TP.HCM cần có sự liên kết vùng để giải quyết bài toán tiêu thụ nội địa, giao thương

Nhàđầutư
Theo đại biểu Võ Thị Ngọc Thúy, trong 6 tháng cuối năm 2020, TP.HCM cần có gói kích cầu chung cho nhiều lĩnh vực, tập trung vào những lĩnh vực có tính lan tỏa như dịch vụ, du lịch,… chủ động kích cầu từng ngành để tiêu thụ nội địa, sự liên kết vùng để giải quyết bài toán tiêu thụ nội địa, giao thương.
CHU KÝ
10, Tháng 07, 2020 | 22:07

Nhàđầutư
Theo đại biểu Võ Thị Ngọc Thúy, trong 6 tháng cuối năm 2020, TP.HCM cần có gói kích cầu chung cho nhiều lĩnh vực, tập trung vào những lĩnh vực có tính lan tỏa như dịch vụ, du lịch,… chủ động kích cầu từng ngành để tiêu thụ nội địa, sự liên kết vùng để giải quyết bài toán tiêu thụ nội địa, giao thương.

Trình bày tại tại kỳ họp thứ 20 HĐND TP.HCM khóa IX diễn ra ngày 10/7, đại biểu Võ Thị Ngọc Thúy cho rằng, thời gian qua, kinh tế TP.HCM, quá trình sản xuất kinh doanh không còn phụ thuộc nhiều vào lao động, năng suất lao động tăng, việc ứng dụng công nghệ có những bước tiến.

Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế như chỉ số ICOR (hiệu quả sử dụng vốn đầu tư) và PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh). Do đó, cần phân tích rõ đâu là yếu tố chưa đạt chỉ số ICOR. Về PCI, có 3 nhóm chỉ số cần quan tâm nhiều hơn là thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai, quản lý mặt bằng; TTHC về quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị; về tiếp cận vốn.

f289fff64db5a4ebfda4

Đại biểu Võ Thị Ngọc Thúy.

Theo bà Thúy, trong 6 tháng cuối năm 2020, TP.HCM cần có gói kích cầu chung của thành phố cho nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung vào những lĩnh vực có tính lan tỏa như dịch vụ, du lịch,… Đồng thời, chủ động kích cầu từng ngành để tiêu thụ nội địa, sự liên kết vùng để giải quyết bài toán tiêu thụ nội địa, giao thương.

Cũng trình bày vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng cho rằng, trong những tháng vừa qua, tăng trưởng ở TP.HCM rất thấp. Trong đóng góp GDP chung của cả nước thì TP.HCM cho thấy khả năng sụt giảm còn tiếp tục.

“Do đó, các ngành và UBND thành phố cần rà lại một cách rất chi tiết, xem dư địa của TP.HCM đang ở đâu? Theo đó, UBND TP cần phải biết rằng doanh nghiệp (DN) họ cần cái gì? Mà muốn biết DN cần cái gì phải phân khu vực DN ra, loại DN nào, lĩnh vực gì, ngành nghề nào, cần cái gì?” bà Tâm đặt vấn đề.

Trả lời các đại biểu, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) TP.HCM Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong 6 tháng đầu năm 2020, kinh tế TP.HCM chịu ảnh hưởng nhiều và chưa bao giờ mà thành phố có tỷ lệ tăng trưởng GRDP thấp; chỉ số ICOR chưa đạt được theo kế hoạch đề ra.

Theo bà Mai hiện nay, Sở KH&ĐT đang tham mưu thành phố những giải pháp để tập trung thực hiện trong 6 tháng cuối năm. Đó là có giải pháp hỗ trợ cho DN khắc phục hậu quả của dịch COVID-19 phát triển bền vững hơn. Tập trung phát triển thị trường trong nước, đặc biệt là du lịch và các ngành dịch vụ mà TP có lợi thế. Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, cũng như nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong vấn đề điều hành hoạt động của từng cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh cải cách TTHC, đơn giản hóa TTHC, cải thiện môi trường đầu tư. Tập trung giải quyết các điểm nghẽn, điểm bất cập và tạo điều kiện thuận lợi hơn, thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư, DN phát triển. Cùng với đó, phát huy vai trò của các hội đồng phát triển kinh tế ngành, nhất là các ngành kinh tế trọng yếu của thành phố.

Mặt khác, phát triển hệ thống phân phối trên địa bàn thành; tổ chức quảng bá hình ảnh điểm đến hấp dẫn của thành thân thiện và an toàn; chọn lọc nguồn vốn FDI; triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ theo xu hướng chung của thế giới hiện nay.

Về chỉ số PCI, Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết, sắp tới TP có 8 nhóm giải pháp để tăng cường môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố gồm: Công khai minh bạch về thông tin phục vụ nhân dân, DN; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để giảm chi phí đào tạo cho DN; phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ DN; hoàn thiện quy trình, TTHC, giảm chi phí gia nhập thị trường cho DN; tăng cường khả năng tiếp cận đất đai, cũng như sử dụng ổn định mặt bằng sản xuất cho DN; tăng cường tính năng động và tiên phong của TP; nâng cao hiệu quả thực thi của các thiết chế pháp lý.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ