'TP.HCM chưa nên áp dụng giá dịch vụ thoát nước trong năm 2020'

Nhàđầutư
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, UBND TP.HCM cần xem xét, chưa nên áp dụng giá dịch vụ thoát nước trong năm 2020 theo đề xuất của Sở Xây dựng, mà nên giữ nguyên mức thu bằng 10% giá nước sạch như năm 2019, để giảm bớt gánh nặng cho các hộ gia đình trong tình hình đại dịch COVID-19 hiện nay.
LÝ TUẤN
19, Tháng 08, 2020 | 14:26

Nhàđầutư
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, UBND TP.HCM cần xem xét, chưa nên áp dụng giá dịch vụ thoát nước trong năm 2020 theo đề xuất của Sở Xây dựng, mà nên giữ nguyên mức thu bằng 10% giá nước sạch như năm 2019, để giảm bớt gánh nặng cho các hộ gia đình trong tình hình đại dịch COVID-19 hiện nay.

images1534407_khoi_thong_cong_ranh

Việc Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất tăng thu phí xử lý nước thải trong năm 2020 là chưa thật phù hợp. Ảnh: Internet

Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (thuộc Sở Xây dựng TP.HCM) cho biết, tổng chi phí cho hoạt động duy tu, bảo trì... thoát nước giai đoạn 2016-2020 của thành phố ước tính hơn 5.900 tỷ đồng, nhưng nguồn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải còn quá ít, như năm 2017, tổng chi phí là 948 tỷ đồng, trong khi tiền thu được từ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt chỉ 414 tỷ đồng, vẫn chưa đủ “bù đắp” để thực hiện công tác duy tu hệ thống thoát nước, chưa nói tới việc đầu tư các dự án xử lý nước thải.

“Trên thực tế, toàn TP.HCM chỉ có 3 nhà máy xử lý nước thải với tổng công suất xử lý 171.000 m3/ngày (chỉ bằng 13% lượng nước thải trên địa bàn thành phố). Như vậy, có đến 1,5 triệu m3 nước thải/ngày chưa được xử lý vẫn đổ ra sông, rạch, không thực hiện được mục tiêu đến năm 2020 xử lý 80% tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị. Do vậy, việc thu giá dịch vụ thoát nước nhằm có thêm nguồn thu để đầu tư và thu hút nguồn xã hội hóa vào duy tu hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, là rất cần thiết”, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM nhận định.

Trước nhận định trên, mới đây, Sở Xây dựng TP.HCM đã có tờ trình số 9150/TT-SXD-HTKT ngày 12/8/2020, đề xuất UBND thành phố “Ban hành giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2024”.

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, so sánh mức giá thu dịch vụ thoát nước của Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nội... (đang đề xuất thu trong năm 2020 với mức 1.895-2.645 đồng mỗi m3 )..., Sở Xây dựng cho rằng mức thu của thành phố tương đối thấp so với các tỉnh thành trực thuộc Trung ương.

Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, Sở Xây dựng đã dự thảo quyết định ban hành giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2024 với các nội dung chính.

Quyết định ban hành giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2024.

Dự thảo áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình (gọi chung là hộ thoát nước, có hoạt động xả nước thải vào hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan).

Hộ thoát nước đã thanh toán tiền dịch vụ thoát nước thì không phải trả phí bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.

Theo đó, nếu đề xuất này được chấp thuận, giá tiền nước sạch và dịch vụ thoát nước bình quân mà người dân phải trả cho mỗi m3 trong năm 2020 là 11.029 đồng; năm 2021 là 12.198 đồng và năm 2024 là 16.344 đồng (chưa tính 10% thuế giá trị gia tăng).

Tuy nhiên, đề xuất này của Sở Xây dựng vấp phải sự phản ứng của các chuyên gia, bởi hiện tất cả người dân sử dụng nước sinh hoạt đã phải đóng 10% phí môi trường cho mỗi mét khối nước. Nay thêm giá thoát nước, yêu cầu người dân có trách nhiệm trong việc xử lý các chất gây ô nhiễm môi trường thì chẳng khác nào giá chồng phí.

Chưa nên áp dụng

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM, trong hơn 20 năm qua, các dự án nhà ở thương mại, cả nhà thấp tầng và nhà chung cư đều phải xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định và bàn giao tài sản này cho cơ quan chuyên ngành quản lý vận hành.

“Nhưng hiện nay, có một số dự án chưa bàn giao được công trình xử lý nước thải sinh hoạt cho cơ quan chuyên ngành, nên người dân trong các dự án này đã phải trả chi phí xử lý nước thải đến hai lần. Trong đó, một lần, trả chi phí cho chủ đầu tư để vận hành trạm xử lý nước thải; một lần, đóng phí bảo vệ môi trường thông qua trả tiền nước sạch”, ông Châu phân tích.

Bên cạnh đó, ông Châu cũng cho rằng, tại TP.HCM, kể từ năm 2016, người sử dụng nước sạch cũng đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tính bằng 10% trên giá nước sạch, theo quyết định số 24/2016/QĐ-UBND của UBND TP.HCM, thể hiện trách nhiệm của người sử dụng nước sạch, khi xả nước thải thì phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo vệ môi trường, góp phần bổ sung nguồn ngân sách nhà nước về xử lý nước thải.

“Mặt khác, trong tình hình đại dịch COVID-19 còn đang diễn biến khó lường, đa số người dân bị tác động rất lớn, một bộ phận bị thiếu việc làm, bị thất nghiệp, bị giảm thu nhập, thậm chí bị mất thu nhập, phải chi tiêu dè sẻn, nên việc đề xuất tăng thu phí xử lý nước thải trong năm nay chưa thật phù hợp”, Chủ tịch HoREA nhận định.

Qua đó, người đứng đầu HoREA, đề nghị UBND TP.HCM cần xem xét, chưa nên áp dụng giá dịch vụ thoát nước, bao gồm phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong năm 2020 theo đề xuất của Sở Xây dựng, mà nên giữ nguyên mức thu bằng 10% giá nước sạch như năm 2019, để giảm bớt gánh nặng cho các hộ gia đình trong tình hình đại dịch COVID-19 hiện nay.  

Đồng thời, Sở Xây dựng TP.HCM, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố, hỗ trợ các chủ đầu tư dự án nhà ở hoàn thành các thủ tục kiểm tra nghiệm thu đạt chuẩn, để được bàn giao công trình xử lý nước thải của dự án, để giảm bớt gánh nặng tài chính cho các hộ gia đình trong các dự án này.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ