Trung Quốc nỗ lực trấn an các nhà đầu tư nước ngoài

Nhàđầutư
Hôm thứ Sáu, Cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc đã gặp đại diện của các nhà quản lý tài sản hàng đầu phương Tây trong một nỗ lực trấn an họ về triển vọng kinh tế của nước này, trong bối cảnh quá trình phục hồi kinh tế sau COVID của Trung Quốc bị chững lại, Reuters cho hay.
THANH THÚY
27, Tháng 08, 2023 | 06:32

Nhàđầutư
Hôm thứ Sáu, Cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc đã gặp đại diện của các nhà quản lý tài sản hàng đầu phương Tây trong một nỗ lực trấn an họ về triển vọng kinh tế của nước này, trong bối cảnh quá trình phục hồi kinh tế sau COVID của Trung Quốc bị chững lại, Reuters cho hay.

Hai nguồn tin giấu tên nói với Reuters rằng, Ủy ban Chứng khoán và Điều tiết Trung Quốc (CSRC) đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với ít nhất nửa tá các tổ chức tài chính toàn cầu vào hôm thứ Sáu.

Ông Fang Xinghai, Phó Chủ tịch CSRC đã chủ trì cuộc họp từ Bắc Kinh, vẫn theo các nguồn tin nói trên.

BDSTQ

Thành phố Thượng Hải bên dòng sông Hoàng Phố, Trung Quốc ngày 24/2/2022. Ảnh REUTERS/Aly Song/File Photo

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang nỗ lực củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn đang bị cản trở bởi cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng sâu sắc và tốc độ tăng trưởng suy yếu ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Điểm chuẩn CSI300 của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm hơn 11% kể từ mức cao nhất trong năm vào tháng Hai.

Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ chậm chạp trong quý 2 trong bối cảnh nhu cầu trong và ngoài nước yếu, khiến các nhà phân tích hạ dự báo tăng trưởng trong năm nay.

Nhà đầu tư muốn gì từ Trung Quốc?

Hôm 24/8, Reuters cho biết, các nhà đầu tư toàn cầu sau khi thoát hàng cổ phiếu blue-chip Trung Quốc đã gửi một thông điệp tới giới lãnh đạo nước này: "Hãy gạt sự thận trọng sang một bên trong thời gian ngắn và bắt đầu chi tiêu lớn hơn".

Khi các nhà đầu tư đi từ hy vọng đến thất vọng, giờ đây họ đang mất kiên nhẫn với những gì họ coi là các biện pháp thiếu mạch lạc, chậm chạp và keo kiệt của Trung Quốc nhằm vực dậy nền kinh tế đang suy thoái và xoa dịu cuộc khủng hoảng tài sản ngày càng sâu sắc.

Country Garden Reuters

Tập đoàn bất động sản lớn thứ 2 ở Trung Quốc Country Garden đã phải hoãn trả lãi trái phiếu khi đến hạn vào cuối tháng 8. Ảnh Reuters

Việc cắt giảm lãi suất một cách khiêm tốn và những lời hứa hỗ trợ mơ hồ cho các nhà phát triển bất động sản đang mắc nợ đã không thể khôi phục được tâm lý cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, và các nhà quản lý quỹ đang kiên quyết nhấn mạnh rằng họ cần thấy chính phủ Trung Quốc chi tiêu nhiều hơn, trước khi họ cân nhắc quay trở lại thị trường này.

Chỉ số cổ phiếu blue-chip CSI300 của Trung Quốc đã giảm 9% trong 13 phiên vừa qua khi người nước ngoài rút 78 tỷ nhân dân tệ (10,73 tỷ USD), trong chuỗi bán tháo dài nhất kể từ năm 2015.

Seema Shah, chiến lược gia trưởng toàn cầu của Principal Global Investors, cho biết: "Tại thời điểm này đang có sự bối rối và chừng nào còn có sự bối rối thì sẽ thiếu độ tin cậy. Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư có nhiều khả năng tránh xa thị trường Trung Quốc".

"Lối thoát duy nhất là tăng cường kích thích tài khóa, vì thiếu niềm tin nên việc cắt giảm lãi suất không đủ để thúc đẩy nhu cầu tín dụng", Seema Shah nói thêm.

Chen Zhao, chiến lược gia trưởng toàn cầu tại công ty nghiên cứu thị trường Alpine Macro, cho biết: "Bắc Kinh dường như bị tê liệt trong khi các nhà đầu tư hy vọng Trung Quốc có những động thái mạng mẽ những cú sốc kinh tế, như đã từng thấy trong quá khứ".

Ví dụ nổi bật là chi tiêu mạnh mẽ của chính phủ Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và sự can thiệp nhanh chóng của nước này trong cuộc khủng hoảng thị trường năm 2015.

Zhao nhận thấy việc thiếu phản ứng chính sách của giới lãnh đạo Trung Quốc đối với nền kinh tế đang suy yếu là một "điều kỳ lạ khó lý giải".

Ông cho biết thêm: "Không có sự phản hồi từ lãnh đạo cấp cao về bất kỳ kế hoạch kích thích kinh tế mạnh nào để ngăn chặn những dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế”.

Điều quan trọng nhất trong danh sách mong muốn của mọi nhà đầu tư là được thấy chính phủ Trung Quốc chi tiêu trở lại, bất chấp nguy cơ nợ gia tăng.

Trung Quốc đang làm gì?

Hầu hết các nhà phân tích cho rằng nền kinh tế Trung Quốc cần nhiều hơn số tiền 4 nghìn tỷ nhân dân tệ mà Trung Quốc đã ném vào trong cuộc khủng hoảng năm 2008, số tiền đó nên đến tay các chính quyền địa phương và ngân hàng.

nguoi tieu dung

Trung Quốc nên thúc đẩy mạnh các hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản và ch tiêu tiêu dùng. Ảnh AFP

Mặc dù Trung Quốc đã hứa trong cuộc họp gần đây của Bộ Chính trị vào tháng 7 rằng nước này sẽ làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ lĩnh vực bất động sản và chi tiêu tiêu dùng, thế nhưng thực tế tiền vẫn chưa được đưa vào hoạt động.

Bắc Kinh đã cam kết trợ cấp cho người tiêu dùng chi tiêu cho xe điện, điện tử và du lịch, những biện pháp này tốt hơn là trợ cấp thuế hoặc tiền mặt để tiết kiệm thay vì chi tiêu. Nhưng các khoản trợ cấp cần đến các chính quyền địa phương, vì nhiều địa phương đang thiếu tiền mặt hoặc thậm chí chìm trong nợ nần, và không có tiền để trả lương cho các công chức của mình.

Frederik Ducrozet, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô tại Pictet Wealth Management, cho biết: "Chính quyền địa phương nên nhanh chóng phát hành trái phiếu".

Ducrozet nói: "Để có tác động đáng kể, trở thành người thay đổi cuộc chơi cho nền kinh tế, tôi nghĩ Trung Quốc sẽ phải tăng gấp bội số tiền đó lên".

Chính quyền địa phương của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng, vốn từ lâu đã là một trong những động lực tăng trưởng lớn nhất cho nền kinh tế.

Một số nhà phân tích cho rằng sự thận trọng của Bắc Kinh về vấn đề tài chính là quá mức.

Zhao nói: "Nỗi lo ngại về nợ công tăng cao là sai lầm và không cần thiết, và việc không hành động sẽ gây ra thiệt hại cho nền kinh tế mà có thể phải mất nhiều năm để sửa chữa".

Ngân hàng UBS ước tính tổng nợ chính phủ của Trung Quốc là 111 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2022, phần lớn trong số đó là của các chính quyền tỉnh đang gặp khó khăn.

Tuy nhiên, tổng nợ ở mức 92% của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn nhỏ hơn mức nợ ở Nhật Bản hoặc Mỹ,

Kunjal Gala, người đứng đầu các thị trường mới nổi toàn cầu tại Federated Hermes, cho biết: "Thị trường đang hy vọng vào một biện pháp kích thích lớn để có thể đưa Trung Quốc trở lại nơi bắt đầu".

Chính quyền Trung Quốc đang có kế hoạch cắt giảm tới 50% thuế đối với các giao dịch chứng khoán, Reuters đưa tin hôm thứ Sáu, trong một nỗ lực nhằm hồi sinh thị trường chứng khoán đang gặp khó khăn.

Sau cuộc họp với các quỹ hưu trí, ngân hàng lớn và các công ty bảo hiểm lớn, CSRC hôm thứ Năm cho biết họ đang khuyến khích các nhà đầu tư trung và dài hạn, như quỹ hưu trí nhà nước và quỹ quản lý tài sản, tăng đầu tư vào vốn cổ phần của họ.

Các cuộc họp nhằm củng cố niềm tin diễn ra trong bối cảnh các quỹ toàn cầu đang đẩy nhanh việc rút khỏi tài sản Trung Quốc.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ