Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - không phải bây giờ thì là bao giờ?

Nhàđầutư
Nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, ông Alban Caratis, thuộc tổ chức Seafood Trade Intelligence (tổ chức tư vấn thương mại hải sản) cho biết: Nếu Việt Nam không chịu thay đổi, đến một thời điểm nào đó nó sẽ gây ảnh hưởng to lớn tới hoạt động thương mại của chúng ta.
ĐÌNH VŨ
27, Tháng 10, 2017 | 14:37

Nhàđầutư
Nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, ông Alban Caratis, thuộc tổ chức Seafood Trade Intelligence (tổ chức tư vấn thương mại hải sản) cho biết: Nếu Việt Nam không chịu thay đổi, đến một thời điểm nào đó nó sẽ gây ảnh hưởng to lớn tới hoạt động thương mại của chúng ta.

trach-nhiem-xa-hoi-doanh-nghiep

 Trách nhiệm xã hôi của doanh nghiệp - không phải bây giờ thì là bao giờ?

Nhiều doanh nghiệp và người lao động Việt Nam còn xa lạ với khái niệm "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" (CSR), bộ quy chuẩn nào dành cho khái niệm trên? Tuy nhiên, đây lại là khái niệm khá quen thuộc với nhiều nước phát triển trên thế giới, cả với doanh nghiệp sản xuất cũng như khách hàng và người lao động. Mô hình này cũng được áp dụng khá thành công với nhiều doanh nghiệp không chỉ để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, mà còn được doanh nghiệp sử dụng như một lợi thế trong cạnh tranh và lan toả thương hiệu, gắn liền với chiến lược phát triển bền vững.

Vậy làm sao để áp dụng CSR và chiến lược phát triển bề vững để tiếp cận thị trường?

Trao đổi tại buổi hội thảo "Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững và xây dựng thương hiệu thuỷ sản Việt Nam", ông Alban Caratis, thuộc tổ chức Seafood Trade Intelligence (tổ chức tư vấn thương mại hải sản) nói: Điều gì làm một ngành công nghiệp phải thay đổi? Đó là câu chuyện của chuỗi sản xuất và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng đó. "Đến một thời điểm việc thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới thương mại của một đất nước nếu đất nước đó không thay đổi".

Cùng lúc đó thì chúng ta cũng vừa phải giải quyết những vấn đề mới nổi, vừa phải duy trì kinh doanh. Đây chính là động lực để cần một vài năm tới để doanh nghiệp thay đổi, thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Trong quá trình thực hiện cần có sự minh bạch thông tin, theo một chuẩn chung để đưa tới tất cả những người được tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm đó nhận được thông điệp. "Việc cải thiện tình hình rất quan trọng, đó là một trong những tiêu chuẩn mới của khách hàng hiện nay và doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng buộc phải đáp ứng", ông Alban Caratis nhấn mạnh. 

Lấy ví dụ cho câu chuyện ngành sản xuất cá Hồi tại Bắc Âu, ông Alban Caratis nói: Ngành cá Hồi ở Bắc Âu, các đây nhiều năm từng khá giống Việt Nam hiện tại, người ta không thể ngờ nó lại tồn tại và phát triển rực rỡ được như ngày hôm nay. Bởi cá Hồi Bắc Âu từng vướng một loạt các vấn đề liên quan tới tác động xấu tới môi trường, áp lực từ người tiêu thụ. Nhiều công ty thời điểm đó đã phá sản hoặc đứng trên bờ vực phá sản, đa số đều bi quan về tương lai của nó.

Thế nhưng rồi ngành cá Hồi Bắc Âu đã tìm được giải pháp. Nhiều doanh nghiệp đã hợp lực với nhau, cùng nhau tham gia các nghiên cứu, đưa ra những số liệu minh bạch về hoạt động và phát triển của từng công ty. Họ hợp tác với nhau, đư ẩ các sáng kiến, phát triển chuỗi cung ứng cá cùng nhau, cùng nghiên cứu về con cá Hồi để làm sao vòng đời của cá tốt hơn, đưa ra sản phẩm đáp ứng đúng và đủ nhu cầu khách hàng, thị trường. Đây là yếu tố quan trọng tạo sự bền vững cho sản xuất, ông Alban Caratis chia sẻ.

Riêng với Việt Nam, vị chuyên gia nhận định còn khá chậm trong nghiên cứu ứng dụng CSR so với các nước Đông Nam Á. Điều này có thể xuất phát từ nhận thức của chúng ta về trách nhiệm doanh nghiệp còn chưa cao, đến từ cả doanh nghiệp lẫn người lao động.

Theo đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một khái nhiệm rộng, có nhiều cách hiểu, nhưng gắn gọn lại nó là có gắng áp dụng thay đổi về mặt trong hội. Trách nhiệm doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng là giải quyết những khó khăn với doanh nghiệp như thiếu hụt nguồn lực, tác động môi trường, mục tiêu đặt ra, tiêu chuẩn sản phẩm đưa ra môi trường, đi kèm với yêu cầu về môi trường.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - hơn cả một quy chuẩn là sự minh bạch và hành động.

Việc thực hiện CSR phải được triển khai rộng khắp. Có lẽ với Việt Nam chúng ta nên đặt câu hỏi: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, không phải bây giờ thì là bao giờ?

Ông Alban Caratis chia sẻ thêm rằng: với thế giới, Việt Nam đang có những nỗ lực để thực hiện các cam kết quốc tế, tuân theo những quy định của quốc tế không chỉ về CSR, mà còn về nhiều quy chuẩn khác. Tuy nhiên, việc thực hiện và thể hiện là rất quan trọng và doanh nghiệp cần hiểu rõ điều này như một chiến lược truyền thông. 

"Doanh nghiệp cần hiểu làm sao để phát triển bền vững? Và như vậy chúng ta buộc phải thực thi những cái tạo nên nền tảng, hình ảnh và minh bạch, thông suốt thông tin ra bên ngoài một cách hợp lý để xây dựng thương hiệu".

Cùng tham gia trong hội thảo, bản thân doanh nghiệp và người lao động trực tiếp tham gia chuỗi đã chia sẻ những băn khoăn về các quy chuẩn với ngành nuôi trồng thuỷ hải sản.

Theo đó, đại diện doanh nghiệp cho biết hiện có quá nhiều hệ thống chứng nhận, tiêu chuẩn và khách hàng thị cũng có những yêu cầu khắt khe về các quy chuẩn, chứng nhận này. Điều này làm cho doanh nghiệp đôi khi rối như gà mắc tóc, không kịp cập nhật các thông tin về các quy chuẩn mới, dẫn tới không biết phải theo quy chuẩn nào và làm sao cho đúng, cho đạt yêu cầu.

Bản thân các hộ tham gia vào chuỗi cung ứng cũng chưa thực sự hiểu được rõ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, dù rất muốn tham gia nhưng vẫn chưa tìm được đường hướng để nhận được những chứng nhận hoặc đi tới đích là đảm bảo yêu cầu chung của thế giới.

Có người lại băn khoẳn, đặt vấn đề, liệu liên minh Châu Âu EU có thể sẽ lại đánh một "thẻ vàng" đã từng áp dụng cho đánh bắt thuỷ hải sản với nuôi trồng thuỷ sản không? Làm sao đẻ xây dựng niềm tin với thị trường? Làm sao để liên kết theo chuỗi và tạo niềm tin, liên kết với người lao động để ngành thuỷ sản có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường mới tốt hơn? 

Chia sẻ với những khó khăn này của doanh nghiệp, của người nông dân tham gia chuỗi cung ứng, ông Alban Caratis cho rằng: đúng là có nhiều loại chứng nhận khác nhau, vì thế dữ liệu với doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng để đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật. Và cũng đúng là như vậy sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, như tăng chi phí, mất thời gian cho việc minh bạch thông tin xuyên suốt.

"Tuy nhiên, chúng ta nên coi trọng việc minh bạch thông tin, trách nhiệm thực sự hơn là tuân theo các tiêu chuẩn thụ động, từ đó tạo niềm tin, sự tin cậy với người mua hàng quốc tế chứ không nhất nhất phải chạy theo các quy chuẩn", ông Alban Caratis nhấn mạnh.

Là một tổ chức đứng ra gắn kết, làm liên kết chuỗi, Tổ chức Oxfam cam kết thúc đẩy sản xuất bền vững cho người nuôi tôm, cam kết với tổng cục thuỷ sản về những chương trình cho bà con nuôi tôm, cải thiện theo hướng hành động nhiều hơn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25180.00 25185.00 25485.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30846.00 31032.00 32001.00
HKD 3185.00 3198.00 3302.00
CHF 27415.00 27525.00 28378.00
JPY 160.64 161.29 168.67
AUD 16085.00 16150.00 16648.00
SGD 18346.00 18420.00 18964.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18198.00 18271.00 18809.00
NZD   14807.00 15308.00
KRW   17.63 19.26
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2290.00 2378.00
NOK   2269.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ