“Đại gia” dầu mỏ thế giới cam kết giữ ổn định thị trường năng lượng

Nhiều thành viên thị trường không khỏi đặt câu hỏi về việc liệu các nước thuộc OPEC và đồng minh của họ liệu có tăng sản lượng thêm 2 triệu thùng/ngày từ tháng 1/2021 theo như trong kế hoạch trước đây.
TRUNG MẾN
18, Tháng 10, 2020 | 08:03

Nhiều thành viên thị trường không khỏi đặt câu hỏi về việc liệu các nước thuộc OPEC và đồng minh của họ liệu có tăng sản lượng thêm 2 triệu thùng/ngày từ tháng 1/2021 theo như trong kế hoạch trước đây.

daugt_wgoi

Ảnh: GettyImages

Nga và Saudi Arabia hiện đang sẵn sàng hợp tác để giữ cho thị trường năng lượng toàn cầu ổn định, theo tuyên bố mới nhất từ điện Kremlin sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thái tử Saudi Arabia, Mohammed Bin Salman, có cuộc điện đàm thứ 2 trong tuần này.

Theo Bloomberg, hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện rất nhiều về sự hợp tác trong nhóm các nước thuộc OPEC+. Trước đó vào ngày 13/10/2020, hai bên đã có các cuộc đối thoại trong đó họ xem xét lại những nỗ lực cân bằng cung cầu trên thị trường năng lượng và hỗ trợ kinh tế toàn cầu. 

Những lời kêu gọi từ các nhà lãnh đạo này được đưa ra trước thềm cuộc họp của các nhà xuất khẩu năng lượng lớn của thế giới dự kiến diễn ra vào ngày 19/10/2020 để tính đến tình hình tuân thủ cắt giảm sản lượng của nhóm nước thành viên.

Khi mà đại dịch Covid-19 bùng phát tại châu Âu và các nước châu Mỹ tác động xấu đến nhu cầu dầu, nhiều thành viên thị trường không khỏi đặt câu hỏi về việc liệu các nước thuộc OPEC và đồng minh của họ liệu có tăng sản lượng thêm 2 triệu thùng/ngày từ tháng 1/2021 theo như trong kế hoạch trước đây.

Quyết định chính thức về sản lượng dầu năm 2021 dự kiến sẽ chỉ được đưa ra trong cuộc họp có sự tham gia của tất cả các thành viên vào ngày 30/11 và 1/12/2020.

Vào đầu tuần này, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak và người đồng cấp đến từ Các tiểu vương quốc Arab thống nhất – ông Suhail Al Mazrouei, cho biết rằng hiện nay, nhóm này vẫn đang tính sẽ tăng sản lượng đúng theo kế hoạch.

Vào lúc này, nhóm chuyên gia thuộc OPEC vào ngày thứ Sáu đã cảnh báo rằng nếu kinh tế toàn cầu tăng trưởng thấp, OPEC sẽ có thể chỉ tăng sản lượng 200.000 thùng/ngày từ năm sau. Kịch bản này sẽ có thể xảy ra nếu Libya cố gắng khôi phục nguồn cung và đại dịch ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng nặng nề hơn so với kỳ vọng.

Thị trường năng lượng trong khi đó tuy nhiên vẫn chịu tác động rất nhiều từ diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc. Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, đã đẩy mạnh mua dầu thô của Mỹ khi mà khoảng thời gian xem xét lại thỏa thuận thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đang đến gần.

Theo Bloomberg, ước tính khoảng 14 triệu thùng dầu Mỹ sẽ được chuyển đến Trung Quốc vào tháng sau, tính toán của công ty phân tích thị trường Vortexa dựa trên số lượng các đơn đặt hàng cho hay. Nếu tất cả các đơn đặt hàng trên được thực hiện, khối lượng dầu bán như vậy sẽ cao hơn khối lượng của tháng 8/2020.

Số lượng các đơn đặt hàng từ phía Trung Quốc tăng mạnh trước khoảng thời gian xem xét lại thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, trước đó Trung Quốc cam kết tăng cường mua sản phẩm năng lượng Mỹ. Các cuộc đối thoại về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, ban đầu được lên kế hoạch vào cuối tuần qua, đã bị trì hoãn vô thời hạn trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước xấu đi.

Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm nay, tổng giá trị hàng hóa mà Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ ước tính chỉ bằng 23% tổng giá trị mục tiêu của cả năm 2020. Gần đây, các nhà máy năng lượng của Trung Quốc đang hoạt động trở lại nhiều hơn khi mà nền kinh tế dần phục hồi trở lại sau khoảng thời gian suy giảm mạnh vì đại dịch Covid-19, điều này cũng có thể phần nào lý giải cho việc Trung Quốc mua mạnh sản phẩm năng lượng trở lại.

“Việc Trung Quốc tăng cường mua dầu thô của Mỹ chủ yếu có động lực chính trị. Trung Quốc hiện vốn đang thừa dầu và hiện tại giá dầu Mỹ cũng không hấp dẫn hơn so với giá dầu Trung Đông”, chuyên gia phân tích cao cấp tại Vortexa, bà Serena Huang, nhấn mạnh.

(Theo BizLIVE)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ