Tổng Bí thư: Phát triển khu vực hồ Tây của Thủ đô là hướng đi đúng đắn
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng việc phát triển khu vực hồ Tây của Thủ đô là hướng đi đúng đắn, bởi khu vực này là điểm kết nối với Đông Anh, đồng thời, thúc đẩy việc phát triển hai bên bờ sông Hồng.
Ngày 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo kết quả về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của thành phố năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025-2030.
Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Tại buổi làm việc, trình bày báo cáo tóm tắt kết quả về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của thành phố năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025 - 2030, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, năm 2024, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả.
Đảng bộ TP. Hà Nội tiếp tục gương mẫu, đi đầu thực hiện nghiêm túc, sáng tạo, bài bản Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Các nội dung thường xuyên trong công tác tuyên giáo, tổ chức xây dựng Đảng, kiểm tra, giám sát, dân vận, nội chính, văn phòng cấp ủy tiếp tục được triển khai đồng bộ, đạt kết quả toàn diện. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên.
Phương thức lãnh đạo của Thành ủy và các cấp ủy có nhiều đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những việc lớn, việc khó, phức tạp. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền được tăng cường, có chuyển biến tích cực. Nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội được đổi mới.
Đảng bộ TP. Hà Nội tiếp tục là đơn vị gương mẫu đi đầu trong việc đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị thành phố theo Nghị quyết số 18, số 19-NQ/TW của Trung ương, Nghị quyết số 39-NQ/TW, Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/02/2022 của Bộ Chính trị.
Thành ủy, các cấp ủy đã dành nhiều công sức để củng cố, sắp xếp, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị phù hợp với các quy định của Trung ương. Sau sắp xếp, tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở theo hướng đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả hoạt động được nâng lên rõ rệt.
Đặc biệt, trong năm 2024, TP. Hà Nội đã hoàn thành xây dựng thể chế, chính sách tạo lập không gian phát triển mới với tầm nhìn dài hạn cho phát triển Thủ đô, đó là: Luật Thủ đô (sửa đổi); Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050; Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Thành phố đã tập trung quyết liệt thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với triển khai đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, các nhiệm vụ đề ra cơ bản đã hoàn thành, trong đó dự kiến hoàn thành 20/24 chỉ tiêu, có 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Kinh tế Thủ đô tiếp tục phát triển, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng và đạt tốc độ tăng trưởng khá.
Hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư, nhất là hạ tầng kết nối và hạ tầng số, hạ tầng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, tiếp tục phát triển nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư. Hà Nội đã tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp đối với nhân dân trong và ngoài nước. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Quan hệ đối ngoại, hội nhập được mở rộng, hợp tác phát triển thiết thực và hiệu quả, nâng cao vị thế Thủ đô trong khu vực và trên thế giới.
Thành phố tập trung quyết liệt xử lý các vấn đề về môi trường, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông và xây dựng các công trình khu vực hồ Tây; quy hoạch phát triển hai bên bờ sông Hồng; đầu tư xây dựng các cầu vượt sông Hồng; về dự án tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao - Láng - Hòa Lạc); nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư; đầu tư công và giải phóng mặt bằng; phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô…
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã nêu kiến nghị, đề xuất với Tổng Bí thư Tô Lâm và các cơ quan Trung ương một số nội dung liên quan về: thể chế chính sách, chuyển đổi số: về phòng, chống lãng phí; phát triển văn hóa, bảo tồn di sản; đổi mới hệ thống các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Tục duy trì vai trò thành phố gương mẫu, đi đầu
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những kết quả TP. Hà Nội đạt được trong năm 2024, đặc biệt là tinh thần đoàn kết, thống nhất của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, vượt qua mọi khó khăn, quyết liệt thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với triển khai đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ đô ngày càng có nhiều khởi sắc, uy tín của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với nhân dân ngày càng được tăng cường. TP. Hà Nội cũng đã triển khai rất nhanh và quyết liệt những chủ trương của Trung ương, tạo tiền đề phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn phát triển mới.
Tổng Bí thư cũng đánh giá Đảng bộ thành phố đã và đang làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội các cấp. "Công việc chuẩn bị cho đại hội được các cấp chuẩn bị tốt, tôi tin tưởng thành phố sẽ tổ chức thành công đại hội đảng các cấp", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Về những công việc trọng điểm mà TP. Hà Nội đã và đang triển khai, đó là công tác quy hoạch, giao thông công cộng, môi trường, xử lý nước, xử lý rác thải, không khí…, Tổng Bí thư nhấn mạnh đây cũng là vấn đề nhân dân quan tâm, đề nghị Hà Nội cần phải làm tốt hơn nữa: Đầu tư cải tạo, nâng cấp cảnh quan dọc 2 bờ sông để thời gian tới, môi trường, cảnh quan sông Tô Lịch có chuyển biến tích cực, bảo vệ sức khỏe của nhân dân thủ đô;
Tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại, giảm bớt sự vất vả của đội ngũ công nhân môi trường; triển khai thực hiện các biện pháp phát triển hệ thống giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn.
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đề nghị TP. Hà Nội tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn về đất đai và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Cùng với đó, cần tập trung làm tốt việc cải tạo các chung cư cũ, chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án lớn của Trung ương và thành phố. Trong quá trình triển khai thực hiện, cần tính toán kỹ khi lập quy hoạch, bảo đảm tầm nhìn dài hạn, tránh tình trạng nhà tái định cư, nhà ở xã hội vừa xây được một thời gian ngắn phải phá bỏ, gây lãng phí rất lớn về nguồn lực.
Thành phố cần tiếp tục làm tốt hơn việc chăm lo sức khỏe phục vụ nhân dân để học sinh được học tập trong những trường học thông minh, hiện đại; người dân được chăm sóc y tế với chất lượng ngày càng cao.
Để phát triển những tiềm năng, lợi thế về du lịch, đặc biệt là phát huy những giá trị của Khu di tích hoàng thành Thăng Long, Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn, thời gian tới, thành phố sẽ có hướng đi bài bản hơn, trên tinh thần Hà Nội chủ trì thực hiện với sự tham gia hỗ trợ tích cực của các ban, ngành Trung ương, sự ủng hộ hết mình của UNESCO.
Cùng với việc quan tâm đẩy mạnh hệ thống giao thông nội đô, tập trung phát triển các cây cầu qua sông Hồng để giảm bớt áp lực giao thông hiện tại, Tổng Bí thư cũng mong muốn thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, lan tỏa quá trình này đến từng người dân, để tạo tiền đề xây dựng xã hội số, công dân số…
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, việc phát triển khu vực hồ Tây của Thủ đô là hướng đi đúng đắn bởi khu vực này là điểm kết nối với Đông Anh, đồng thời, thúc đẩy việc phát triển hai bên bờ sông Hồng.
Tổng Bí thư đề nghị, ngay sau cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chính phủ, các bộ, ngành cũng tập trung tháo gỡ sớm nhất mọi vướng mắc của Thủ đô trong các lĩnh vực: Quy hoạch, đất đai, môi trường… để Hà Nội phát huy cao nhất những tiềm năng vốn có, phát triển xứng tầm với vai trò, vị thế của Thủ đô.
Tổng Bí thư tin tưởng, TP. Hà Nội tiếp tục phát triển ổn định và sẽ phát triển bền vững, xanh sạch, đẹp, đồng thời tiếp tục duy trì vai trò thành phố gương mẫu, đi đầu.
- Cùng chuyên mục
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận trình Quốc hội sau 8 năm tạm dừng
Sau 8 năm tạm dừng (kể từ năm 2016), dự án điện hạt nhân Ninh Thuận chính thức được Chính phủ trình Quốc hội để tái khởi động.
Sự kiện - 28/11/2024 07:16
Đề nghị Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Tài Chính và Bộ trưởng GTVT
Quốc hội đã nghe Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng GTVT nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 27/11/2024 20:26
Bộ trưởng Nội vụ: Chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành
Trước tin đồn nhiều tỉnh, thành tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành ngay.
Sự kiện - 27/11/2024 18:07
Hoạt động Festival 'Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản'
Festival với nhiều hoạt động do Hà Tĩnh phối hợp tổ chức là dịp quảng bá, lan tỏa những giá trị của dân ca ví, giặm nhân kỷ niệm 10 năm di sản được UNESCO vinh danh.
Sự kiện - 27/11/2024 17:51
'Siết' nhập khẩu hàng qua thương mại điện tử
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài Chính phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Sự kiện - 27/11/2024 15:07
Thủ tướng đề nghị Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận công nghệ với Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục đẩy mạnh quan hệ thương mại, đầu tư dù bối cảnh thế giới có nhiều biến động.
Sự kiện - 27/11/2024 15:06
Công nhận mộ và khu lưu niệm Lê Hữu Trác là di tích quốc gia đặc biệt
Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Lê Hữu Trác vừa được Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký quyết định cộng nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
Sự kiện - 27/11/2024 13:38
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nguồn lực đầu tư văn hóa có trọng tâm sẽ tránh lãng phí'
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 phạm vi rộng, kinh phí lớn nên cần tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả, tránh lãng phí.
Sự kiện - 27/11/2024 08:00
'Nhiều tài sản tham nhũng thất thoát nghiêm trọng, khó thu hồi'
Trong công tác phòng, chống tham nhũng, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho biết, tài sản tham nhũng được thu hồi có tiến bộ nhưng chưa đạt mong muốn, nhiều tài sản thất thoát rất nghiêm trọng, khả năng thu hồi khó khăn.
Sự kiện - 27/11/2024 06:00
Tết Nguyên đán 2025 được nghỉ 9 ngày liên tục
Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 25/1-2/2/2025 (tức 26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng).
Sự kiện - 27/11/2024 05:54
Mức doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới chịu thuế VAT
Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định, từ 1/1/2026, cá nhân, hộ kinh doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế VAT, tăng 100 triệu đồng so với hiện hành.
Sự kiện - 26/11/2024 18:40
Chính thức đánh thuế 5% đối với phân bón
Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi (VAT) sẽ áp thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón, thay vì miễn thuế như quy định hiện hành.
Sự kiện - 26/11/2024 18:19
Ông Đoàn Quốc Huy làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc BIM Group
Ông Đoàn Quốc Huy chính thức đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn BIM từ ngày 25/11/2024.
Sự kiện - 26/11/2024 17:19
- Đọc nhiều
-
1
Tăng trưởng tín dụng gần gấp đôi huy động, lãi suất rục rịch đi lên
-
2
Trung ương cho ý kiến nhân sự Bộ trưởng Tài chính, Giao thông vận tải
-
3
Lệch pha cung cầu - 'căn bệnh' trầm kha của thị trường bất động sản
-
4
Đề nghị giữ nguyên án tử với bà Trương Mỹ Lan vì chưa biết khi nào khắc phục xong hậu quả
-
5
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị xử phạt gần 1,4 tỷ đồng?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 week ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 3 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 3 week ago