm, cuộc sống như treo  sợi chỉ vậy.

Rồi có nhiều DN đã đóng cửa, tạm dừng hoạt động, còn lại nhiều DN hoạt động cầm chừng… Với những DN như thế thì phải bơm một lượng tiền trực tiếp cho họ, bơm tiền dưới hình thức chẳng hạn như cho không, cho vay trong một thời gian ân hạn ít nhất trong năm nay. Bên cạnh đó, nên có những gói hỗ trợ trực tiếp cho DN, bên cạnh các vấn đề như hoãn thuế, giảm thuế; các ngân hàng cũng đồng thời giãm lãi suất, tái cơ cấu lại nợ…

Về phía Bộ Tài chính cũng cần có gói hỗ trợ kinh tế trực tiếp chứ không thể đu theo gói 250.000 tỷ mà Chính phủ giao cho các ngân hàng được. Vì gói này các ngân hàng sẽ tùy theo khả năng của mình mà đóng góp, không thể làm như thế được, phải nên có gói trực tiếp hỗ trợ như Chính phủ Mỹ, họ trao tận tay số tiền hỗ trợ cho mỗi gia đình, hai vợ chồng 400 USD, mỗi đứa con 500 USD chẳng hạn như thế…

Tóm lại, phải có kế hoạch để bơm tiền trực tiếp vào nền kinh tế thông qua ngân sách của Chính phủ.

Mới đây, Chính phủ đã đề xuất cho DN vay ngân hàng với lãi suất 0% để trả lương cho nhân viên, ông đánh giá gì về phương án này?

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Cho DN vay không lãi là rất tốt và phải có một thời gian ân hạn, nghĩa là không có trả gốc ít nhất là cho tới cuối năm nay. Sau khi DN phục hồi rồi sẽ có chương trình trả nợ cho Chính phủ.

Hiện không ít DN nào đang gặp vấn đề về tính thanh khoản của dòng tiền, khó có khả năng chi trả tiền thuê mặt bằng, tiền lương người lao động, chi phí hoạt động, kể cả trả nợ ngân hàng và thuế… Trước những gánh nặng như vậy, cần có nhiều chính sách, cơ chế để hỗ trợ DN như bơm tiền trực tiếp cho họ nhằm gia tăng tính thanh khoản, giữ khả năng trả nợ. Nếu DN họ mất thanh khoản thì sẽ nhanh chóng rơi vào cảnh nợ nần, rồi đi đến phá sản.

Ngoài ra, có thể bổ sung nguồn vốn cho Quỹ Bảo lãnh tín dụng, quỹ này sẽ đứng ra bảo lãnh để doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng, gỡ khó về thanh khoản, vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt. Điều này nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng một cách dễ dàng hơn và góp phần giảm rủi ro cho ngân hàng. Trường hợp DN phá sản, không trả được nợ, Quỹ Bảo lãnh sẽ bồi thường cho các ngân hàng.

Giãn nợ, giảm lãi vay cho người mua nhà, xe trả góp

Hiện không ít người lao động đã bị mất việc làm, giảm thu nhập đang gặp khó khăn khi thanh toán các khoản vay với ngân hàng. Phải chăng họ cũng nên được hưởng chính sách hỗ trợ tương tự doanh nghiệp?

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Việc giãn nợ, khoanh nợ, giảm lãi suất cho khách hàng cá nhân không chỉ có ý nghĩa với người tiêu dùng, mà còn với chính các ngân hàng và cả nền kinh tế.

Dịch COVID-19 khiến nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng, kéo theo thu nhập của người lao động giảm xuống, thậm chí một số người bị thất nghiệp. Do đó, kế hoạch trả nợ của đối tượng này bị ảnh hưởng. Nếu các ngân hàng vẫn duy trì thời hạn và mức trả nợ như cũ, nhiều khách hàng cá nhân sẽ phải chấp nhận hạn chế chi tiêu, tiết kiệm nhiều hơn nếu không muốn rơi vào cảnh nợ xấu.

Khi đó, nền kinh tế sẽ hạn chế tiêu dùng, khiến các doanh nghiệp khó bán được hàng, sản xuất lại đình trệ. Ngược lại, khi được khoanh nợ, giãn nợ, thu nhập sẽ dành cho tiêu dùng nhiều hơn, kích thích nguồn cầu, làm kích thích tăng trưởng kinh tế.

Ở thời điểm hiện tại, tôi cho rằng Chính phủ cần có giải pháp để ngân hàng và các tổ chức tín dụng không thu hồi nợ của khách hàng cá nhân trong vòng 3 tháng. Tiếp đó, giảm mức lãi suất cho vay và các khoản phí cho khách hàng. Cuối cùng, không chuyển nhóm nợ của khách hàng.

Đây chính là lúc ngân hàng và khách hàng cần chia sẻ khó khăn cho nhau.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ