TP.HCM khó kêu gọi đầu tư đường trên cao

KIÊN CƯỜNG
07:30 21/01/2021

Dù có trong quy hoạch từ năm 2007 nhưng đến nay chưa có tuyến đường trên cao nào trong năm tuyến ở TP.HCM được hình thành.

Số phận đường trên cao ở TP.HCM hiện ít được quan tâm bởi vì trong Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2030 vừa được duyệt, hai đường trên cao cũng xếp sau dự án khác về mức độ ưu tiên đầu tư. Trong động thái mới nhất, TP.HCM cũng đã loại ba tuyến đường trên cao khỏi danh mục kêu gọi đầu tư nước ngoài.

Đường trên cao không hút nhà đầu tư

“Hiện nay tiêu chí ưu tiên dự án đầu tư đã có trong Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, riêng đường trên cao thì phải rà soát lại toàn bộ để xem còn vướng chỗ nào vì quy hoạch cũng lâu” - ông Vương Quang Hưng, Trưởng Phòng quản lý xây dựng công trình giao thông đường bộ, Sở GTVT TP.HCM, trao đổi với phóng viên hôm 20/1.

Theo ông Hưng, việc xem xét, rà soát các dự án đường trên cao rất cần thiết và phù hợp với việc điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố. Ngoài ra, trong các hình thức đầu tư thì có thể ưu tiên theo hình thức BOT.

p8-bai-duongtrencao_wyqg

Sơ đồ tuyến đường trên cao số 5. Đồ họa: VÕ NGUYÊN

Câu chuyện về đường trên cao ở TP.HCM nhiều năm nay luôn được nhắc đến nhưng đến nay vẫn chưa có dự án nào được hình thành. Cách đây hơn 13 năm, theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM được Thủ tướng phê duyệt (năm 2007) thì chậm nhất đến năm 2020, TP.HCM xây dựng xong tổng cộng năm tuyến đường bộ trên cao với tổng chiều dài 70,7 km.

Tuy nhiên, không những chưa có dự án nào được hình thành mà việc kêu gọi đầu tư cũng rất khó khăn. Ngày 11/1 vừa qua, UBND thành phố có văn bản gửi Bộ KH&ĐT về tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài, trong đó có đề cập đến ba dự án đường trên cao bị “ế”.

Cụ thể, ba dự án đường số 1, 2, 3 dù có trong danh mục kêu gọi đầu tư nước ngoài từ năm 2014 nhưng đến hết năm 2020 vẫn chưa có nhà đầu tư nào đoái hoài. Chính vì vậy, căn cứ các tiêu chí đề xuất và lựa chọn lĩnh vực/dự án đưa vào danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025, UBND thành phố đã loại ba dự án này ra khỏi danh mục trong năm năm tới.

Thậm chí, trong Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2030 vừa được UBND thành phố phê duyệt thì hai đường trên cao số 1 và số 5 cũng không nằm trong danh mục các dự án tiên quyết đầu tư.

Bài toán khó và tốn kém

Nói về sự cần thiết của các dự án đường trên cao, TS. Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức, phân tích: “Đường trên cao về bản chất phục vụ giao thông liên quận, xuyên TP, tránh các điểm xung đột giao thông. Với tính chất đó thì đường trên cao được ưu tiên để giải quyết ùn tắc giao thông”.

Năm 1990, Bangkok (Thái Lan) ùn tắc nghiêm trọng nên họ xây nhiều đường trên cao, có cả đường kết nối vào sân bay… Các đường trên cao ở thủ đô này đã giải quyết bài toán ùn tắc hiệu quả và góp phần phát triển kinh tế - xã hội rất lớn. Các đô thị lớn như Manila (Philippines) hay Jakarta (Indonesia), Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc) đều có đường trên cao.

Về đầu tư, đường trên cao có khả năng thu hồi vốn lớn. “Tôi cũng rất bất ngờ khi trong danh mục kêu gọi đầu tư nước ngoài những năm tới ở TP.HCM lại không có đường trên cao” - ông Tuấn nói tiếp.

Thông tin thêm, ông Tuấn cho biết trước đây có nhà đầu tư quan tâm đến dự án đường trên cao ở TP.HCM nhưng do các thủ tục vướng mắc nên không được triển khai.

Đường trên cao thường là đường huyết mạch giải quyết giao thông kết nối, sự liên hoàn và đặc biệt giúp tách giao thông xuyên tâm thành phố khỏi dòng giao thông nội bộ rất hiệu quả. So với Hà Nội, TP.HCM chưa có đường trên cao là một bước đi chậm hơn.

“Theo nghiên cứu thì cứ 1 triệu dân tương ứng với 50 km đường trên cao. Đối chiếu thì thấy TP.HCM với hơn 10 triệu dân đúng ra phải có vài trăm km đường trên cao rồi. Tôi nghĩ TP nên ưu tiên cho các dự án này” - ông Tuấn góp ý.

Nêu quan điểm của mình, TS. Dương Như Hùng, Khoa quản lý công nghiệp Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho rằng có thể thành phố đứng trước lựa chọn khó khăn về việc làm đường trên cao do nhiều yếu tố tác động.

“Làm đường trên cao giải quyết kẹt xe nhưng cũng tăng ô nhiễm. Đường trên cao có thì không khuyến khích được người dân đi phương tiện công cộng. Ngoài ra, về mặt thẩm mỹ thì chi chít đường trên cao như ở Bangkok cũng không được đẹp mắt” - ông Hùng nói.

Bên cạnh đó, ông Hùng cho rằng đầu tư đường trên cao tốn kém rất nhiều tiền. Do đó, nhà đầu tư trong nước hoặc ngân sách khó đảm đương nổi. Cách tốt nhất là phải kêu gọi được nhà đầu tư nước ngoài hoặc theo hình thức tài trợ dự án.

Ngoài tuyến số 1 và số 5, theo kế hoạch của TP.HCM còn ba tuyến đường trên cao nữa, gồm:

Tuyến số 2: Từ nút giao Lăng Cha Cả chạy dọc Công viên Đầm Sen - hương lộ 2 - điểm giao quốc lộ 1 (vành đai 2), dài 11,8 km (qua các quận 3, 6, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú và Bình Tân).

Tuyến số 3: Giao với đường trên cao số 2 - Thành Thái - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - rạch Ông Lớn - Nguyễn Văn Linh, dài 8,1 km (qua các quận 1, 3, 4, 5, 8, 10 và huyện Bình Chánh).

Tuyến số 4: Từ ngã tư Bình Phước (giao quốc lộ 1 và quốc lộ 13) kết nối vào tuyến đường trên cao số 1 dài khoảng 7,3 km.

Kỳ vọng vào hai dự án đường trên cao

Tháng 10 năm ngoái, Sở GTVT thành phố đề xuất ưu tiên đầu tư trước hai dự án đường trên cao.

Cụ thể, tuyến số 1 (từ Cộng Hòa - Lăng Cha Cả - Điện Biên Phủ - cầu Thủ Thiêm 1) dài khoảng 9,5 km sẽ đi qua Trường Chinh - Cộng Hòa, kết nối với tuyến metro số 2. Tuyến này cũng đi qua khu vực Tân Sơn Nhất đến cầu Thủ Thiêm 1, kỳ vọng giảm tải giao thông cho khu vực Tân Sơn Nhất và trung tâm thành phố. Tuyến trên cao số 5 dài khoảng 21,5 km, xuất phát từ trạm 2 (xa lộ Hà Nội) đi dọc quốc lộ 1 đến An Sương, kết nối thẳng với tuyến giao thông về khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tổng mức đầu tư cho hai dự án này gần 33.000 tỷ đồng

Mới đây, ngày 16/1, Sở GTVT TP.HCM tiếp tục có kiến nghị gửi UBND thành phố về việc trong năm 2021 ưu tiên bố trí vốn để sớm tập trung thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư (gồm lập đề xuất chủ trương đầu tư, lập đề xuất dự án đối với các dự án kêu gọi đầu tư và lập dự án đầu tư) với 20 dự án trọng điểm, cấp bách. Trong 20 dự án đó có hai đường trên cao số 1 và số 5.

(Theo PLO)

  • Cùng chuyên mục
Việt Nam sẽ xuất khẩu xe ô tô nguyên chiếc mang thương hiệu Kim Long

Việt Nam sẽ xuất khẩu xe ô tô nguyên chiếc mang thương hiệu Kim Long

Với sự bắt tay của tập đoàn Phương Trang, Kim Long Motor và Dongfeng Dana Axle, Việt Nam kỳ vọng có nhiều ô tô nguyên chiếc xuất khẩu đi toàn cầu.

Đầu tư - 15/11/2024 19:28

Nhà máy điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam sắp vận hành thương mại

Nhà máy điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam sắp vận hành thương mại

Lãnh đạo PV Power cho biết, dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 sẽ vận hành thương mại vào tháng 6/2025, Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 sẽ vận hành thương mại vào tháng 9/2025. Đây là dự án Nhà máy điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam, tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD.

Đầu tư - 15/11/2024 17:44

Mất cân bằng nguồn cung căn hộ ở Đà Nẵng?

Mất cân bằng nguồn cung căn hộ ở Đà Nẵng?

Đà Nẵng đang ghi nhận mức độ lệch pha liên quan đến nguồn cung căn hộ, khi mà số lượng căn hộ vừa túi tiền không nhiều, trong khi phân khúc cao cấp lại ồ ạt ra thị trường.

Đầu tư - 15/11/2024 15:56

Thừa Thiên Huế xin ứng 467 tỷ để đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng

Thừa Thiên Huế xin ứng 467 tỷ để đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh xem xét việc thông qua ứng trước ngân sách tỉnh để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách.

Đầu tư - 15/11/2024 13:44

Bình Định bắt tay với Vingroup để chuyển đổi xanh

Bình Định bắt tay với Vingroup để chuyển đổi xanh

Bên cạnh phát triển hệ thống giao thông xanh, Bình Định và Tập đoàn Vingroup bắt tay để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin...

Đầu tư - 15/11/2024 13:43

Hà Nội điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

Hà Nội điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030, trong đó, giảm 1,18 ha đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp.

Bất động sản - 15/11/2024 11:14

Bất động sản Hạ Long phát triển hướng đến đón dòng khách cao cấp

Bất động sản Hạ Long phát triển hướng đến đón dòng khách cao cấp

Sự xuất hiện của ngày càng nhiều các dự án biệt thự, căn hộ hạng sang cho thấy xu hướng phát triển bất động sản đón trọn dòng khách cao cấp của Hạ Long những năm gần đây.

Bất động sản - 15/11/2024 10:32

Giải pháp cho nhà 'siêu mỏng, siêu méo' tại Hà Nội

Giải pháp cho nhà 'siêu mỏng, siêu méo' tại Hà Nội

Áp dụng các giải pháp cứng rắn, mang tính cưỡng chế để giải quyết các thửa đất có nhà "siêu mỏng, siêu méo" là cần thiết nhưng cần tuân thủ pháp luật.

Bất động sản - 15/11/2024 10:22

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Phải hành động với nỗ lực lớn, tạo đột phá phát triển…

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Phải hành động với nỗ lực lớn, tạo đột phá phát triển…

Điểm mới của Báo cáo Kinh tế - Xã hội trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV tới đây là tính hành động, tạo điều kiện triển khai ngay sau khi Nghị quyết Đại hội được thông qua.

Đầu tư - 15/11/2024 10:21

Manulife châu Á lãi 453 triệu USD trong quý III/2024

Manulife châu Á lãi 453 triệu USD trong quý III/2024

Tập đoàn tài chính Manulife vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2024 với sự tăng trưởng ở nhiều chỉ số kinh doanh, nối tiếp đà tăng của quý II trước đó. 

Đầu tư - 15/11/2024 09:00

Quảng Trị thúc tiến độ siêu dự án điện khí LNG hơn 2 tỷ USD

Quảng Trị thúc tiến độ siêu dự án điện khí LNG hơn 2 tỷ USD

UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị liên danh nhà đầu tư phối hợp với các đơn vị tháo gỡ khó khăn, điều chỉnh chủ trương đầu tư, triển khai các bước tiếp theo của dự án.

Đầu tư - 15/11/2024 08:34

Dự án nghìn tỷ của Dầu khí Quang Trung ở Nghệ An giờ ra sao?

Dự án nghìn tỷ của Dầu khí Quang Trung ở Nghệ An giờ ra sao?

Dự án Cải tạo, xây dựng lại Khu A - chung cư Quang Trung (Nghệ An) do CTCP Đầu tư đô thị Dầu khí Quang Trung làm chủ đầu tư khả năng sẽ chậm tiến độ theo quyết định điều chỉnh lần 4 (hoàn thành trong quý IV/2024).

Đầu tư - 15/11/2024 08:29

Gỡ nút thắt mặt bằng dự án đường vành đai 750 tỷ ở Huế

Gỡ nút thắt mặt bằng dự án đường vành đai 750 tỷ ở Huế

Dự án đường vành đai 3 Huế vẫn trong giai đoạn kiểm kê đền bù cho người dân, dự án chỉ triển khai khi có mặt bằng cơ bản, tránh ảnh hưởng tiến độ.

Đầu tư - 14/11/2024 18:10

Hà Nội tích cực xây dựng thành phố thông minh

Hà Nội tích cực xây dựng thành phố thông minh

TP. Hà Nội đã đề ra phương châm hành động "1 mục tiêu - 3 nguyên tắc - 6 phấn đấu" để quyết tâm phấn đấu xây dựng phát triển Thủ đô Hà trở thành đô thị thông minh, hiện đại...

Công nghệ - 14/11/2024 15:27

Bình Định đấu thầu chọn nhà đầu tư loạt dự án khu đô thị, nhà ở xã hội, điện gió

Bình Định đấu thầu chọn nhà đầu tư loạt dự án khu đô thị, nhà ở xã hội, điện gió

Bình Định sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị, nhà ở xã hội, nhà máy xử lý chất thải, bệnh viện quốc tế, nhà máy điện gió…

Đầu tư - 14/11/2024 15:17

Hà Nội thu hút thêm 1,6 tỷ USD vốn FDI

Hà Nội thu hút thêm 1,6 tỷ USD vốn FDI

Trong 10 tháng năm 2024, Hà Nội đã thu hút thêm 1,6 tỷ USD vốn FDI. Trong đó, đăng ký cấp mới 233 dự án với số vốn đạt trên 1,1 tỷ USD

Đầu tư - 14/11/2024 12:37