TP.HCM kiến nghị Thủ tướng ‘gỡ vướng’ cho các dự án nhà ở

Nhàđầutư
Theo UBND TP.HCM, nguyên nhân khiến các dự án nhà ở đang gặp khó là do các quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch chưa có sự thống nhất trong quá trình chuyển tiếp và ban hành. Nhiều dự án còn đang trong quá trình kiểm tra, kiểm toán, điều tra rà soát thủ tục pháp lý.
CHU KÝ
08, Tháng 04, 2020 | 10:23

Nhàđầutư
Theo UBND TP.HCM, nguyên nhân khiến các dự án nhà ở đang gặp khó là do các quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch chưa có sự thống nhất trong quá trình chuyển tiếp và ban hành. Nhiều dự án còn đang trong quá trình kiểm tra, kiểm toán, điều tra rà soát thủ tục pháp lý.

UBND TP.HCM vừa có văn bản văn bản số 1225/UBND-ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị giải quyết khó khăn vướng mắc trong thủ tục đầu tư xây dựng các dự án nhà ở trên địa bàn TP. 

Một trong những nội dung quan trọng là hướng xử lý các vướng mắc về “đất xen cài” chưa phải là đất ở trong các dự án nhà ở - vốn đang gây ách tắc cho rất nhiều dự án hiện nay.

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, trong năm 2019 các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, quy mô thị trường và nguồn cung sản phẩm BĐS sụt giảm. Hầu hết các doanh nghiệp đều giảm doanh thu và lợi nhuận.

Ngoài ra, theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, năm 2019 cả nước có 598 doanh nghiệp BĐS đăng ký tạm dừng hoạt động, 686 doanh nghiệp BĐS giải thể (tăng 39,4% so với năm 2018).

IMG_5990

Nhiều dự án nhà ở trên địa bàn TP.HCM hiện đang gặp khó do các quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch chưa có sự thống nhất trong quá trình chuyển tiếp và ban hành. Ảnh minh họa.

Trong năm 2018 và 2019, tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh doanh BĐS luôn thấp hơn tăng trưởng chung của toàn TP. Tỷ trọng của ngành kinh doanh bất động sản trong tổng sản phẩm GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của TP có chiều hướng giảm sút (từ 7,3% xuống 4,1%). Điều này kéo theo tăng trưởng của ngành xây dựng giảm.

Năm 2019, UBND TP.HCM chỉ chấp thuận đầu tư và công nhận chủ đầu tư 4 dự án nhà ở thương mại có đầy đủ pháp lý (giảm 24 dự án so với năm 2018); chấp thuận đầu tư 16 dự án nhà ở thương mại (giảm 64 dự án so với cùng kỳ năm 2018)…

Theo UBND TP.HCM, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là do các quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch chưa có sự thống nhất trong quá trình chuyển tiếp và ban hành. Nhiều dự án còn đang trong quá trình kiểm tra, kiểm toán, điều tra rà soát thủ tục pháp lý. Nếu không có giải pháp tháo gỡ vướng mắc kịp thời sẽ giảm nguồn thu ngân sách nhà nước từ các hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS.

Trong khi đó, thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho thấy, trên địa bàn TP hiện có khoảng 158 dự án dính đất công. Trước đó, tại cuộc gặp gỡ của lãnh đạo TP với doanh nghiệp BĐS đầu năm 2020, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho hay, trong số 158 dự án này, có 124 dự án được TP cho vận hành trở lại, nhưng thực tế nhiều dự án vẫn chưa thể triển khai bình thường.

Để tháo gỡ những vướng mắc trên, UBND TP.HCM đã kiến nghị Chính phủ 2 giải pháp: Đối với quỹ đất công có tổng diện tích dưới 1.000m2 trong các dự án (đất xen cài giữa các thửa đất, mương, rạch...), kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho TP giao chủ đầu tư để chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện theo quy hoạch.

Còn đối với quỹ đất có tổng diện tích đất công trên 1.000m2, kiến nghị Thủ tướng cho TP.HCM hoán đổi với chủ đầu tư để có quỹ đất tương đương, tập trung ngay tại dự án để chủ đầu tư bàn giao lại cho Nhà nước quản lý, sử dụng.

Ngoài ra, TP.HCM cũng kiến nghị Thủ tướng gỡ vướng đối với quy định phải có 100% đất ở hợp pháp mới được xem xét công nhận chủ đầu tư. Hiện TP có khoảng 63 dự án đang vướng theo dạng này chưa được tháo gỡ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ