Trung Quốc "ngư ông đắc lợi" trong vòng xoáy hỗn loạn khi Anh rời khỏi EU

Nhàđầutư
Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cuối tuần rồi đã tính ngồi lại với nhau trong một cuộc họp kiểu thượng đỉnh để bàn về câu chuyện Trung Quốc, được coi là thách thức lớn nhất về kinh tế đối ngoại cũng như ngoại giao với EU.
CHÍ THÀNH
27, Tháng 03, 2019 | 18:20

Nhàđầutư
Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cuối tuần rồi đã tính ngồi lại với nhau trong một cuộc họp kiểu thượng đỉnh để bàn về câu chuyện Trung Quốc, được coi là thách thức lớn nhất về kinh tế đối ngoại cũng như ngoại giao với EU.

Thế nhưng, trong cuộc họp đó, họ lại nói nhiều về Brexit, kênh CNN phân tích.

_0 china brexit

Câu hỏi mà EU luôn đặt ra là liệu nước Anh có gần gũi hơn với Trung Quốc sau khi rời khối này? Ảnh Getty Images

Các nhà làm luật của Anh quốc, kể từ khi nước này bỏ phiếu quyết rời khỏi EU, đã mất tới 33 tháng mà vẫn chưa thể đồng ý với nhau về cách làm thế nào để giải quyết các vấn đề phức tạp trong khối kinh tế chung, khi mà các nhà lãnh đạo của khối cần thống nhất với nhau ở một số điểm nhưng lại luôn có một quốc gia thành viên bất đồng trong một điểm thảo luận nào đó, ít nhất về mặt lý thuyết.

Tháng tới, Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc sẽ tới Brussels để tham dự hội nghị thượng đỉnh với các lãnh đạo EU, trước khi tới Croatia để gặp gỡ đại diện của một tổ chức gồm 16 nước Trung và Đông Âu, tức là nhóm các nước có thể tham gia EU khi tổ chức này tiếp tục mở rộng thêm ra.

Trước cuộc họp thượng đỉnh tuần rồi, Ủy ban châu Âu nói "Trung Quốc đồng thời là đối tác hợp tác mà EU đã cùng liên kết với nhiều mục tiêu chặt chẽ, là một đối tác thương thảo mà EU cần để cân bằng các lợi ích, là một đối thủ cạnh tranh về kinh tế trong cuộc đua dẫn đầu về làm chủ công nghệ và là một đối thủ có tính hệ thống trong việc thúc đẩy các mô hình quản trị thay thế".

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của EU, trong khi châu Âu là đối tác lớn thứ hai của Trung Quốc sau Mỹ, với mức trao đổi thương mại song phương trung bình mỗi ngày lên tới hơn 1 tỷ USD. Xây dựng một chính sách thống nhất về cách thức tương tác với Bắc Kinh là một vấn đề quan trọng đối với Brussels và một nước thành viên của EU thì khó có thể đủ khả năng để làm hỏng việc này.

Nhưng có một sự bất đồng đáng kể trong khối về cách tìm kiếm sự cân bằng này, với một số thành viên, đặc biệt là Đức, ngày càng thể hiện chính sách diều hâu đối với Bắc Kinh, nhất là trước các thách thức về kinh tế và an ninh, trong khi các nước khác vẫn háo hức đón nhận đầu tư của Trung Quốc.

Ý và Trung Quốc

Sự háo hức đó đặc biệt đã được thể hiện ở Rome trong tháng này khi các nhà lãnh đạo của nước Ý đã trải thảm đỏ để đón chào Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và là nước đầu tiên trong khối EU đăng ký tham gia sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng và thương mại có tên Vành đai và Con đường do Trung Quốc khởi xướng.

_0 china-italy-xi-jinping

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte (phải) trong buổi lễ đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 23/3 vừa qua. Ảnh CNN

Sự tham gia của Ý vào dự án toàn cầu của ông Tập không chỉ là một chiến thắng về mặt kinh tế đối với Trung Quốc, mà còn có khả năng trở thành một chốt chặn chống lại một EU rộng lớn hơn trong nhiều vấn đề quan trọng trong tương lai, bà Lucrezia Poggetti, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Mercator nghiên cứu các vấn đề của Trung Quốc (MERICS), có trụ sở tại Berlin, nói.

Bà cho biết thêm: "Trung Quốc rất thành thạo trong việc đàm phán riêng rẽ với từng quốc gia thành viên trong EU, thay vì làm việc đó với cả khối. Trong quan hệ song phương, Trung Quốc thường chiếm thế thượng phong vì sức mạnh kinh tế khổng lồ của mình, so với các nước thành viên riêng lẻ của EU".

Bà chỉ ra những ví dụ như động thái gần đây của Hy Lạp và Hungary, những nước đồng minh của Trung Quốc ở châu Âu, trong việc làm loãng đi những chỉ trích về hành vi của Trung Quốc ở các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, hay việc phủ quyết một tuyên bố quan trọng của EU về hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc tại Athens vào năm 2017.

"Trong cả hai trường hợp, Hy Lạp lo ngại làm phật lòng Chính phủ Trung Quốc, từ đó lo mất cơ hội tham gia vào các cơ hội kinh tế mà Bắc Kinh hứa hẹn cho nên đã phá vỡ các thứ tự trong EU. Hungary cũng ngày càng gần gũi hơn với Bắc Kinh về mặt chính trị", bà Poggetti nói thêm.

Trong một cuộc gặp tại Brussels trong tháng này, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói Bắc Kinh "kiên quyết ủng hộ tiến trình hội nhập của châu Âu, kiên quyết ủng hộ một EU thống nhất và mạnh mẽ hơn, ủng hộ EU đóng một vai trò lớn hơn trong các vấn đề quốc tế".

Những củ cà rốt của Trung Quốc

Trong khi Bắc Kinh trong lịch sử từng có các mối quan hệ chặt chẽ với một số quốc gia châu Âu (và quan hệ kém hơn với những nước đã từng xâm chiếm và biến Trung Quốc thành thuộc địa), thì người ta lại thấy việc các thành viên EU mới đây liên minh chặt chẽ và năng động với Trung Quốc trong lúc lại mâu thuẫn nội bộ với nhau.

_0 china Ytaly

Liệu Ý có mâu thuẫn với EU trong các chính sách chung đối với Trung Quốc? Ảnh The Assets

Trong một bài viết xuất bản tuần này, Bruno Macaes, một cựu bộ trưởng Bồ Đào Nha của châu Âu, cảnh báo rằng Trung Quốc đang được sử dụng như một vũ khí bởi các quốc gia châu Âu đang tìm kiếm đòn bẩy để chống lại nhau, và nước này lại đang khai thác sự chia rẽ giữa các thành viên cũ và mới (của EU) vì mục đích riêng của chính mình.

"Vấn đề hiện nay là EU không có cơ chế hiệu quả để giải quyết các bất đồng nghiêm trọng giữa các quốc gia thành viên, thuyết phục các nước EU kêu gọi các yếu tố bên ngoài để thách thức việc "giữ nguyên hiện trạng" (Status quo) đối với họ", ông Macaes nói.

Đặc biệt, trong lúc sự thù địch đang lan rộng đối với toàn bộ các dự án châu Âu (của Trung Quốc), ảnh hưởng không chỉ tới Anh, Ý hay Hungary, cơ hội để Trung Quốc tìm kiếm các đối tác mới ở châu Âu lại đang gia tăng nhanh chóng.

"Giờ thì Trung Quốc còn dễ dàng điều khiển các chốt chặn hơn đối với EU và các chính phủ châu Âu còn đang hoài nghi. EU cũng cần chuẩn bị đối mặt với sự tác động mạnh mẽ của nước Ý, nền kinh tế lớn thứ 3 ở châu Âu, cũng là một trong những quốc gia sáng lập ra EU, trong việc ra một chính sách chung của EU đối với Trung Quốc", bà Poggetti nói.

Brexit có lẽ là chốt chặn cuối cùng đối với các quốc gia châu Âu hoài nghi nhất trong vấn đề này. Các chính trị gia của cả EU lẫn Anh quốc đều cảnh báo rằng một nước Anh khi thoát ly EU có thể dẫn tới việc cạnh tranh lại khối kinh tế này, thay vì đồng hành với khối như trường hợp của Na Uy hay Thụy Sĩ, và khi đó thương mại và đầu tư của Trung Quốc sẽ là những lĩnh vực quan trọng trong cuộc cạnh tranh này.

Một nước Anh thoát ly EU thành công, được thả nổi bởi các thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc cũng có thể thúc đẩy các quốc gia thành viên khác của EU tìm kiếm con đường đi riêng của họ.

Jonathan Sullivan, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Nottingham, cho biết "sức mạnh của EU, trong thương mại quốc tế cũng như trong các quan hệ đối ngoại, được khẳng định luôn là đồng thuận với nhau".

"Vì vậy, nếu bất kỳ quốc gia nào muốn xâm nhập vào bất kỳ lĩnh vực nào ở châu Âu, cố gắng phá vỡ sự đoàn kết hoặc 'lựa chọn các quốc gia thành viên riêng rẽ' và đàm phán với từng quốc gia trong khối thì nước đó thực sự phải có một chiến lược mạnh mẽ", ông nói.

"Bắc Kinh đã gặp khó khăn khi đàm phán với EU trong nhiều lĩnh vực vì nhiều lý do khác nhau, và cách cố gắng làm suy yếu khả năng hành động của EU như một khối thống nhất là một hành động mạnh mẽ", ông Sullivan bình luận.

Áp lực bên ngoài

Ông Macaes và những người khác đã nhấn mạnh rằng Bắc Kinh không phải là cường quốc nước ngoài duy nhất tìm cách phá vỡ sự đoàn kết của châu Âu. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã sử dụng chính sách cà rốt về kinh tế và ngoại giao cho các nước châu Âu sẵn sàng đối mặt với Brussels về các lĩnh vực mà khối này bất đồng với Washington, như thỏa thuận hạt nhân với Iran chẳng hạn.

-0 EU Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump không ít lần tỏ thái độ cứng rắn với EU, nhất là trong vấn đề Iran. Ảnh Getty Images

"Ông Trump đã thử phương pháp này, như ra các hành động cứng rắn với Đức trong lĩnh vực quốc phòng, trao các phần thưởng về chính trị mà Ba Lan và Vương quốc Anh từ lâu đã mong muốn, và ca ngợi hết lời về liên minh với Ý", ông Macaes nói.

Nga từ lâu cũng đã muốn làm điều này nhưng lại khá là vụng về. Trung Quốc thì lại hiểu cách làm thế nào để chen vào những cuộc tranh luận kiểu này.

"Việc giải quyết thách thức này sẽ đòi hỏi một thứ vốn vắng mặt đã lâu trong các chính sách của châu Âu những năm gần đây: Sự thống nhất.

Nhưng trong khi áp lực bên ngoài cho đến nay chủ yếu thúc đẩy sự rạn nứt lớn hơn, thì các nhà phân tích cho rằng nó cũng có thể giúp thúc đẩy khối này, nhất là khi các quốc gia thành viên EU bắt đầu thấy cái giá phải trả đối với một tay chơi mạnh mẽ như Trung Quốc khi họ đơn thương độc mã đàm phán với nước này, và quay trở lại với mục đích ban đầu của các chính sách thống nhất trong toàn khối.

Áp lực bên ngoài cũng có thể giúp châm ngòi cho cải cách từ lâu vốn cần thiết cho các chính sách chung, giúp EU đem lại lợi ích như nhau cho tất cả các thành viên trong khối.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ