'Thẻ vàng' ngành hải sản Việt Nam, vì đâu nên nỗi?

Nhàđầutư
Liên minh Châu Âu (EU) đã rút thẻ vàng đối với Việt Nam trong lĩnh vực khai thác hải sản. Điều này có nghĩa là 100% container hàng hải sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị giữ lại để kiểm tra với nguy cơ trả về rất cao với hàng chục chi phí phát sinh. 'Thẻ vàng' ngành hải sản, vì đâu nên nỗi?
ĐÌNH VŨ
26, Tháng 10, 2017 | 06:33

Nhàđầutư
Liên minh Châu Âu (EU) đã rút thẻ vàng đối với Việt Nam trong lĩnh vực khai thác hải sản. Điều này có nghĩa là 100% container hàng hải sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị giữ lại để kiểm tra với nguy cơ trả về rất cao với hàng chục chi phí phát sinh. 'Thẻ vàng' ngành hải sản, vì đâu nên nỗi?

hai-san-viet-nam

'Thẻ vàng' ngành hải sản Việt Nam, vì đâu nên nỗi? 

Chiều hôm qua, 25/10, tổ chức Oxfam, tổ chức Icafis đã tổ chức toạ đàm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dưới góc nhìn báo chí. Tại buổi toạ đàm câu chuyện Liên minh Châu Âu (EU) phạt thẻ vàng với ngành hải sản Việt Nam mới đây đã được mang ra mổ xẻ. 

Nói về vấn đề này, ông Đinh Xuân Lập, Phó giám đốc - Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) cho rằng về cơ bản thẻ vàng này của EU với ngành hải sản Việt Nam giống như thẻ đỏ. Bởi EU cho Việt Nam 6 tháng để khắc phục, để gỡ bỏ thẻ, nhưng có thể 1 năm Việt Nam cũng chưa thể khắc phục tình trạng trên.

Cụ thể, ông Lập phân tích, năm 2014 Thái lan từng bị treo thẻ vàng do câu chuyện lao động bị áp bức trên tàu cá, nhưng nước này đã khắc phục rất nhanh để lấy lại hình ảnh cho họ và sau đó đã được chứng nhận thẻ xanh. Tuy nhiên, với trường hợp của Việt Nam thì khác, lý do EU rút thẻ vàng vì cho rằng Việt Nam chưa quản lý tốt ngành khai thác hải sản hoặc khai thác thiếu bền vững, bất hợp pháp và không có báo cáo.

"Chúng tôi kêu gọi ngành chức năng Việt Nam gia tăng nỗ lực để chúng tôi nhanh chóng đảo ngược quyết định này", dẫn lời người phụ trách môi trường của EU, Karmenu Vellan.

Như vậy, theo ông Lập, để Việt Nam làm được việc này sẽ rất khó khăn, cần có sự phối hợp liên ngành, nhiều cơ quan cùng tham gia, có các thông tư liên tịch và sự vào cuộc của cơ quan quản lý, bởi Việt Nam sẽ phải xác nhận nguồn gốc và tính hợp pháp của các hải sản, đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm hải sản được giao thường từ hay vào EU.

"Tuy nhiên, hiện nay chúng ta còn khá lỏng lẻo trong việc kiểm soát các vấn đề liên quan tới chứng chỉ thuyền viên, kiểm soát thuyền viên, các thiết bị sử dụng trên tàu", ông Lập đưa ra nhận định.

Cùng quan điểm với ông Lập, chia sẻ tại buổi hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng chúng ta chưa thực sự quyết liệt với trách nhiệm của doanh nghiệp, cũng như các yêu cầu buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ. Điều này sẽ gây khó khăn cho Việt Nam khi ra thị trường quốc tế và khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang thực sự gần kề. 

Một vị đặt câu hỏi: Ngành hải sản bị rút thẻ vàng, ai sẽ là người phải chịu hậu quả? Tác động của nó tới đâu?

Trả lời câu hỏi trên, bà Lê Hoa - Phó Giám đốc quốc gia tổ chức Oxfam cho rằng người chịu thiệt hại trực tiếp và lớn nhất sẽ là những người đánh bắt hợp pháp và họ là số đông trong trường hợp này. Đi theo đó là những người lao động trong doanh nghiệp khai thác, chế biến hải sản, rồi những doanh nghiệp phụ trợ, cung cấp dịch vụ xung quanh các doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Cũng vì thế cần đặt lại câu hỏi "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở đâu khi Liên minh Châu Âu rút thẻ vàng với ngành thuỷ sản Việt Nam?", bà Hoa đặt vấn đề.

Khi EU giơ thẻ vàng, xuất khẩu hải sản của doanh nghiệp qua khu vực này sẽ giảm do các khách hàng rất e ngại việc bị phạt theo quy định IUU, thậm chí họ sẽ giảm hoặc ngừng mua hàng.

Ngoài ra, trong thời gian bị thẻ vàng, 100% container hàng hải sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị EU giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác.

Điều này sẽ khiến doanh nghiệp Việt mất thời gian, chi phí. Riêng phí kiểm tra nguồn gốc khoảng 500 bảng Anh/container, chưa kể phí lưu giữ cảng và hệ lụy kinh doanh của đối tác khách hàng.

Đáng lo ngại nhất là nếu bị thẻ vàng nguy cơ hàng bị trả về rất cao, khi đó một container hàng hải sản xuất sang EU phải chịu chi phí tăng thêm 5.000-10.000 euro (khoảng 270 triệu đồng)/container. Nếu bị thẻ đỏ coi như hải sản Việt bị cấm xuất khẩu vào EU thì thiệt hại còn khủng khiếp hơn.

Những thiệt hại nặng nề kể trên của doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng tới sẽ không xảy ra nếu như các doanh nghiệp thực sự coi trọng trách nhiệm xã hội của mình. Cụ thể ở đây là trách nhiệm giữ gìn thương hiệu thuỷ hải sản Việt Nam, giữ gìn sự trong sạch môi trường thuỷ hải sản Việt Nam bằng cách làm ăn chân chính, tuân theo các quy định của nhà nước về đánh bắt, khai thác thuỷ hải sản. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản khác nói riêng và ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung.

Sau khi bị cảnh báo thẻ vàng, nếu sáu tháng không có cải thiện theo đánh giá của EU sẽ bị chuyển sang cảnh báo thẻ đỏ, đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ bị cấm xuất khẩu các mặt hàng thuỷ hải sản khai thác sang EU. Khi đó doanh nghiệp hải sản bị thiệt hại nặng nề và nó kéo theo xuống sông xuống biển là hàng nghìn công ăn việc làm, thu nhập của hàng trăm doanh nghiệp.

Không coi trọng trách nhiệm xã hội, một vài doanh nghiệp đang là con sâu làm rầu nồi canh, vì lợi ích nhỏ mà làm hại tới lợi ích chung của toàn xã hội. Theo phân tích của chuyên gia, việc ngành hải sản Việt Nam bị EU tuýt còi vừa là rào cản, nhưng cũng là động lực lớn, buộc chúng ta phải thay đổi, phải thích nghi với những điều kiện ngặt nghèo của thế giới. Vì thế, các doanh nghiệp cần thực sự chú trọng tới cái chung, không thể chỉ tính tới lợi nhuận mà không tính tới trách nhiệm xã hội, họ buộc phải tuân theo những bộ quy chuẩn mà các đối tác FTA đề ra và chúng ta đã cam kết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25180.00 25185.00 25485.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30846.00 31032.00 32001.00
HKD 3185.00 3198.00 3302.00
CHF 27415.00 27525.00 28378.00
JPY 160.64 161.29 168.67
AUD 16085.00 16150.00 16648.00
SGD 18346.00 18420.00 18964.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18198.00 18271.00 18809.00
NZD   14807.00 15308.00
KRW   17.63 19.26
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2290.00 2378.00
NOK   2269.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ