Tổng giám đốc GreenYellow Việt Nam: 'Cần xây dựng khung pháp lý ổn định cho phát triển nguồn, lưới điện'

Nhàđầutư
Theo nhà đầu tư đến từ Pháp, cùng với quy định về mặt kỹ thuật, một khung pháp lý ổn định và phù hợp là cần thiết để phát triển và duy trì sự ổn định cho lưới điện với một nguồn cung cấp năng lượng điện cạnh tranh, lượng thải carbon thấp và đáng tin cậy.
THANH THẮNG
22, Tháng 12, 2021 | 10:00

Nhàđầutư
Theo nhà đầu tư đến từ Pháp, cùng với quy định về mặt kỹ thuật, một khung pháp lý ổn định và phù hợp là cần thiết để phát triển và duy trì sự ổn định cho lưới điện với một nguồn cung cấp năng lượng điện cạnh tranh, lượng thải carbon thấp và đáng tin cậy.

263546873_709438960029241_4821316010997533006_n

Ông Sebastien Prioux, Tổng giám đốc Công ty GreenYellow Việt Nam. Ảnh: Trọng Hiếu

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư và Tạp chí điện tử Nhadautu.vn tổ chức toạ đàm Tháo gỡ "điểm nghẽn" phát triển năng lượng tái tạo.

Chia sẻ góc nhìn từ góc độ một nhà đầu tư nước ngoài, ông Sebastien Prioux, Tổng giám đốc Công ty GreenYellow Việt Nam đánh giá cao tiềm năng năng lượng tái tại Việt Nam.

GreenYellow là nhà đầu tư đến từ Pháp, với 12 năm kinh nghiệm là chủ đầu tư, lắp đặt và vận hành hiệu quả các dự án năng lượng tái tạo và tiết kiệm điện năng. Công ty đã đạt được tổng công suất 350Mwp và 2.500 hợp đồng tiết kiệm năng lượng, hợp đồng mua bán điện trực tuyến và dự án pin năng lượng dự trữ tại 16 quốc gia trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, ông Sebastien Prioux cho biết, kể từ khi thành lập năm 2019, GreenYellow Việt Nam đã đầu tư với tổng công suất 60MWp tập trung cho mục đích tự tiêu thụ của các khách hàng trong ngành bán lẻ và công nghiệp, có thể kể đến như Vinatex, Hantex, Sợi Trà Lý, Megamarket, GO! Mall, Phong Phú, Giavico, Saigon Food, Woodsland, New Wings Interconnect (Foxconn),...

Những dự án này đã được phát triển và cấp vốn hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu của GreenYellow với khoảng 35 triệu USD, theo tiêu chuẩn quốc tế cao để đảm bảo cung cấp điện tại chỗ và sản sinh carbon thấp. Bước tiến đầu tiên này thể hiện cam kết của chúng tôi về sự đầu tư lâu dài và sự tôn trọng đối với việc chuyển đổi năng lượng xanh.

"Chúng tôi hiểu được rằng, việc thiết lập một mạng lưới truyền dẫn linh hoạt mạnh mẽ theo định hướng thị trường là một thách thức và cần có những nỗ lực từ cả hai phía công-tư. Trong năm 2021, GreenYellow đã khuyến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương một loạt các đề xuất liên quan đến cơ chế kỹ thuật phục vụ cho việc quản lý tốt hơn các nguồn năng lượng tái tạo không liên tục. Thực tế, GreenYellow là nhà đầu tư đầu tiên, nhanh chóng thực hiện các dự án có "zero-export devices", một thiết bị để ngăn lượng điện dư phát ngược lên lưới điện", ông Sebastien Prioux cho hay.

CEO GreenYellow Việt Nam cho biết vào năm 2022, bất kể có biểu giá mua điện (FIT) hay không, doanh nghiệp này với tư cách là một nhà đầu tư linh hoạt vẫn mong muốn mở rộng và và tận dụng các khoản đầu tư lên đến khoảng 100 triệu USD vào các phân khúc khác nhau như lưu trữ pin năng lượng, các chương trình tiết kiệm năng lượng để tối ưu hóa và không lãng phí điện, các dự án điện mặt trời áp mái tự tiêu dùng tại chỗ, và đặc biệt là chương trình DPPA.

Với tầm nhìn đến năm 2040, nghiên cứu của GreenYellow cho thấy rằng, Việt Nam sẽ là một thị trường rất thuận lợi do nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng trong vài thập kỷ tới, cũng như căn cứ vào lộ trình rõ ràng đã được vạch ra trong Quy Hoạch Điện VIII.

Ông Sebastien Prioux kỳ vòng cùng với sự phát triển của Việt Nam, GreenYellow mong muốn trở thành một đối tác năng lượng cung cấp dịch vụ toàn diện hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam trong bất kỳ phân khúc nào mà được pháp luật cho phép và được các Cơ quan Nhà nước chỉ định.

"Trở thành một Đơn vị sản xuất điện quốc tế xanh (IPP) trong khuôn khổ triển khai mô hình bán lẻ điện (căn cứ Quyết định số 2093/QĐ-BCT của Bộ Công thương ngày 7/8/2020) là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của chúng tôi tại Việt Nam. Bên cạnh đó, GreenYellow Việt Nam cũng mong muốn là một bên được phép vận hành trong chương trình DPPA thí điểm vào năm 2022 cùng với các đối tác quốc tế chính đã tham gia với chúng tôi để cung cấp hơn 100GWh nhu cầu điện hàng năm", ông Sebastien Prioux phát biểu. 

Theo đại diện GreenYellow Việt Nam, cùng với quy định về mặt kỹ thuật, một khung pháp lý ổn định và phù hợp là cần thiết để phát triển và duy trì sự ổn định cho lưới điện với một nguồn cung cấp năng lượng điện cạnh tranh, lượng thải carbon thấp và đáng tin cậy.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ