TP.HCM sẽ xử lý mạnh tay các công trình xây dựng trái phép

Ngày 9/8 vừa qua, UBND TP.HCM đã có buổi làm việc với Sở Xây dựng TP, để nghe báo cáo về công tác quản lý Nhà nước về xây dựng sáu tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ những tháng cuối năm 2019.
CHU KÝ
10, Tháng 08, 2019 | 09:19

Ngày 9/8 vừa qua, UBND TP.HCM đã có buổi làm việc với Sở Xây dựng TP, để nghe báo cáo về công tác quản lý Nhà nước về xây dựng sáu tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ những tháng cuối năm 2019.

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Lê Hòa Bình, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, toàn thành phố đã cấp 21.938 Giấy phép xây dựng (GPXD), với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 7 triệu m2. Về công tác kiểm tra, xử lý vi phạm theo GPXD, lực lượng Thanh tra Sở đã tuần tra, kiểm tra 76 GPXD do Sở Xây dựng cấp và 22.936 GPXD do UBND quận - huyện cấp, giảm 1.421 GPXD so với cùng kỳ năm 2018 là 24.433 GPXD (tỷ lệ giảm 5,8%). Thanh tra Sở đã kiểm tra, phối hợp UBND cấp xã, cấp huyện, Ban quản lý các Khu đô thị mới, Khu chế xuất - Khu công nghiệp thực hiện công tác kiểm tra với 45.496 lượt, giảm 6.297 lượt so với cùng kỳ năm 2018 (tỷ lệ giảm 12,2%).

Cũng theo ông Bình, trong 6 tháng đầu năm 2019, TP.HCM có 1.640 trường hợp vi phạm xây dựng, tăng 448 vụ so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, công trình xây dựng sai phép là 619 trường hợp, tập trung nhiều ở quận 9, Thủ Đức, Bình Tân. Số công trình không phép là 616 trường hợp, tập trung nhiều ở quận 9, 12, Bình Tân.

Ngoài ra, còn 405 công trình có vi phạm khác như không che chắn, rơi vãi vật liệu xây dựng, không đủ điều kiện khởi công…

09-08-2019-tphcm-khong-duoc-be-tac-trong-viec-phat-trien-do-thi-1E62B708-details

Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, nói về công tác cưỡng chế tại các công trình xây dựng trái phép trên địa bàn TP.HCM hiện nay, ông Lý Thanh Long,  Chánh Thanh tra Sở Xây dựng cho biết, Sở đã có kế hoạch phối hợp với UBND quận 9, quận Thủ Đức và huyện Bình Chánh trong quản lý trật tự xây dựng trên các địa bàn này. Tuy nhiên,  khi tổ chức cưỡng chế các công trình xây dựng sai phép lại có tình trạng đẩy qua, đẩy lại giữa Sở Xây dựng và các quận, huyện.

Liên quan đến vấn đề nói trên, ông Lê Hòa Bình cũng cho hay, hiện các thông tư của Bộ Xây dựng yêu cầu đơn vị ra quyết định xử phạt thì phê duyệt phương án tháo dỡ, cưỡng chế. Khi Sở Xây dựng chuyển các quyết định cưỡng chế để các quận, huyện thực hiện thì các quận, huyện như quận Bình Tân e ngại bị kiện, do đó, không dám tổ chức cưỡng chế.

Để giải quyết tình trạng nói trên, ông Bình đề nghị UBND TP.HCM có hướng dẫn, giao các quận, huyện xây dựng phương án tháo dỡ, thực hiện các Quyết định của chủ tịch UBND TP và chánh thanh tra Sở Xây dựng về việc cưỡng chế tháo dỡ các công trình trái phép.

Nói về vấn đề này, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, UBND TP sẽ xem xét, có hướng dẫn cụ thể. Qua đó, ông Hoan yêu cầu Sở Xây dựng đề nghị các quận, huyện lựa chọn vài vụ việc điển hình về vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn để tổ chức kiểm tra, thanh tra làm rõ và có hướng xử lý cụ thể và báo cáo kết quả cho UBND TP.

Sau khi lắng nghe các ý kiến, phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các ngành, các cấp cần tập trung thực hiện Chỉ thị 23 của Ban Thường vụ Thành ủy về lập lại trật tự xây dựng, trong đó mỗi lĩnh vực cần xây dựng chính sách đi kèm. Cụ thể như đối với việc kiểm tra, giám sát thì phải có đề án tổ chức lại lực lượng, có kinh phí tổ chức cưỡng chế các công trình xây dựng trái phép.

Đồng thời, Bí thư Thành ủy cũng yêu cầu Sở Xây dựng phải xác định những công việc còn vướng mắc, khó khăn để tập trung tìm giải pháp, đề xuất hướng xử lý bổ sung nhằm chủ động tìm lối ra cho thành phố.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ