Tỉnh Long An phấn đấu tăng trưởng GRDP trong năm 2021 đạt 9,5%

NGUYÊN VŨ
21:50 09/12/2020

Trong năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Long An đạt 5,91%, không đạt kế hoạch đã đề ra do tình hình dịch COVID-19 trên cả nước. Tuy nhiên, tỉnh đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 với tốc độ tăng trưởng GRDP 9 - 9,5% và các chỉ tiêu khác.

129957665_435317887634330_595081041596811570_n

Đồng chí Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An. (Ảnh: longan.gov)

21/25 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Văn Được ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt của UBND tỉnh, các ngành, các cấp trong tổ chức thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy và nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020; đồng thời biểu dương tinh thần phấn đấu của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp tỉnh nhà, đã khắc phục khó khăn, dành được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng, xứng đáng vào thành tựu chung của tỉnh trong thời gian qua.

Theo đó, có 21/25 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch theo nghị quyết HĐND tỉnh; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,91% (tuy không đạt kế hoạch đề ra, nhưng đây là sự hồi phục rất khả quan trong điều kiện khó khăn chung của cả nước, dự báo tăng trưởng của tỉnh Long An năm 2020 cao hơn 2 lần tăng trưởng chung của cả nước và là mức tăng trưởng cao nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long); thu ngân sách ước 16.990 tỷ đồng, đạt 100,6% dự toán HĐND tỉnh giao; giải ngân vốn đầu tư công bằng 140% so với cùng kỳ.

Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp được tập trung lãnh đạo thực hiện, có nhiều mô hình cho hiệu quả cao, hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; Chương trình huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm và 3 công trình trọng điểm được tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ, phát huy hiệu quả đầu tư. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, kêu gọi, thu hút đầu tư được tăng cường thực hiện. Văn hóa - xã hội phát triển ổn định; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân tiếp tục được cải thiện, nâng lên. An ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị tiếp tục được tập trung sắp xếp, tinh gọn; hiệu lực, hiệu quả hoạt động ngày càng nâng lên.

Chủ tịch HĐND tỉnh – Nguyễn Văn Được nhấn mạnh đây là kỳ họp cuối năm chương trình làm việc gồm nhiều nội dung rất quan trọng. Ông đề nghị đại biểu HĐND tỉnh tập trung đánh giá nghiêm túc, toàn diện, đúng mức các kết quả đạt được, đi sâu phân tích những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong năm 2020 và giai đoạn 2016-2020 (trong đó phân tích sâu nguyên nhân khách quan, chủ quan của 04 chỉ tiêu không đạt kế hoạch năm 2020); đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi cho năm 2021 và cả giai đoạn 5 năm tiếp theo 2021 - 2025, để cùng quyết tâm thực hiện thắng lợi.

Giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2021

Tại kỳ họp thứ 24, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021, đồng chí Nguyễn Văn Út, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Long An, Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo về giải pháp trọng tâm điều hành phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh thông qua các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 với tốc độ tăng trưởng GRDP 9 - 9,5% và các chỉ tiêu khác phấn đấu ở mức cao.

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Dự báo tình hình kinh tế thế giới tiềm ẩn nguy cơ bất ổn và tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, tranh chấp giữa các nước ngày càng gay gắt sẽ tác động mạnh và đa chiều đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Trong nước, tình hình khó khăn trong sản xuất, kinh doanh chưa được giải quyết triệt để, sức mua trên thị trường tăng thấp; thị trường xuất khẩu thu hẹp; khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chưa được cải thiện... là những yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Long An xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 là tập trung thực hiện "mục tiêu kép"; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch. Chủ động xây dựng, triển khai các kịch bản phòng, chống tương ứng với các cấp độ của dịch; hoàn chỉnh quy trình phòng chống dịch; kiểm soát phù hợp người nhập cảnh, ngăn chặn hiệu quả nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài, bảo đảm phòng dịch từ sớm, từ xa. Đồng thời, các biện pháp phòng, chống dịch cần được tính toán kỹ lưỡng, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

UBND tỉnh sẽ ưu tiên chỉ đạo, điều hành thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp có tính đột phá, có tác động lan toả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cần triển khai ngay năm 2021 và tạo tiền đề cho các năm tiếp theo. Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh, các chỉ tiêu UBND tỉnh giao trong Kế hoạch năm 2021 sẽ mang tính phấn đấu cao hơn với tinh thần đột phá, đổi mới sáng tạo, quyết liệt, hành động. Tập trung vào các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Cải thiện môi trường đầu tư - tăng cường thu chi ngân sách

Năm sau, tỉnh Long An sẽ tập trung hoàn thành phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tăng cường huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có chọn lọc, chất lượng, phù hợp với định hướng cơ cấu nền kinh tế của tỉnh. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Tập trung nguồn lực để giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư.

Tập trung làm tốt công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch trên các lĩnh vực. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh. Huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao.

Mặt khác, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh và triển khai dự án đầu tư, giải quyết kịp thời các vướng mắc, tháo gỡ khó khăn, tạo các điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Thực hiện chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất để người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Tăng cường hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp. Phát triển mạnh kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể; thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia hiệu quả vào cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Tăng cường các dịch vụ công trực tuyến tỉnh; đẩy mạnh hệ sinh thái hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.

Xây dựng, ban hành các quyết định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2022 - 2025, hệ số điều chỉnh giá đất, kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm giai đoạn 2022 - 2024. Tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát ở các khu vực, lĩnh vực còn nhiều thất thu, thất thoát; tập trung xử lý, thu hồi nợ đọng thuế.

Đôn đốc thực hiện kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh liên quan đến sử dụng đất. Điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố phù hợp với thực tế, giảm bớt sự chênh lệch giữa bảng giá và mặt bằng thị trường, làm cơ sở thực hiện chính sách tài chính về đất. Quản lý chặt chẽ việc in phát hành, sử dụng hóa đơn, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi mua, bán sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Tạo lập các nguồn thu mới, nhất là nguồn thu lớn có tính bền vững. Mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới; có biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu phù hợp, đưa ra các giải pháp nhằm tăng thu từ những ngành, những lĩnh vực không chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Nâng tỷ trọng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với sắp xếp, đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ và tinh giản bộ máy, biên chế, thực hiện cải cách tiền lương... Ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các chương trình đột phá và công trình trọng điểm đã được xác định trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đầu tư công. Tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý vốn đầu tư cho UBND cấp huyện.

Bên cạnh đó, bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng; phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, giảm tối đa các chi phí trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tạo điều kiện để giảm chi phí đầu vào, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, giảm tối đa các cuộc thanh tra, kiểm tra gây chồng chéo, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, xây dựng thương hiệu địa phương.

Ưu tiên bố trí vốn ngân sách địa phương để đối ứng hoặc hỗ trợ tham gia thực hiện cho các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước và bảo đảm phát triển hài hòa giữa các địa phương.

Ngoài ra, tỉnh Long An sẽ tăng cường củng cố quan hệ hợp tác với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, các địa phương, các đối tác, các tổ chức quốc tế, tìm kiếm mở rộng những cơ hội hợp tác mới.

Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, trao đổi đoàn kết hợp với xúc tiến đầu tư, lấy ngoại giao kinh tế làm trọng tâm, hướng đến thu hút FDI, ODA, thúc đẩy giao thương và xuất nhập khẩu.

Đẩy mạnh liên kết vùng, tăng cường hợp tác với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đa dạng hóa các kênh thông tin đối ngoại; tổ chức các hoạt động đoàn kết, giao lưu, hữu nghị nhân dân hiệu quả. Tập trung giải quyết tốt công tác lãnh sự, bảo hộ công dân; chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự.

130958331_196095708726766_885989298420496514_n

TP. Tân An trở thành đô thị loại I vào năm 2030. (Ảnh: chinhphu.vn)

Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế

Tập trung triển khai các biện pháp quyết liệt để phát triển các hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón các dòng đầu tư mới dự kiến sẽ chuyển dịch về tỉnh.

Tập trung huy động nguồn lực của các doanh nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp đồng thời thu hút các doanh nghiệp dẫu tư thứ cấp triển khai dự án. Phấn đấu đưa các khu, cụm công nghiệp đã có chủ trương thành lập đi vào hoạt động trong năm 2021.

Đẩy mạnh thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại nội địa và khuyến khích tiêu dùng nội địa. Phát triển hạ tầng thương mại hiện đại như các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, chợ nông thôn (gắn với xây dựng nông thôn mới), chuyển đổi mô hình quản lý chợ và hệ thống các cửa hàng tiện ích. Phát triển thương mại điện tử và sự gắn kết giữa thương mại điện tử với các loại hình hoạt động thương mại truyền thống. Mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu, đa dạng hóa đối tác, nguồn hàng, hạn chế sự phụ thuộc vào một số thị trường; kiểm soát có hiệu quả nhập khẩu.

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại

Triển khai thực hiện hiệu quả chương trình phát triển đô thị tỉnh Long An theo hướng kiến trúc đô thị phải đảm bảo chất lượng, tầm nhìn, đồng bộ và có cách tiếp cận theo hướng đô thị bền vững, sinh thái và thông minh. Trong đó đô thị TP.Tân An là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh và phấn đấu đến năm 2030 trở thành đô thị loại I; TX.

Kiến Tường là đô thị trung tâm vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh; các đô thị Hậu Nghĩa, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc trở thành đô thị vệ tinh của TP.HCM, phát triển các dự án khu đô thị mới với kiến trúc hiện đại, quy mô hợp lý, đa chức năng theo hướng đô thị thông minh (Bắc Bến Lức, Nam Bến Lức, Đức Hòa, Đông Cần Giuộc, Bắc Thủ Thừa, các đô thị ven Trục động lực kết nối Tiền Giang - Long An – TP.HCM); đồng thời, quan tâm cải tạo, nâng cấp các khu đô thị hiện hữu gắn với bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống của địa phương.

Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của Trung ương trong xây dựng hạ tầng giao thông như nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, ODA; cụ thể: công trình Cầu bắc qua sông Vàm cỏ Tây (thuộc đường vành đai thành phố Tân An), ĐT 822B (đoạn từ ĐT.822 kết nối ĐT.838 đến đường mòn Hồ Chí Minh), Cải tạo và nâng cấp ĐT.818 đoạn QL1-QLN2 (bao gồm 15km đường và 8 cây cầu), 3 cây cầu trên ĐT.827E (cầu bắc qua sông cần Giuộc, sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông). Phối hợp, thúc đẩy việc đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 62, Quốc lộ N2, tạo điều kiện hình thành một số khu, cụm công nghiệp sạch trên cơ sở khai thác lợi thế của vùng.

Nâng cao công tác quản lý tài nguyên, chủ động ứng phó với thiên tai và nâng cao đời sống của nhân dân

Xây dựng và trình duyệt kế hoạch sử dụng đất tỉnh Long An giai đoạn 2021 - 2025. Nâng cao chất lượng công tác định giá đất phù hợp với thị trường và tăng nguồn thu cho ngân sách; đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đất đai và tăng cường số hóa cơ sở dữ liệu đất đai.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời ngăn chặn, chấn chỉnh và xử lý nghiêm vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản. Nghiên cứu xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt trong giai đoạn mới. Thực hiện tốt công tác quan trắc môi trường, quản lý chặt chẽ các nguồn xả, thải. Đẩy mạnh chương trình khắc phục, cải tạo vùng đất ô nhiễm. Theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn, đặc biệt là hạn hạn, xâm nhập mặn; nâng cao chất lượng dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai. Chủ động trong phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ. Phát triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, đưa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất; ứng dụng công nghệ sinh học gắn với chế biến, bảo quản nông sản… Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, duy trì và phát triển các nhãn hiệu hàng hóa tập thể đối với các nông sản của tỉnh.

Đồng thời, hỗ trợ phát triển thị trường lao động, tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động. Tăng cường kiểm tra, nắm bắt và giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động nhằm giảm thiểu các vụ đình công, lãn công của người lao động, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; tập trung giải quyết trường hợp còn tồn đọng về xác nhận, công nhận người có công. Tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với hộ gia đình người có công với cách mạng, hộ nghèo giai đoạn 2020 - 2025. Huy động mọi nguồn lực nhà nước và xã hội thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững.

  • Cùng chuyên mục
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.

Đầu tư - 07/05/2025 15:50

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.

Đầu tư - 07/05/2025 14:38

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Đầu tư - 07/05/2025 09:36

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.

Đầu tư - 07/05/2025 08:52

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.

Đầu tư - 07/05/2025 08:51

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.

Đầu tư - 07/05/2025 07:00

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.

Công nghệ - 06/05/2025 14:16

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10

Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân

Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân

Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10

Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI

Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI

Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Đầu tư - 06/05/2025 11:58

Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?

Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?

Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Ngay sau đó, đề xuất này đã vấp phải những ý kiến phản biện của giới chuyên gia nếu áp dụng thực tế.

Đầu tư - 06/05/2025 10:53

Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1

Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1

Thông tin về bên nhận chuyển nhượng cũng như giá trị của thương vụ này không được Sumitomo công bố do các điều khoản bảo mật.

Đầu tư - 06/05/2025 06:35

Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?

Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?

Để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại Bình Định, các đối tượng đang đăng ký thường trú nơi khác phải đang làm việc tại tỉnh và thời gian làm việc tại địa phương từ 1 năm trở lên.

Đầu tư - 06/05/2025 06:00

 Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng

Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng

Lần đầu tiên sau sáp nhập, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) sẽ tổ chức "đại hội" khoa học công nghệ, trong đó xác định để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thì khoa học và công nghệ phải là "binh chủng" quan trọng.

Đầu tư - 05/05/2025 20:34