Triển vọng thị trường dầu mỏ 2021

Nhàđầutư
Theo OPEC, ngoài những yếu tố thuận lợi, thị trường dầu thế giới sẽ còn phải đối mặt với nhiều rủi ro bất lợi trong nửa đầu năm 2021, khiến triển vọng của giai đoạn này rất trái chiều.
THANH TRẦN
08, Tháng 02, 2021 | 06:25

Nhàđầutư
Theo OPEC, ngoài những yếu tố thuận lợi, thị trường dầu thế giới sẽ còn phải đối mặt với nhiều rủi ro bất lợi trong nửa đầu năm 2021, khiến triển vọng của giai đoạn này rất trái chiều.

0-

Ảnh minh họa/Internet.

Tổng Thư ký OPEC nhận định, nền kinh tế toàn cầu có thể phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2021, nhưng các lĩnh vực như lữ hành, du lịch, giải trí và khách sạn có thể mất nhiều năm để phục hồi về mức trước đại dịch.

OPEC hiện dự kiến nhu cầu dầu thế giới sẽ do các nước đang phát triển "dẫn dắt" và tăng lên 95,9 triệu thùng/ngày vào năm 2021, khi nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng 4,4%. Con số trên tương đương mức tăng 5,9 triệu thùng/ngày so với mức của năm 2020, thấp hơn dự báo trước đó hồi tháng 12/2020 của OPEC là 6,25 triệu thùng/ngày.

Giới phân tích nhận định, do các yếu tố cơ bản đang suy yếu, OPEC+ cần thận trọng duy trì sản lượng ổn định. Một số nhà sản xuất lớn nhất của nhóm cũng tỏ ra ưu tiên điều này.

Saudi Arabia đã đề xuất một cách tiếp cận cẩn trọng hơn trong các cuộc họp trước đó, trong khi UAE và Nga lại muốn tăng sản lượng nhanh hơn.

Mặc dù việc triển khai vaccine COVID-19 đã giúp thị trường lạc quan hơn, song nhu cầu vẫn chưa đủ để đưa mức tiêu thụ về tương đương trước đại dịch là khoảng 100 triệu thùng/ngày.

Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu và nhiên liệu lỏng thế giới đã giảm từ mức 100,61 triệu thùng trong năm 2019 xuống 94,25 triệu thùng trong năm 2020. Sản lượng dự kiến chỉ phục hồi lên 97,42 triệu thùng/ngày vào năm 2021.

Điều duy nhất có thể hỗ trợ một thị trường cân bằng trong tương lai là nhu cầu dần phục hồi. Tuy nhiên, với tình hình đại dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu suy giảm, đặc biệt tác động chưa rõ của biến thể virus SARS-CoV-2 ở Anh và Nam Phi đối với hoạt động kinh tế và du lịch thì sự vận động của thị trường dầu mỏ vẫn sẽ tồn tại những diễn biến đầy bất ngờ.

Đối với giá dầu thô, EIA dự báo giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 49 USD/thùng vào năm 2021, tăng so với mức dự báo trung bình 43 USD/thùng trong quý IV/2020. Dự báo giá dầu thô cao hơn trong năm tới phản ánh kỳ vọng của EIA rằng lượng dầu tồn kho sẽ vẫn ở mức cao và sẽ giảm khi nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng và sản lượng dầu hạn chế của OPEC+.

Trong khi đó, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings dự báo giá dầu Brent sẽ giảm xuống 45 USD/thùng vào năm 2021 do nhu cầu năng lượng vẫn sẽ thấp cho đến nửa cuối năm sau, bởi tiến độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 có thể không diễn ra nhanh như mong đợi.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng giá dầu không thể sớm phục hồi mạnh mẽ, dự đoán mức giá trong khoảng 40 đến 50 USD mỗi thùng vào năm 2021. Đó vẫn là một nửa con số 80 USD/thùng mà Ả Rập Xê Út cần để cân đối ngân sách của mình.

"Các dự đoán về giá dầu nằm trong khoảng từ 40 đến 45 USD vào đầu năm tới, và sẽ là từ 40 đến 50 USD cho cả năm. Tôi nghĩ điều quan trọng đó chính là theo dõi triển vọng phục hồi của nhu cầu dầu. Điều đó đã được chứng minh là một yếu tố quan trọng với những gì chúng ta thấy trong năm nay, bên cạnh nguồn cung cấp có thể đến từ các năng lượng thay thế", Jihad Azour, giám đốc bộ phận tại Trung Đông và Trung Á của IMF cho biết.

Bên cạnh đó, các chuyên gia còn cho rằng, biến động địa chính trị lớn nhất năm 2021 với thị trường dầu mỏ là việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rời Nhà Trắng. Năm 2020, ông Trump là người rất tích cực tham gia vào các quyết định của OPEC như việc gây sức ép buộc Ả Rập Xê Út nâng hoặc hạ sản lượng để đổi lấy sự ủng hộ của Mỹ.

Theo nhận định, Tổng thống Mỹ mới đắc cử Joe Biden được dự báo sẽ ít can thiệp vào hoạt động của OPEC. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của ông Biden vẫn có thể không hề thua kém Donald Trump. Khả năng hồi sinh thỏa thuận hạt nhân với Iran có thể giúp Tehran bơm vào thị trường 2 triệu thùng dầu/ngày nếu Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt.

Căng thẳng tại một số nước sản xuất dầu khác ở châu Phi, Mỹ Latinh, Trung Đông và những khu vực khác cũng cần được theo dõi sát sao. Những nơi này đều chịu tác động mạnh của giá dầu giảm, đe dọa đến ổn định chính trị.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ